Cách giảm sưng khi tiêm filler môi là một trong những yếu tố quan trọng, giúp bạn có kết quả tự nhiên sau quá trình làm đẹp. Tiêm filler môi trở thành phương pháp phổ biến, tạo hình đôi môi đầy đặn, quyến rũ. Tuy nhiên, hiện tượng sưng tạm thời sau khi tiêm filler thường sẽ xuất hiện. Sưng vùng tiêm khiến nhiều người cảm thấy không thoải mái, nhưng không cần lo lắng, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách giảm sưng môi sau khi tiêm filler hiệu quả.
Chườm đá lạnh, chườm nóng, hạn chế vận động, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, không tác động lực mạnh đến môi, tránh dùng mỹ phẩm, tiêm tan filler, massage môi và uống nhiều nước để giảm sưng sau khi tiêm filler môi.
Cụ thể dưới đây là 9 cách giảm sưng sau quá trình bơm filler môi hiệu quả:
Sau khi tiêm filler môi, chườm đá lạnh nhẹ lên vùng môi sẽ giảm sưng hiệu quả. Đá lạnh làm co mạch máu, dịu da và giảm sưng một cách nhanh chóng.
Dùng một viên đá lạnh bọc trong khăn mỏng, sạch, hoặc dùng túi đá chườm nhẹ vào vùng môi. Chườm lạnh lên môi khoảng 10-15 phút thì dừng lại. Hãy chắc chắn rằng bạn không tiếp xúc đá lạnh trực tiếp với da môi, luôn sử dụng lớp vải bọc để tránh làm tổn thương da.
Sau khoảng vài ngày kể từ khi tiêm filler, hãy sử dụng chườm nóng nhằm kích thích tuần hoàn máu, giảm tình trạng sưng môi. Dùng khăn ấm hoặc gói nhiệt lên vùng môi trong khoảng thời gian ngắn. Tránh sử dụng nhiệt quá cao làm ảnh hưởng đến kết quả tiêm filler.
Bạn có thể sử dụng khăn ấm chườm lên môi trong 10-15 phút. Chườm nhẹ nhàng xung quanh vùng môi sẽ giúp môi trở nên mềm mại sau khi tiêm filler.
Tránh vận động quá mạnh vùng môi sau khi tiêm filler. Không cười quá nhiều, không mút ngón tay, không ăn đồ ăn cứng vì cần sử dụng lực ở môi quá nhiều, đảm bảo filler không bị phá vỡ và di chuyển.
Có chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh giúp tăng cường quá trình phục hồi sau khi tiêm filler. Tránh ăn thức ăn nhiễm màu, thức uống có cồn, ưu tiên thực đơn có chứa nhiều vitamin, dinh dưỡng.
Khi đã kiêng khem đúng cách, bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể, hiện tượng sưng đau sẽ được khắc phục hiệu quả.
Hạn chế tiếp xúc da môi với các yếu tố dễ gây kích ứng như ánh nắng mặt trời, hóa chất. Dùng khẩu trang khi ra ngoài, tránh dùng tay cạy vảy môi hoặc nắn, bóp vùng môi sau khi tiêm filler.
Tránh dùng mỹ phẩm cho môi sau khi tiêm filler tối thiểu 24 giờ đầu. Các loại mỹ phẩm dễ gây kích ứng da môi, tăng nguy cơ viêm nhiễm. Đặc biệt nên tránh dùng son môi, son dưỡng môi, tẩy da chết môi khi đôi môi đang sưng, nhạy cảm.
Các sản phẩm chăm sóc da môi và mỹ phẩm nên sử dụng khi đôi môi đã ổn định hoàn toàn. Tốt hơn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lại.
Nếu môi bị sưng sau khi tiêm filler, hãy cân nhắc việc tiêm tan filler giảm sưng. Tuy nhiên, quyết định tiêm tan filler cần được tham khảo bác sĩ và thực hiện dưới sự giám sát của chuyên gia y tế.
Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng đôi môi, xác định liệu có cần thực hiện tiêm tan filler hay không. Quá trình tiêm sẽ được thực hiện tại vị trí tiêm filler ban đầu hoặc gần đó. Sau khi tiêm tan filler, hiện tượng sưng môi sẽ giảm, trạng thái tự nhiên của môi sẽ xuất hiện sau vài ngày. Thời gian phục hồi có thể khác nhau tùy vào mức độ sưng và loại filler sử dụng ban đầu.
Massage nhẹ đôi môi giúp phân phối filler đều, giảm tình trạng sưng. Tuyệt đối phải tuân thủ các hướng dẫn của chuyên gia về cách massage môi an toàn. Tránh massage mạnh khiến filler bị dịch chuyển khỏi vị trí mong muốn.
Cơ thể cần được duy trì đủ nước mỗi ngày, giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn. Uống nhiều nước để làn da môi duy trì độ đàn hồi, giảm nguy cơ sưng. Hãy tuân thủ uống đủ 8 ly nước lọc mỗi ngày, kết hợp với một số loại nước trái cây tươi, giúp đôi môi được cung cấp đủ ẩm, hỗ trợ quá trình phục hồi sau tiêm filler.
Hiện tượng sưng sau khi tiêm filler môi sẽ thuyên giảm sau khoảng vài ngày đến 1 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp cơ địa nhạy cảm, sưng môi diễn ra lâu ngày, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm sưng, tăng khả năng phục hồi.
Dưới đây là một số loại thuốc bác sĩ có thể kê đơn để giảm sưng sau khi bơm filler môi:
– Thuốc giảm đau: Khi hiện tượng sưng kèm theo cảm giác đau đớn và khó chịu, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau phù hợp, nhằm giảm điểm nhức, tăng cường sự thoải mái cho khách hàng.
– Thuốc chống histamin: Các loại thuốc kháng histamin có gốc cetirizin hay loratadin có khả năng làm giảm phản ứng dị ứng, chống sưng sau tiêm filler. Chất histamin thường liên quan đến tình trạng sưng và ngứa, do đó việc chống histamin sẽ giúp giảm sưng môi.
– Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc ibuprofen hay naproxen là các loại thuốc chống viêm, giúp giảm sưng và giảm hiện tượng đỏ da. Chúng có khả năng giảm tình trạng viêm nhiễm trong vùng tiêm filler.
Tuy nhiên, quá trình sử dụng thuốc cần được theo dõi bởi bác sĩ có chuyên môn. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây các biến chứng nguy hiểm đến cơ thể, liều lượng cần được tuân thủ nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho quá trình phục hồi.
Để tránh sưng sau khi tiêm filler môi, có một số biện pháp phòng ngừa bạn có thể áp dụng bao gồm:
– Chọn cơ sở tiêm filler môi thẩm mỹ uy tín, được chứng nhận an toàn. Đảm bảo rằng người tiêm filler cho bạn là một bác sĩ có kinh nghiệm, đã được đào tạo và có bằng cấp liên quan.
– Thảo luận chi tiết với bác sĩ về mục tiêu làm đẹp trước khi tiêm filler. Bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu rõ về loại filler sử dụng, kết quả nhận được và cách kiểm soát sưng sau tiêm.
– Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ sau tiêm filler. Bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc môi, giảm sưng, tránh các hoạt động dễ làm tổn thương khu vực đã tiêm.
– Aspirin, các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) dễ gây tăng nguy cơ chảy máu, sưng sau tiêm filler. Hãy thảo luận với bác sĩ về việc ngừng dùng các loại thuốc này trước khi tiêm filler.
– Nếu có bất kỳ lo ngại nào về hiện tượng sưng sau tiêm filler, hãy thảo luận với bác sĩ tiêm filler. Các bác sĩ có thể cung cấp hướng dẫn cụ thể, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn về quá trình phục hồi.
Nếu chưa chọn được địa chỉ tiêm filler môi an toàn, Viện thẩm mỹ Kangnam chính là địa điểm bạn có thể cân nhắc. Khi bạn lựa chọn Kangnam là địa chỉ tiêm filler môi, bạn đã đặt niềm tin vào một cơ sở thẩm mỹ hàng đầu về danh tiếng về sự an toàn, uy tín.
– Kangnam sử dụng các loại filler chất lượng cao, được chọn lọc, an toàn và tương thích tối ưu với da môi. Đảm bảo không gây kích ứng, không gây các phản ứng phụ không mong muốn.
– Các bác sĩ tiêm filler tại Kangnam là các chuyên gia có kinh nghiệm, am hiểu sâu về kỹ thuật tiêm và các loại chất làm đầy hiện đại.
– Quá trình tiêm filler môi tại Kangnam tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt được đưa ra bởi Bộ Y tế
– Kangnam cam kết mang đến cho bạn kết quả làm đẹp tự nhiên, cân đối và hài hòa với gương mặt. Môi sau khi tiêm không chỉ đẹp mà còn nhanh ổn định, ít sưng, không gây bất kỳ sự phiền toái nào.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Bài viết cung cấp 9 cách giảm sưng khi tiêm filler môi hiệu quả, an toàn. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ về các thắc mắc liên quan đến tiêm filler môi. Bác sĩ sẽ có những hướng dẫn cụ thể và theo dõi quá trình phục hồi sau tiêm filler an toàn.
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×