Tiêm filler mũi bị tràn & cách khắc phục bị tràn sau tiêm filler

Tiêm filler mũi bị tràn là biến chứng thẩm mỹ ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc của bạn nên cần xử lý ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu. Nếu muốn có được chiếc mũi như ý không bị lệch vẹo, biến dạng cần tìm đến cơ sở tiêm filler uy tín sử dụng chất làm đầy chất lượng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao.

I- Cách nhận biết tiêm filler mũi bị tràn

Mặc dù, tiêm filler đã được FDA Hoa Kỳ chứng nhận về độ an toàn đối với sức khỏe nhưng vẫn sẽ tiềm ẩn một số rủi ro. Tình trạng tiêm filler mũi bị tràn là một trong số những những biến chứng nguy hiểm. Muốn kịp thời xử lý những rủi ro, bạn cần trang bị kiến thức để có thể phát hiện những dấu hiệu.

1/ Filler tách khỏi mũi

Tình trạng này xảy ra do axit hyaluronic có trong chất làm đầy không thể tương thích với tế bào ở mũi. Hệ quả là sống mũi bị nổi cộm với phần da mũi bóng đỏ suốt thời gian dài.

2/ Cánh mũi sưng tấy

Biểu hiện nhận thấy sớm nhất khi filler tiêm vào mũi tràn chính là hiện tượng cánh mũi sưng to. Bên cạnh đó, vùng má bị nổi cộm, da mũi cứng đơ khiến cho khuôn mặt không còn tự nhiên. Tình trạng đơ cứng dễ dàng cảm nhận thấy khi chạm tay vào mũi. Bạn sẽ nhận ra mũi nổi cục, gồ ghề chứ không mềm mại và phẳng mịn.

3/ Mắt sưng, vùng quầng mắt bầm tím

Mắt sưng, quầng quanh mắt bầm tím cũng là dấu hiệu cho thấy filler đã bị tràn. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất bởi chất làm đầy có khả năng lan tới gần mắt. Nếu không kịp thời thăm khám và điều trị tại bệnh viện uy tín sẽ rất dễ bị mù.

4/ Mũi sưng đỏ kèm theo đau nhức kéo dài

Mũi sưng tấy và đau nhức trong 2 ngày đầu sau tiêm filler là biểu hiện bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, hiện tượng này kéo dài trong nhiều ngày thì khả năng cao filler đã bị tràn và chảy sang các mô khác dẫn đến chèn ép mạch máu.

5/ Mũi lệch hoặc kích thước to bất thường

Biện hiện này dễ nhận thấy khi nhìn bằng mắt thường khi filler bị tràn ở mũi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng to bất thường hay lệch là bởi chất làm đầy không tương thích với cơ thể nên không thể định hình cố định một chỗ. Nhiều trường hợp sử dụng filler kém chất lượng còn khiến mũi nổi cục.

Tiêm filler mũi tràn là biến chứng phổ biến dễ dàng xử lý nếu phát hiện kịp thời. Việc chậm trễ trong quá trình xử lý sẽ khiến lượng filler tràn xuống những vị trí không mong muốn dẫn đến tắc mạch máu, tế bào mô và dây thần kinh.

Kích thước mũi to bất thường kèm theo sưng đỏ là dấu hiệu đáng chú ý

Kích thước mũi to bất thường kèm theo sưng đỏ là dấu hiệu đáng chú ý

II- Lý do khiến filler bị tràn ở mũi

Tràn filler ở mũi gây ra tình trạng bóng đỏ, gồ ghề kém thon gọn do nhiều nguyên nhân như: filler kém chất lượng, quy trình tiêm không đúng tiêu chuẩn, bác sĩ chuyên môn kém, cách chăm sóc sai cách. Cụ thể:

1/ Sử dụng filler chất lượng kém

Muốn có một chiếc mũi ưng ý, hài hòa với đường nét khuôn mặt và an toàn tuyệt đối thì filler sử dụng phải được chứng nhận lưu hành, sử dụng bởi FDA Hoa Kỳ.

Tuy hiện, hiện tại có nhiều cơ sở thẩm mỹ sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và chưa được kiểm định về độ an toàn. Việc sử dụng sản phẩm kém chất lượng thường không ổn định dễ gây dị ứng. Không chỉ thế, filler còn có thể tràn qua các mô da xung quanh chỉ sau vài ngày tiêm.

2/ Tiêm filler sai quy trình

Tiêm filler ở mũi có quy trình không quá phức tạp nhưng các đơn vị làm đẹp vẫn cần tuân thủ đúng quy trình khử khuẩn. Bên cạnh đó, filler phải còn hạn sử dụng, phòng tiêm vô khuẩn với đầy đủ trang thiết bị theo yêu cầu của Bộ Y tế.

Điều quan trọng nhất, trung tâm thẩm mỹ cần phải tiến hành khám sàng lọc để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng. Chỉ cần thiếu đi bước này sẽ làm tăng nguy cơ tràn filler.

3/ Người thực hiện thiếu chuyên môn

Dù tiêm filler là thủ thuật không phức tạp nhưng người thực hiện phải là bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm và được cấp chứng chỉ hành nghề. Trường hợp thẩm mỹ tại nơi có kỹ thuật viên tay nghề kém dễ xảy ra tình trạng tràn filler mũi do:

– Lượng filler tiêm vào quá liều dẫn đến tràn sang các mô xung quanh.

– Không được đào tạo bài bản về chuyên môn nên kỹ thuật tiêm quá nhanh, động tác đưa kim nông hoặc sâu quá.

– Tiêm sai vị trí, thao tác nắn bóp không đúng khiến filler bị tràn.

4/ Cách chăm sóc sai cách

Filler tiêm ở mũi bị tràn có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan do cách chăm sóc sai cách của khách hàng. Thông thường, sau khi tiêm filler, các bác sĩ dặn dò rất kỹ lưỡng về cách chăm sóc. Đặc biệt khuyến cáo không được chạm tay lên mũi hay để mũi va chạm với bề mặt cứng trong 10 ngày. Thế nhưng, việc bạn không tuân thủ những yêu cầu mà bác sĩ đưa ra sẽ khiến chất làm đầy không tạo thành mô đặc rất dễ chảy sang vùng quanh mũi.

Ngoài ra, các hoạt động mạnh như: tập thể dục, nhảy, bơi lội…sẽ tác động không tốt làm cho filler khó định hình một chỗ. Thế nên dù bạn có vệ sinh, ăn uống kiêng cữ theo chỉ dẫn thì vẫn có khả năng filler mũi bị tràn do không ngừng vận động.

Người thực hiện tiêm sai cách sẽ khiến filler bị tràn

Người thực hiện tiêm sai cách sẽ khiến filler bị tràn

III- Cách khắc phục mũi bị tràn sau tiêm filler

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nên cách khắc phục an toàn và hiệu quả nhất là tìm tới các bệnh viện uy tín. Các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả kiểm tra trước đó để xác định tổn thương và đưa ra hướng khắc phục kịp thời như sau:

1/ Sử dụng tiêm tan

Với những trường hợp nhẹ chưa nhiễm trùng sẽ được bác sĩ yêu cầu tiêm tan filler. Trong dung dịch tiêm tan có chứa hyaluronidase có khả năng phá hủy cấu trúc filler trong cơ thể. Dần dần filler sẽ từ từ đào thải ra ngoài thông qua hệ bài tiết.

Phương pháp này với ưu điểm là không can thiệp dao kéo nên không làm ảnh hưởng đến cấu trúc mũi, không đau đớn và loại bỏ filler trong thời gian ngắn. Filler ở mũi sẽ tan trong từ 3 – 7 ngày sau khi tiêm tùy vào cơ địa. Muốn có được hiệu quả tốt nhất, bạn cần phải quay lại bệnh viện tái khám để chắc chắn không còn tồn dư filler.

2/ Uống thuốc theo đơn kê bác sĩ

Những ai tiêm filler bị tràn với vùng mũi sưng đỏ trong thời gian dài, mắt sưng, bầm tím thì bác sĩ sẽ chỉ định tiêm tan filler kết hợp dùng thuốc. Liều dùng của thuốc sẽ được bác sĩ căn cứ vào tình trạng sức khỏe thực tế để kê đơn.

Thuốc được dùng là thuốc kháng sinh liều cao nên phải dùng đúng liều lượng và thời gian quy định. Khi đã hết thuốc sẽ cần phải tái khám để bác sĩ kiểm tra và đưa ra hướng xử lý khi biến chứng chưa được khắc phục hoàn toàn.

Tuyệt đối phải uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ không tự ý dùng thuốc tự mua bởi điều đó khiến tình trạng viêm, sưng nặng hơn.

3/ Phẫu thuật loại bỏ filler

Trường hợp phát hiện muộn, mũi đã bị nhiễm trùng nặng và filler vón cục sẽ được chỉ định phẫu thuật nạo vét. Ngoài ra, những ca mũi lệch, cong vẹo thì cần phải tiến hành một số thủ thuật chỉnh hình.

Phẫu thuật nạo bỏ sẽ loại bỏ hết nguy cơ biến chứng về sau. Tuy nhiên, phương pháp này tương đối phức tạp do phải trải qua nhiều quy trình nên cần lựa chọn cơ sở uy tín.

Với những trường hợp nặng bị nhiễm trùng cần phải thực hiện phẫu thuật nạo vét

Với những trường hợp nặng bị nhiễm trùng cần phải thực hiện phẫu thuật nạo vét

IV- Làm thế nào để hạn chế tình trạng tiêm filler mũi bị tràn?

Muốn hạn chế biến chứng tràn filler ở mũi sau khi tiêm thì bạn cần lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, chăm sóc đúng cách, không trang điểm trong 10 ngày, tái khám theo lịch. Cụ thể:

1/ Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín

Những đơn vị thẩm vị được cấp phép hoạt động bởi Bộ Y tế sẽ đảm bảo filler có nguồn gốc rõ ràng, chính hãng nên hạn chế đến 80% rủi ro sau thẩm mỹ. Hơn nữa, những đơn vị đã cấp phép đều trang bị máy móc hiện đại được khử khuẩn đúng quy trình nên không gây viêm nhiễm trong quá trình tiêm.

Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ cũng phải đảm bảo đầy đủ chứng chỉ hành nghề và kinh nghiệm nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng. Vì vậy, khi bạn tới những địa chỉ này sẽ không phải lo lắng filler bị tràn.

2/ Trong 10 ngày đầu không động chạm đến mũi

Trong khoảng 7 – 10 ngày sau tiêm là thời gian filler thích nghi và dần ổn định cấu trúc. Vì vậy phải hạn chế những tác động như: ấn, vặn, đẩy mũi để không xảy ra biến chứng.

Với những người bị cận thường xuyên dùng kính hãy đeo lens để tránh gọng kính tỳ lên mũi gây ra vết lõm. Hơn nữa, bạn chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh thực hiện hoạt động nặng như: chạy nhảy, bơi lội,…

3/ Giữ đúng tư thế ngủ

Không muốn tràn filler mũi thì nhớ không được nằm úp mặt xuống gối bởi tư thế này sẽ khiến filler di chuyển sang vùng xung quanh mũi. Tốt nhất nên nằm ngửa và chặn hai bên bằng gối ôm để tránh thay đổi tư thế khác.

Hãy tìm cách giữ cho mình tư thế ngủ nằm ngửa

Hãy tìm cách giữ cho mình tư thế ngủ nằm ngửa

4/ Chăm sóc vùng mũi đúng cách

Trong 24h sau tiêm filler, bạn nên giữ cho mũi khô ráo không dính nước để không xảy ra tình trạng nhiễm trùng. Hết thời gian quy định, hãy dùng nước muối sinh lý làm sạch mỗi ngày 2 lần. Tuyệt đối không dùng những sản phẩm làm sạch có tính tẩy rửa mạnh.

Mỗi khi ra ngoài, bạn cần phải đeo khẩu trang để bụi bẩn không xâm nhập qua vết tiêm gây nhiễm trùng.

5/ Không trang điểm những ngày đầu

10 ngày sau tiêm filler, mũi vô cùng nhạy cảm nên không được trang điểm trong thời gian này. Những hóa chất trong mỹ phẩm tiếp xúc với vết tiêm khiến biến chứng dễ dàng xảy ra.

6/ Tái khám theo lịch bác sĩ

Khi bạn tái khám theo đúng lịch của bác sĩ thì hiện tượng tràn filler ở mũi sẽ được giảm thiểu đáng kể. Hơn nữa, bác sĩ cẩn thận kiểm tra nhằm đảm bảo mũi phục hồi đúng tiến độ và xử lý kịp thời khi phát hiện bất thường.

Qua bài viết có thể thấy, tiêm filler mũi bị tràn là biến chứng phổ biến sau khi tiêm chất làm đầy. Tuy nhiên, chỉ cần kịp thời phát hiện và xử lý sẽ không quá nguy hiểm. Để hạn chế tràn filler sau khi tiêm và sở hữu chiếc mũi như ý thì bạn cần lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, chất lượng.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN
    Gọi điện
    icon
    Báo giá
    icon

    Tư vấn