en vi

10 cách chăm sóc da chân khô trở nên mịn màng như da em bé

Da chân xấu phải làm sao? 10 Cách chăm sóc da chân khô ráp trở nên mịn màng như: massage chân bằng dầu dừa, dầu bạc hà, dưỡng ẩm bằng gel nha đam, sữa tươi, giấm táo, dùng sản phẩm vaseline, dầu oliu, kem đánh răng, mật ong trộn với chuối. Thực hiện đều đặn 10 cách trên trong 2-3 tuần có thể giúp làn da chân trở nên trắng sáng mịn màng.

I. Da chân xấu phải làm sao? Các vấn đề thường gặp ở vùng da chân khiến chị em thiếu tự tin

Da chân xấu phải làm sao? Vùng da chân của chị em có thể gặp nhiều vấn đề khác nhau. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp ở vùng da chân khiến chị em thiếu tự tin khi ra ngoài đường:

  • Da cháy nắng
  • Da khô ráp, nứt nẻ
  • Da sạm màu không được trắng sáng
  • Các bệnh lý về da như vảy nến, viêm lỗ chân lông gây mất thẩm mỹ

1.1 Da cháy nắng

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài có thể khiến sắc tố da bị thay đổi màu sắc. Vì vậy, chị em cần có những biện pháp bảo vệ và che chắn cho đôi chân trước đi ra ngoài, đặc biệt là trong khi thời tiết đang nắng gắt để tránh bị cháy nắng.

chăm sóc da chân

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài có thể khiến sắc tố da bị thay đổi màu sắc

1.2 Da khô ráp, nứt nẻ

Da chân sẽ bị khô, nứt nẻ và nặng hơn là chảy máu nếu tình trạng mất nước diễn ra thường xuyên. Vấn đề này thường gặp đối với những người hay phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhưng không có cách che chắn thường xuyên như: đi biển, vận động viên,…. 

1.3 Da sạm màu không được trắng sáng

Màu sắc của da phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cách chăm sóc da, thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày… và thậm chí là do yếu tố di truyền quyết định. 

1.4 Các bệnh lý về da như vảy nến, viêm lỗ chân lông, . . . gây mất thẩm mỹ

Có thể thấy, các vấn đề thường gặp ở đôi chân hầu hết là do bạn có chế độ chăm sóc chưa hợp lý. Vì vậy, dẫn đến tình trạng da thiếu dưỡng chất, thiếu độ ẩm mang đến cảm giác tự ti khi diện những bộ đồ ngắn khoe cá tính.

👉👉👉 XEM NGAY: Da không đều màu nên dùng gì

II. Một số cách chăm sóc da chân hiệu quả tại nhà

Để đánh bay nỗi lo về da chân, bạn hãy tham khảo một số bí quyết chăm sóc đôi chân hàng ngày dưới đây và bỏ túi cho mình những mẹo phù hợp nhất. 

2.1 Massage chân bị nứt nẻ bằng dầu dừa

Dầu dừa tự nhiên lành tính chứa hàm lượng dưỡng chất lớn có khả năng chống lão hóa giúp da trắng sáng, mịn màng như: axit amin, Vitamin E, đặc biệt là tocopherol.

Do vậy, dầu dừa không chỉ được chị em sử dụng để dưỡng da mặt mà còn là liệu pháp hiệu quả được áp dụng để chăm sóc da chân. 

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Lấy một lượng tinh dầu dừa vừa phải
  • Massage nhẹ nhàng lên chân khoảng 15 – 20 phút
  • Rửa sạch tinh dầu trên da sau khi massage

Lưu ý: Nếu da bạn thuộc nhóm da nhờn thì không nên thực hiện cách này thường xuyên vì lớp tinh dầu có thể gây bít tắc lỗ chân lông gây ra những bệnh lý như viêm lỗ chân lông. 

Hết mỡ bọng mắt dưới với dầu dừa

Massage chân bị nứt nẻ bằng dầu dừa

2.2 Biện pháp thư giãn cho đôi chân bằng dầu bạc hà

Sử dụng tinh dầu bạc hà để chăm sóc da chân có lẽ là mẹo làm đẹp ít chị em biết, song hiệu quả làm sạch và chăm sóc da chân của phương pháp này rất hữu hiệu.

Tinh dầu bạc hà thích hợp với người có làn da nhạy cảm, hoặc những ai đang gặp các bệnh lý về da như viêm lỗ chân lông, mụn nhọt, côn trùng cắn…. 

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Lấy một lượng tinh dầu bạc hà vừa đủ
  • Xoa hai lòng bàn tay vào nhau
  • Massage nhẹ nhàng lên chân khoảng 20 phút.
  • Rửa sạch lớp tinh dầu bạc hà trên da sau khi massage. 

Lưu ý: Đối với những bạn có da dầu nhờn thì nên hạn chế sử dụng tinh dầu bạc hà để chăm sóc da chân.

Sử dụng tinh dầu bạc hà để chăm sóc da chân có lẽ là mẹo làm đẹp ít chị em biết

Sử dụng tinh dầu bạc hà để chăm sóc da chân có lẽ là mẹo làm đẹp ít chị em biết

⚠️⚠️⚠️  CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: Các bước chăm sóc da ban đêm đúng cách 

2.3 Dưỡng ẩm da chân với gel nha đam

Dưỡng chất Polysaccharide có trong nha đam có tác dụng khắc phục tình trạng da khô sần nhanh chóng và hiệu quả.

Đây là lý do khiến rất nhiều các thương hiệu mỹ phẩm sử dụng nha đam để sản xuất các loại kem chữa lành vết cháy da. 

Nếu bạn gặp khó khăn khi tìm mua các loại kem để xử lý vùng da bị tổn thương do cháy nắng có thể chọn nha đam tươi. Hiệu quả thu lại chắc chắn sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên. 

2.4 Sử dụng sữa tươi làm trắng da chân

Sữa tươi là thức uống phổ biến thường dùng để bổ sung độ ẩm và dưỡng chất cho làn da. Những thành phần có trong sữa tươi như acid lactic, vitamin, nước… sẽ khắc phục hoàn toàn tình trạng đôi chân khô ráp và nứt nẻ. 

Bạn có thể sử dụng sữa tươi để pha cùng với nước tắm hoặc trộn với các loại bột tự nhiên như trà xanh, đậu đỏ, . . . để làm mặt nạ dưỡng chân.

Đồng thời kết hợp với massage để tăng lưu thông máu nhằm mang lại hiệu quả phục hồi làn da tốt nhất.

Sữa tươi là thức uống phổ biến thường dùng để bổ sung độ ẩm

Sữa tươi là thức uống phổ biến thường dùng để bổ sung độ ẩm

2.5 Hướng dẫn làm mềm da chân bằng giấm táo

Giấm táo không chỉ là một loại thảo dược hữu dụng mà còn là nguyên liệu chăm sóc da được nhiều chị em sử dụng phổ biến hàng ngày.

Vì vậy, nếu bạn cũng đang quan tâm đến việc chăm sóc da chân, đừng bỏ quên giấm táo trong phương pháp làm đẹp của mình.

Cách làm mềm da chân bằng giấm táo như sau: 

Nguyên liệu: 

  • Táo
  • Giấm trắng
  • Đường

Cách làm: 

  • Rửa sạch táo và cắt thành các miếng mỏng
  • Đặt táo vào trong hũ thủy tinh
  • Đổ hỗn hợp giấm trắng và đường vào hũ thủy tinh sao cho ngập hoàn toàn bề mặt táo
  • Dùng đĩa và một vật nặng để nén toàn bộ phần táo được ngập trong nước
  • Sau 1 tuần, dùng thìa loại bỏ các men trắng nổi trên bề mặt
  • Đậy nắp kín và bảo quản trực tiếp trong nhiệt độ phòng từ 6 – 8 tuần là có thể sử dụng.
Giấm táo không chỉ là một loại thảo dược hữu dụng

Giấm táo không chỉ là một loại thảo dược hữu dụng

2.6 Chăm sóc da chân bị cháy nắng bằng vaseline

Kem dưỡng vaseline “hạt dẻ”, dễ mua, dễ dùng là một trong những sản phẩm phổ biến được nhiều người sử dụng để dưỡng ẩm vào mùa đông.

Tinh chất petroleum trong vaseline giúp khắc phục tình trạng da khô và nứt nẻ chỉ sau một thời gian ngắn kiên trì sử dụng. 

Vì vậy, vaseline được nhiều chị em ưu ái lựa chọn để có được đôi chân mịn màng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng sản phẩm này để hỗ trợ dưỡng ẩm, không nên sử dụng quá nhiều để tránh tình trạng da bị nhờn dính. 

2.7 Dưỡng ẩm chân, tay với dầu oliu

Tương tự như dầu dừa hay dầu bạc hà, tinh dầu oliu cũng là một trong những dược liệu có tác dụng chăm sóc da hiệu quả. Tuy nhiên, nhờ ưu thế vượt trội về các tinh chất chống lão hóa cũng như các loại vitamin A, E, D nên dầu oliu cũng được nhiều chị em ưa chuộng hơn hẳn. 

Ngoài ra, đối với những người đang mắc các bệnh lý da liễu thì nên ưu tiên sử dụng dầu oliu. Đặc biệt là những bệnh nhân gặp biến chứng loét bàn chân trái do bệnh tiểu đường type 2 gây nên. 

Dưỡng ẩm chân, tay với dầu oliu

Dưỡng ẩm chân, tay với dầu oliu

2.8 Mẹo làm trắng da bằng kem đánh răng

Sử dụng kem đánh răng để khắc phục tình trạng da chân cháy nắng là biện pháp được nhiều chị em chia sẻ. Bởi kem đánh răng là sản phẩm luôn có sẵn trong nhà vì vậy bạn có thể tận dụng ngay. 

Hướng dẫn sử dụng:

  • Lấy một lượng kem đánh răng nhỏ ra tay
  • Thoa đều lên vùng da chân cần chăm sóc

Lưu ý sau khi sử dụng:

  • Có những biện pháp che chắn kĩ lưỡng trước khi ra ngoài vì trong kem đánh răng có nhiều chất tẩy rửa nên dễ bắt nắng. 
  • Chỉ nên sử dụng kem đánh răng xử lý da bị cháy nắng khi không có sẵn kem bôi hoặc một số nguyên liệu tự nhiên như nha đam, giấm táo….

2.9 Sử dụng mật ong duy trì độ ẩm cho da

Mật ong có một hàm lượng vitamin và khoáng chất lớn có tác dụng ngăn ngừa lão hóa và nuôi dưỡng các tế bào tại lớp biểu bì.

Do vậy, mật ong giúp cân bằng độ ẩm và giữ cho làn da luôn được căng bóng và trắng hồng

Mật ong rất lành tính nên bạn có thể sử dụng được đối với mọi vùng da trên cơ thể, từ da mặt nhạy cảm cho đến làn da chân thường xuyên bị “ngó lơ” không chăm sóc. 

Công thức mật ong và mướp đắng tăng cường độ đàn hồi cho da

Mật ong có một hàm lượng vitamin và khoáng chất lớn

2.10 Cách chăm sóc da chân bằng chuối

Chuối không chỉ giàu chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể mà còn là một trong những loại trái cây làm đẹp dễ kết hợp nhiều nguyên liệu khác để tăng hiệu quả chăm sóc da. 

  • Sử dụng mặt trong của vỏ chuối chà lên da để các tinh chất thấm đều qua lỗ chân lông. 
  • Kết hợp chuối cùng một số nguyên liệu như mật ong, sữa chua, bột nghệ sẽ giúp khử thâm và mang đến cho bạn làn da trắng mịn.

Do đó, nếu trong nhà bạn có loại trái cây này thì có thể tận dụng để khắc phục tình trạng đôi chân thô ráp, nứt nẻ.

Cách chăm sóc da chân bằng chuối

Cách chăm sóc da chân bằng chuối

III. Các cách dưỡng da chân bị khô: Những bước đơn giản để có làn da mềm mại

Dùng sản phẩm tẩy tế bào chết, rửa chân với mật ong, chà chân bằng chanh đường, ngâm chân với giấm táo, giữ ẩm cho bàn chân và một số cách khác có thể giúp bạn sở hữu đôi chân mềm mại, trắng nõn nà quyến rũ.

3.1 Dùng sản phẩm tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào chết là phương pháp giúp loại bỏ lớp da bề mặt đã chết và có thể áp dụng để trị lột da chân và trị bàn chân bị bong da ngay tại nhà. Có hai phương pháp chính để tẩy tế bào chết là vật lý và hóa học.

  • Phương pháp tẩy da chết vật lý: Bạn có thể sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý như các hỗn hợp tẩy tế bào chết, bàn chải, bông tắm. Bạn có thể mua các sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý sẵn có trên thị trường hoặc tự làm tại nhà bằng cách trộn mật ong, nước ấm và đường.
  • Phương pháp tẩy da chết hóa học: Các chất tẩy da chết hóa học thường có dạng kem, gel hoặc chất lỏng và chứa các thành phần như axit glycolic, axit lactic và axit alpha-hydroxy (AHA) để hòa tan các tế bào chết trên bề mặt da.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số sản phẩm hóa chất có chứa hương liệu nhân tạo và cồn trong mỹ phẩm có thể gây kích ứng da đối với những người có da nhạy cảm. Vì vậy, trước khi mua sản phẩm, bạn nên kiểm tra thành phần để đảm bảo không gây dị ứng hoặc kích ứng da.

3.2 Rửa chân bằng mật ong

Rửa chân bằng mật ong mang lại nhiều lợi ích cho da chân vì mật ong có các đặc tính dưỡng ẩm, kháng vi khuẩn và chống viêm. Mật ong chứa các thành phần dưỡng ẩm tự nhiên, giúp làm mềm và nuôi dưỡng da chân khô ráp. Việc rửa chân bằng mật ong giúp duy trì độ ẩm tự nhiên của da và ngăn ngừa tình trạng da chân khô, nứt nẻ.

Quy trình thực hiện cách trị da chân sần sùi bằng mật ong và nghệ như sau:

  • Bước 1: Trộn mật ong và bột nghệ với tỷ lệ thích hợp để tạo ra một hỗn hợp có độ sền sệt.
  • Bước 2: Làm sạch chân kỹ càng và thoa hỗn hợp mật ong và nghệ lên da chân, tập trung vào các vùng da sần sùi.
  • Bước 3: Đặt một tấm gạc mỏng lên hỗn hợp mật ong và nghệ để nó khô tự nhiên.
  • Bước 4: Sau khi hỗn hợp đã khô, nhẹ nhàng giật tấm gạc ra theo chiều lông mọc. Tiếp tục rửa sạch chân bằng nước ấm để loại bỏ hỗn hợp.
  • Bước 5: Cuối cùng, bôi một lượng kem dưỡng ẩm lên da chân để giữ cho da mềm mịn và đủ độ ẩm.
Sử dụng mặt nạ từ mật ong và tinh bột nghệ không chỉ chống lão hóa còn giúp da trắng sáng

Mật ong chứa các thành phần dưỡng ẩm tự nhiên

3.3 Chà chân bằng nước chanh và đường

Chà chân bằng nước chanh và đường có thể mang lại một số lợi ích cho da chân của bạn. Nước chanh có tính chất làm mềm và làm sạch da. Khi kết hợp với đường, nó có thể giúp loại bỏ tế bào chết và làm mềm da chân khô ráp.

Nước chanh chứa axit citric tự nhiên, có tính kháng vi khuẩn và kháng viêm. Khi áp dụng lên da chân, nước chanh có thể giúp làm sạch và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Cách chà chân bằng nước chanh và đường:

  • Bạn trộn nước chanh và một lượng nhỏ đường với tỉ lệ tùy theo sở thích của bạn.
  • Hãy đảm bảo rằng da chân của bạn đã được làm sạch và khô ráo. Sau đó, dùng tay hoặc một khăn mềm nhúng vào hỗn hợp nước chanh và đường, và chà nhẹ nhàng lên da chân của bạn. Hãy tập trung vào các vùng da khô, tế bào chết hoặc cần làm mềm.
  • Bạn có thể thực hiện mát-xa nhẹ nhàng để kích thích tuần hoàn máu và giúp dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da chân.
  • Sau khi đã chà chân đủ thời gian, rửa sạch chân bằng nước ấm và sử dụng một loại kem dưỡng ẩm phù hợp để làm dịu và nuôi dưỡng da chân.

3.4 Dưỡng da chân bị khô bằng baking soda

Baking soda có tính kiềm nhẹ và khả năng tẩy tế bào chết. Khi được sử dụng để dưỡng da chân, baking soda giúp làm mềm và làm sạch da, loại bỏ các tế bào chết và tạp chất trên bề mặt da chân, giúp da trở nên mềm mịn hơn.

Đồng thời Baking soda có tính kiềm nhẹ và có khả năng điều chỉnh độ pH. Khi được sử dụng cho da chân, baking soda có thể giúp cân bằng độ pH tự nhiên của da, giảm tình trạng khô da và tạo điều kiện tốt hơn cho việc dưỡng ẩm.

Để có chân mềm mịn và khỏe đẹp, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị dung dịch: Trong một chậu lớn, hòa tan 3 muỗng canh baking soda vào 4 lít nước ấm. Baking soda có khả năng làm mềm da và loại bỏ tế bào chết.
  • Bước 2: Ngâm chân: Ngâm chân của bạn trong dung dịch này trong khoảng 10 – 15 phút. Nước ấm kích thích tuần hoàn máu và giúp chân thư giãn.
  • Bước 3: Chà chân nhẹ nhàng: Sử dụng tay hoặc miếng bông gòn, chà nhẹ nhàng lên gót chân và vùng da bị nứt nẻ. Điều này giúp loại bỏ lớp sừng trên da và làm cho da chân mềm mịn hơn.
  • Bước 4: Rửa và dưỡng ẩm: Rửa chân lại bằng nước sạch để loại bỏ dung dịch baking soda. Sau đó, lau khô chân và thoa một lượng kem dưỡng ẩm phù hợp để nuôi dưỡng và làm mềm da chân.
Baking soda có tính kiềm nhẹ và khả năng tẩy tế bào chết

Baking soda có tính kiềm nhẹ và khả năng tẩy tế bào chết

3.5 Ngâm chân trong nước giấm táo

Ngâm chân trong nước giấm táo có thể giúp dưỡng ẩm cho da chân. Giấm táo chứa axit axetic và các chất chống oxy hóa tự nhiên, có khả năng làm dịu và làm mềm da, đồng thời tăng cường độ ẩm cho da chân.

Khi ngâm chân trong nước giấm táo, axit axetic trong giấm có tác dụng làm giảm sự khô ráp và căng thẳng của da, giúp da chân trở nên mềm mịn hơn. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong giấm táo có khả năng bảo vệ da chân khỏi tác động của môi trường và tác nhân gây hại từ bên ngoài, giúp duy trì độ ẩm và sự mềm mịn của da chân

Sau khi đã tắm sạch, bạn có thể áp dụng phương pháp ngâm chân trong giấm táo để mang lại lợi ích cho da chân. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một thau nước ấm và thêm khoảng 2 thìa đầy giấm táo vào đó.
  • Bước 2: Ngâm chân trong hỗn hợp này trong khoảng 15 phút. Giấm táo sẽ làm việc để làm dịu và làm mềm da chân, đồng thời giúp làm sạch và tăng cường độ ẩm cho da.
  • Bước 3: Sau khi ngâm chân, rửa lại chân bằng nước mát để loại bỏ dư lượng giấm trên da.
  • Bước 4: Thực hiện quy trình này hàng ngày hoặc ít nhất là 2-3 lần mỗi tuần để đạt được kết quả tốt nhất.

3.6 Ngâm trong hydrogen peroxide

Ngâm chân trong hydrogen peroxide (H2O2) có thể có lợi ích trong việc dưỡng da chân. Hydrogen peroxide là một chất kháng vi khuẩn và khử trùng mạnh mẽ, có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa các vấn đề về nhiễm trùng và vi khuẩn trên da chân.

Khi ngâm chân trong hydrogen peroxide pha loãng, nó có khả năng làm sạch và làm tươi mới da chân bằng cách loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và vi khuẩn. Điều này có thể giúp làm sạch và làm sáng da chân, mang lại cảm giác tươi mát và sạch sẽ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đặt chân vào chén hoặc thau chứa dung dịch hydrogen peroxide. Đảm bảo chân ngâm hoàn toàn trong dung dịch.
  • Bước 2: Ngâm chân trong khoảng 10-15 phút. Điều này đủ để cho hydrogen peroxide tác động lên da và tiêu diệt vi khuẩn.
  • Bước 3: Sau khi hoàn thành quá trình ngâm, rửa chân bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn dung dịch hydrogen peroxide.
Giấm cũng giúp cân bằng độ pH trên da

Ngâm trong hydrogen peroxide

3.7 Giữ ẩm cho bàn chân bằng kem dưỡng

Giữ ẩm cho bàn chân bằng kem dưỡng là một phương pháp quan trọng để chăm sóc da chân và ngăn ngừa tình trạng khô, nứt nẻ. Kem dưỡng chứa các thành phần giữ ẩm như glycerin, dầu thực vật và acid hyaluronic giúp cung cấp độ ẩm cho da chân, ngăn ngừa tình trạng khô, nhờn và nứt nẻ.

Các thành phần dưỡng chất trong kem giúp làm mềm da chân, giảm sự căng thẳng và khô ráp. Ngoài ra, kem dưỡng còn có thể làm dịu các vết thương nhỏ, viêm nhiễm và tác động từ việc di chuyển hoặc mang giày.

3.8 Mang vớ giữ ẩm đi ngủ

Vớ giữ ẩm được thiết kế đặc biệt với chất liệu mềm mịn và khả năng hấp thụ và giữ ẩm tốt. Khi mang vớ giữ ẩm khi đi ngủ, nó tạo ra một môi trường ẩm mượt và ngăn ngừa sự mất nước tự nhiên của da chân.

Vớ giữ ẩm thường có tính năng làm mềm và làm dịu da. Đặc biệt đối với những người có da chân khô, nhưng da dễ bị kích ứng hoặc có nứt nẻ, việc mang vớ giữ ẩm có thể giúp giảm tình trạng khô và căng rát, đồng thời làm dịu các vết thương nhỏ và viêm nhiễm.

Khi sử dụng kem dưỡng ẩm cho chân và sau đó mang vớ giữ ẩm, nó giúp tăng cường hiệu quả của kem bằng cách giữ cho kem ở gần da chân và tránh việc nhanh chóng bị bay hơi. Điều này giúp thành phần dưỡng chất trong kem có thể thẩm thấu sâu vào da chân và mang lại hiệu quả dưỡng ẩm tốt hơn.

Vớ giữ ẩm thường có tính năng làm mềm và làm dịu da

Vớ giữ ẩm thường có tính năng làm mềm và làm dịu da

3.9 Gót chân bị khô cứng nứt nẻ: Massage chân với dầu dừa

Massage chân với dầu dừa là một phương pháp tốt để dưỡng ẩm và chăm sóc chân. Dầu dừa có nhiều lợi ích cho da, bao gồm khả năng dưỡng ẩm, làm mềm da và bảo vệ da khỏi tác động môi trường.

Khi massage chân với dầu dừa, dầu sẽ thẩm thấu vào da và cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da chân. Điều này giúp làm mềm da, làm dịu tình trạng khô và nứt nẻ, cung cấp dưỡng chất cho da và tăng cường sự đàn hồi của da chân.

Để chăm sóc và dưỡng ẩm cho gót chân với dầu dừa, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Sử dụng một thau nước ấm, hòa tan một lượng muối phù hợp. Muối có tác dụng làm mềm da và làm dịu đau nhức. Ngâm chân trong hỗn hợp muối nước khoảng 10 phút để cho gót chân mềm và thư giãn.
  • Bước 2: Sau khi ngâm chân, sử dụng một khăn mềm để lau khô gót chân cẩn thận. Đảm bảo loại bỏ hoàn toàn nước trên da để tạo điều kiện tốt cho các bước dưỡng ẩm tiếp theo.
  • Bước 3: Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ và thoa nhẹ nhàng lên gót chân. Massage nhẹ nhàng để dầu dừa được thẩm thấu dễ dàng vào da. Dầu dừa có tính chất dưỡng ẩm và làm mềm da, giúp tái tạo và bảo vệ gót chân khỏi tình trạng nứt nẻ.
  • Bước 4: Để có hiệu quả tốt nhất, nên thực hiện quy trình này ít nhất 1-2 lần/tuần nếu gót chân bị nứt nhẹ, và 2-3 lần/tuần nếu tình trạng nứt nẻ nặng hơn. Điều này giúp duy trì độ ẩm và tình trạng da chân khỏe mạnh.

3.10 Dưỡng da chân bị khô bằng dầu dừa và đường

Dưỡng da chân bị khô bằng dầu dừa và đường là một phương pháp tự nhiên để có được làn da chân mềm mại. Cả dầu dừa và đường đều có khả năng dưỡng ẩm và làm mềm da, giúp chữa lành và ngăn chặn tình trạng da chân khô, nứt nẻ.

Dưới đây là cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn có thể sử dụng dầu dừa tự nhiên, không tinh chế và đường thô hoặc đường nâu để có hiệu quả tốt nhất.
  • Bước 2: Rửa sạch chân với nước ấm và khăn mềm để làm sạch da.
  • Bước 3: Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ và thoa đều lên da chân. Massage nhẹ nhàng cho lớp dầu dừa thẩm thấu vào da.
  • Bước 4: Tiếp theo, lấy một ít đường và thoa lên các vùng da khô và nứt nẻ trên chân. Đường sẽ tác động nhẹ nhàng làm mờ các vết nứt và tăng cường khả năng dưỡng ẩm cho da.
  • Bước 5: Để dầu dừa và đường thẩm thấu vào da, hãy để chân yên tĩnh trong khoảng 15-20 phút.
  • Bước 6: Rửa chân bằng nước ấm và khăn mềm để loại bỏ dầu dừa và đường. Lau khô da chân một cách nhẹ nhàng.
  • Bước 7: Sau khi rửa chân, sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc dầu dưỡng da để cung cấp độ ẩm và giữ cho da chân mềm mịn suốt cả ngày.
Dưỡng da chân bị khô bằng dầu dừa và đường

Dưỡng da chân bị khô bằng dầu dừa và đường

3.11 Vaseline

Vaseline là một sản phẩm phổ biến được sử dụng để dưỡng mềm và bảo vệ da chân. Vaseline có khả năng giữ ẩm, tạo một lớp bảo vệ trên da và giúp giữ cho da mềm mịn. Dưới đây là cách sử dụng Vaseline để dưỡng mềm da chân:

  • Bước 1: Rửa sạch chân với nước ấm và sữa tắm nhẹ nhàng để làm sạch da chân.
  • Bước 2: Lau khô chân bằng một chiếc khăn mềm.
  • Bước 3: Lấy một lượng Vaseline vừa đủ và thoa đều lên da chân, tập trung vào các vùng da khô và nứt nẻ.
  • Bước 4: Massage nhẹ nhàng để Vaseline thẩm thấu vào da. Bạn có thể thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng từ đầu gối xuống đầu ngón chân để kích thích tuần hoàn máu và giúp Vaseline thẩm thấu sâu hơn.
  • Bước 5: Để Vaseline thẩm thấu vào da, hãy để chân yên tĩnh trong khoảng 15-20 phút.
  • Bước 6: Sau khi Vaseline đã được hấp thụ vào da, bạn có thể rửa lại chân bằng nước ấm nếu cảm thấy quá nhờn. Tuy nhiên, để Vaseline tiếp tục tác động và giữ ẩm cho da chân, không cần rửa lại hoàn toàn.
  • Bước 7: Thực hiện việc này thường xuyên, ít nhất là mỗi ngày trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.

IV. Những lưu ý chăm sóc da chân sau khi wax lông

Wax lông chân là một biện pháp giúp chị em có thể tự tin diện những bộ cánh ngắn nếu không may có đôi chân có nhiều vi-ô-lông.

Song cách làm đẹp này có thể khiến chân bị tổn thương ngoài da, bạn cần có những biện pháp chăm sóc da sau khi tẩy lông chân.

  • Chườm khăn hoặc đá lạnh để tránh sưng đỏ

Sau khi wax lông, da chân của bạn sẽ mẩn đỏ thậm chí khi nhìn thấy sưng nhẹ. Vì vậy, bạn có thể chườm lạnh để khắc phục được tình trạng trên.

Đồng thời thu nhỏ lỗ chân lông lại để tránh bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào trong.

Chườm khăn hoặc đá lạnh để tránh sưng đỏ

Chườm khăn hoặc đá lạnh để tránh sưng đỏ

  • Tránh sử dụng các loại kem dưỡng có nhiều hóa chất

Sau khi tẩy lông, da dễ bị kích ứng hơn hẳn so với các giai đoạn khác. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng các loại dưỡng có nhiều hóa chất để da không bị mẩn đỏ vì tiếp xúc với nhiều chất hóa học. 

  • Mặc đồ mềm mại, tránh cọ sát vào da

Da vừa bị chà xát bởi một tác động lớn vì vậy bạn không nên tạo thêm những tiếp xúc mạnh lên trên da để tránh tạo thêm tổn thương.

Thông thường, bạn nên sử dụng các bộ trang phục có chất liệu lụa hoặc cotton để tránh cọ xát nhiều vào da. 

  • Không nên tắm lâu bằng nước nóng

Tắm bằng nước nóng sẽ khiến da khô nứt và bong tróc vì lúc này da có tính chất yếu và mỏng. Đồng thời,  khiến lỗ chân lông giãn nở to hơn gây viêm nhiễm và có nguy cơ mắc phải các bệnh lý về da. 

  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời:

Đây là vấn đề cần được lưu ý để chống cho làn da không bị hư tổn bởi tia UV. Đặc biệt, đối với thời gian này da chân khá nhạy cảm nên cần có những biện pháp che chắn kỹ lưỡng trước khi ra ngoài. 

Hy vọng bài viết trên đã chia sẻ đến các bạn một số cách chăm sóc da chân hiệu quả cùng với vài dòng lưu ý cần tránh trong quá trình dưỡng da. Chúc các bạn sớm sở hữu làn da chân mịn màng để tự tin hơn mỗi ngày.

Có 0 bình luận bài 10 cách chăm sóc da chân khô trở nên mịn màng như da em bé

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Kết quả phụ thuộc vào cơ địa mỗi người (*)