location

Tiêm filler có an toàn không? Những lưu ý quan trọng

Tiêm filler từ trước đến nay vẫn là phương pháp làm đẹp tân tiến, hạn chế xâm lấn tối đa, không gây đau đớn cho khách hàng trong quá trình làm đẹp. Đây cũng chính là lý do khiến chị em “mê mẩn” phương pháp làm đẹp này. Tuy nhiên, trước công dụng “thần thánh” mà tiêm filler mang lại, nhiều người vẫn băn khoăn, không biết tiêm filler có an toàn không? Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây của Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam.

I. Tiêm filler có an toàn không?

Quan tâm đến dịch vụ tiêm filler, chị Mai Anh (32 tuổi) có thắc mắc:

“Chào bác sĩ, tôi đang quan tâm đến dịch vụ tiêm má baby và tiêm đầy rãnh cười. Hôm qua, tôi cũng có ra một spa nhỏ trên đường Trần Thái Tông để hỏi về giá dịch vụ và nhờ tư vấn. Nhưng mà lạ ở chỗ, ở đây không có bác sĩ da liễu mà chỉ có chủ spa. Vậy nên tôi cảm thấy hơi lo lắng, chưa dám đặt dịch vụ.

Thưa bác sĩ, tiêm filler có an toàn không? Có gây nguy hiểm đến sức khỏe không?”

Bác sĩ da liễu Lê Thị Thủy hỗ trợ giải đáp vấn đề của chị Mai Anh như sau:

“Tiêm filler vốn dĩ là phương pháp làm đẹp an toàn. Tuy nhiên, việc kiểm soát hoạt động thẩm mỹ tại Việt Nam chưa tốt là nguyên nhân khiến cho tiêm filler có thể trở thành mối nguy hại với sức khỏe.

Tiêm filler là kỹ thuật đơn giản, sử dụng đầu kim nhỏ để đưa hoạt chất làm đầy vào dưới da. Khi thực hiện đúng kỹ thuật trong điều kiện chuẩn sẽ mang đến hiệu quả thẩm mỹ tốt. Tuy nhiên, chỉ cần sơ xuất nhỏ trong quá trình tiêm cũng có thể gây nên biến chứng.”

tiêm filler là phương pháp làm đẹp an toàn

Tiêm filler là phương pháp làm đẹp an toàn

II. Những nguy cơ tiềm ẩn khi tiêm filler không an toàn

1. Phản ứng dị ứng và tác dụng phụ

Tiêm filler không an toàn tiềm ẩn nguy cơ gây phản ứng dị ứng và tác dụng phụ. Phản ứng gây ra có thể do filler kém chất lượng, hoạt chất filler không tương thích với vùng tiêm

Biểu hiện rõ nhất đối với trường hợp này là sưng đỏ tại vùng tiêm, cảm giác ngứa ngáy, nổi mụn đỏ gây khó chịu. Khi xuất hiện tình trạng này, nên thăm khám bác sĩ và khắc phục sớm để tránh hoại tử da gây ra biến chứng nguy hiểm khác.

Phản ứng dị ứng và tác dụng phụ khi tiêm filler không an toàn

Phản ứng dị ứng và tác dụng phụ khi tiêm filler không an toàn

2. Nhiễm trùng và sưng viêm

Vùng tiêm bị nhiễm trùng, sưng viêm khi không đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm. Dụng cụ tiêm filler phải được hấp nhiệt khử trùng, phòng dịch vụ được khử khuẩn mỗi ngày. Nếu không, vi khuẩn có thể xâm nhập vào vùng tiêm và gây viêm. Trường hợp nặng có thể khiến vùng tiêm bị hoại tử.

Gần đây nhất, Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam tiếp nhập một bệnh nhân 24 tuổi. Bệnh nhân có tiêm filler má baby tại một spa ở quê, sau đó bị biến chứng 2 má sưng phồng, cứng trong 2 ngày nay.

Bác sĩ của Bệnh viện đã phải cho bệnh nhân điều trị tích cực, sau đó tiêm tan HA để loại bỏ chất làm đầy ra khỏi vùng má. Sau tiêm tan, vùng má đã tương đối xẹp.

Bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy – người tiếp nhận ca bệnh này thông tin: “Trường hợp của bạn nữ này là lời cảnh tỉnh đối với chị em khi có nhu cầu làm đẹp. Tiêm filler má biến chứng sưng viêm như vậy đa phần do chất lượng filler và môi trường tiêm không đảm bảo.”

Vùng tiêm bị nhiễm trùng, hoại tử

Vùng tiêm bị nhiễm trùng, hoại tử

3. Tình trạng filler không đều, u hạt

Tiêm filler sai kỹ thuật, không đảm bảo an toàn có thể khiến filler phân bố không đồng đều trên da, kết quả tiêm không như kỳ vọng của khách hàng.

Nếu tiêm filler ở vùng môi, filler phân bổ không đều gây u hạt trên môi mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, các vùng mũi, cằm,…filler đi không đều gây mất cân đối tại vùng tiêm. Một số vùng tuyệt đối không nên tiêm filler như: Mông, ngực,…

4. Tắc mạch máu, hoại tử da

Nghiêm trọng hơn, không đảm bảo tiêu chí an toàn khi tiêm filler có thể gây tắc mạch máu, làm hoại tử da vùng tiêm.

Chất làm đầy tiêm vào trúng động mạch ngăn dòng máu lưu chuyển đến các cơ quan trong cơ thể. Khi bị tắc mạch máu, vùng tiêm có hiện tượng sưng bầm kéo dài, lâu ngày dẫn đến da hoại tử.

Điển hình cho trường hợp này là một nữ quê ở Nghệ An. Bạn nữ này đã tiêm filler để tạo hình tai Phật. Tuy nhiên, tai nhanh chóng xuất hiện những biến chứng, khiến bạn nữ này phải đến Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam “cầu cứu” bác sĩ.

Theo bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam, trường hợp này bị tiêm filler vào trúng động mạch ở vùng dái tai, khiến tai nhiễm trùng gây áp xe. Bác sĩ đã tiến hành chích rạch ổ áp xe, rửa vết thương và chăm sóc vết thương tại chỗ. 

III. Đảm bảo an toàn khi tiêm filler bằng cách nào?

Để đảm bảo an toàn khi tiêm filler, bạn cần lưu ý những điều cơ bản sau:

1. Thực hiện ở cơ sở y tế uy tín và chuyên nghiệp

– Dành thời gian tìm hiểu về cơ sở y tế, đảm bảo cơ sở đó đã được cấp phép hoạt động.

– Tìm hiểu về thông tin bác sĩ, kỹ thuật viên tiêm filler, đảm bảo họ là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

– Tham khảo đánh giá của người khác về dịch vụ tại cơ sở y tế trước khi lựa chọn thông qua các group làm đẹp, người quen.

2. Tìm hiểu về sản phẩm filler và thành phần

– Tìm hiểu để biết chính xác nguồn gốc và hạn sử dụng của filler.

– Yêu cầu bác sĩ cho kiểm tra tinh chất làm đầy trước khi tiêm. Không sử dụng loại filler đã được mở sẵn.

– Không sử dụng loại chất làm đầy không nằm trong danh sách được Bộ Y tế cấp phép.

– Tìm hiểu thông tin về thời gian hiệu quả sau tiêm filler. Hiện nay có các loại filler với thời gian duy trì hiệu quả từ 6 tháng đến 3 năm.

3. Thăm khám với bác sĩ trước quyết định

– Một số loại chất làm đầy chỉ dùng cho một vùng nhất định. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.

– Trong trường hợp có thai, cho con bú hoặc mắc các bệnh mãn tính như: tim mạch, tiểu đường,…không thích hợp để tiêm filler.

– Nếu có sử dụng các sản phẩm thuốc chống đông máu trước đó, cần thông tin đến bác sĩ.

Nên thăm khám bác sĩ trước khi tiêm filler

Nên thăm khám bác sĩ trước khi tiêm filler

4. Chăm sóc đúng cách sau tiêm filler

Chăm sóc đúng cách sau tiêm filler, giữ gìn vùng tiêm sạch sẽ hỗ trợ làm giảm nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào bên trong thông qua các nốt tiêm, gây nhiễm trùng vùng tiêm.

Chăm sóc da đúng cách sau tiêm filler

Chăm sóc da đúng cách sau tiêm filler

IV. Hướng dẫn chăm sóc đúng cách hạn chế biến chứng sau tiêm filler

1. Chăm sóc và giữ vùng tiêm sạch sẽ

– Vệ sinh vùng tiêm nhẹ nhàng sau khi tiêm filler, sử dụng dung dịch khử trùng như được hướng dẫn bởi bác sĩ.

– Tránh cọ, gãi hoặc mát-xa vùng tiêm trong vài ngày đầu sau tiêm để tránh làm di chuyển filler đến vị trí không mong muốn.

2. Hạn chế vận động

– Không tiếp xúc mạnh với vùng tiêm trong khoảng 1-2 tuần. Các hoạt động xoa bóp, massage hoặc luyện tập thể dục thể thao cần được loại bỏ trong thời gian này.

– Không nên xông hơi hoặc tắm nước nóng trong 2 tuần để tránh filler mềm và tràn sang các vùng da xung quanh.

3. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày

Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để cấp ẩm cho da, giúp da sáng khỏe và hỗ trợ giúp cho filler sau tiêm nhanh chóng tương thích, phục hồi. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho sức khỏe, giàu vitamin và chất khoáng tốt để filler phát huy tối đa hiệu quả, duy trì lâu dài.

Trên đây là tổng hợp thông tin về vấn đề: Tiêm filler có an toàn không? Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết này hữu ích với bạn. Đồng thời, nếu đang tìm kiếm một địa chỉ tiêm filler được cấp phép, có bác sĩ da liễu trực tiếp thăm khám và thực hiện dịch vụ, liên hệ ngay với Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam để được tư vấn miễn phí.

Hiển thị nguồn

Harvard Medical School: “Dermal fillers: The good, the bad and the dangerous”

 

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề câu hỏi Tiêm filler
    Tiêm filler làm đầy sẹo lõm: Những điều bạn chưa biết

    Tiêm filler làm đầy sẹo lõm: Những điều bạn chưa biết

    Tiêm filler làm đầy sẹo lõm được các tín đồ làm đẹp truyền tai nhau về hiệu quả thần thánh ngay tức thì. Tuy nhiên không ít người sau khi sử dụng lại thất vọng bởi thời gian duy trì mà chất làm đầy đem lại. Hãy cùng đi vào tìm hiểu thực hư hiệu

    Tiêm filler nhiều có sao không? Lưu ý quan trọng khi tiêm

    Tiêm filler nhiều có sao không? Lưu ý quan trọng khi tiêm

    Tiêm filler nhiều có sao không là thắc mắc của rất nhiều tín đồ làm đẹp. Khám phá sự thật đằng sau việc bơm filler làm đẹp. Đọc bài viết để hiểu về cách filler hoạt động, lợi ích và rủi ro khi lạm dụng quá nhiều, có cái nhìn tổng quan để biết liệu

    Tiêm filler nhiều lần có hại không? Câu trả lời từ chuyên gia

    Tiêm filler nhiều lần có hại không? Câu trả lời từ chuyên gia

    Tiêm filler không thể duy trì vẻ đẹp vĩnh viễn, mà chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định. Phương pháp này được nhiều tín đồ thẩm mỹ ưa chuộng bởi ưu điểm không đau đớn, không xâm lấn nên hiệu quả cao, lại không cần can thiệp dao kéo, có rất nhiều

    Tiêm filler bị sưng uống thuốc gì? Một số mẹo hồi phục hồi

    Tiêm filler bị sưng uống thuốc gì? Một số mẹo hồi phục hồi

    “Tiêm filler bị sưng uống thuốc gì?” là thắc mắc của rất nhiều người gửi đến cho Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam. Việc sưng nhẹ ở vị trí tiêm là một hiện tượng bình thường sẽ hết trong vài ngày nhưng khi tình trạng kéo dài thì cần thăm khám bác sĩ

    Tiêm filler duy trì được bao lâu? Bí quyết chăm sóc hiệu quả

    Tiêm filler duy trì được bao lâu? Bí quyết chăm sóc hiệu quả

    Tiêm filler đã trở thành xu hướng làm đẹp phổ biến trong những năm gần đây nhờ ưu điểm không phẫu thuật, không tốn thời gian nghỉ dưỡng vẫn cho hiệu quả thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, khi lựa chọn phương pháp làm đẹp này vẫn khiến nhiều người băn khoăn tiêm

    Có nên tiêm filler mông không? Lời khuyên từ bác sĩ

    Có nên tiêm filler mông không? Lời khuyên từ bác sĩ

    Tiêm filler mông là phương pháp mang đến vòng 3 căng tròn, đầy đặn, quyến rũ với quy trình thực hiện nhanh chóng chỉ khoảng 30 phút. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người băn khoăn “Có nên tiêm filler mông không?”. Hãy cùng Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam đi tìm câu

    Gọi điện
    icon
    Báo giá
    icon

    Chat Online