Trẻ bị béo phì: Nguyên nhân & cách giảm cân hiệu quả cho bé

Thừa cân béo phì ở trẻ em sẽ gây ra rất nhiều hệ quá xấu cho sức khỏe, trí tuệ cho bé. Vì vậy, nội dung dưới đây sẽ tổng hợp kiến thức về trẻ béo phì gồm nguyên nhân, cách chẩn đoán và giải pháp khắc phục từ chuyên gia bất kì bố mẹ nào cũng phải nắm rõ.

I – Tỉ lệ trẻ em béo phì ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Bộ Y tế Việt Nam, tỷ lệ trẻ béo phì ở Việt Nam đang tăng cao mất kiểm soát và cơ sự dịch chuyển mạnh về độ tuổi, giới tính và khu vực.

trẻ béo phì

Nguồn: Tham khảo Internet

HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
đăng ký tư vấn

Xem thêm: Béo phì có đi nghĩa vụ quân sự không? Giải pháp mới

Nếu năm 1996, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh lý thừa cân ở Việt Nam chỉ là 12% thì sau hơn 15 năm (2011) tỷ lệ này đã tăng đột biến ở mức báo động lên 63% và đầu năm 2019 ước tính khoảng 72%.

Con số này đã thể hiện rằng cứ 10 trẻ thì có đến 7 bé đang rơi vào tình trạng béo phì, cân nặng vượt quá mức cho phép.

Cụ thể, tỷ lệ này đã có sự thay đổi rõ rệt khi số lượng trẻ em từ 6 đến 9 tuổi béo phì chiếm khoảng 60% và chủ yếu gặp ở bé trai.

Bên cạnh đó, kết quả điều tra từ Viện dinh dưỡng cũng khẳng định nếu như trước đây bé béo phì chỉ gặp ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thì hiện nay đã xuất hiện nhiều tại khu vực nông thôn, thị trấn (lên tới 35%).

Qua những con số trên, có thể thấy hiện trạng bệnh béo phì ở trẻ em là vấn đề các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm, đặt lên hàng đầu để đảm bảo sự phát triển bình thường cho trẻ.

II – Làm sao để xác định trẻ bị béo phì

Thực trạng trẻ béo phì ở Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm trọng nên những người làm cha mẹ cần đặc biệt chú ý để có phương án xử lý kịp thời.

Khi nhìn bằng mắt thường cũng sẽ dễ dàng nhận thấy trẻ bị béo phì có phần bụng, bắp tay, bắp chân,…đều mập mạp và “núng nính”. Hơn nữa, có nhiều trẻ còn gặp khó khăn khi đi lại.

trẻ bị béo phì

Tuy nhiên, để phân biệt rõ ràng trẻ nhỏ đang trong tình trạng bình thường hay béo phì, bạn cần phải thực hiện đo lường các chỉ số cụ thể.

Đối với bé dưới 10 tuổi, bạn có thể tra theo chỉ tiêu cân nặng và chiều cao. Còn những trẻ em từ 10 tuổi trở lên, xác định tình trạng thừa cân bằng cách tính tỷ lệ BMI (cân nặng/bình phương chiều cao).

III – Dấu hiệu béo phì ở trẻ em

Để nhận thấy trẻ béo phì hay không là một việc khá dễ dàng. Tuy nhiên, có một vài biểu hiện thường bị mọi người xem nhẹ và bỏ qua.

Vì thế, hãy cùng tìm hiểu 5 dấu hiệu béo phì ở trẻ nhỏ dưới đây:

1. Thích ăn đồ béo ngọt

Ham đồ ngọt và những đồ ăn nhiều dầu mỡ là điều thường thấy ở rất nhiều đứa trẻ. Bởi các món này đều rất hấp dẫn, ngon miệng nên các bé có thể ăn không kiểm soát.

béo phì ở trẻ

Xem thêm: Bệnh béo phì: Nguyên nhân, Triệu chứng & Cách phòng ngừa

Mặc dù, dựa theo cơ sở khoa học thì trẻ em cần nạp chất béo để cơ thể phát triển. Thế nhưng, nếu ở mức độ vượt quá giới hạn mà cơ thể hấp thụ thì những chất béo này lại là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì.

2. Ngày càng ăn nhiều hơn

Quan niệm khi nuôi con ở hầu hết các gia đình là cho bé ăn càng nhiều sẽ càng khỏe. Điều này sẽ dần khiến trẻ nhỏ sẽ hình thành thói quen xấu trong ăn uống, lượng thức ăn nạp trong ngày sẽ có xu hướng tăng lên.

Do vậy, các bậc phụ huynh thường “dung túng” cho trẻ nhỏ, khiến cơ thể bé bị tích tụ nhiều calo, không giải phóng được hết, gây tích trữ mỡ.

3. Không muốn ăn rau

Ngay cả đối với người trưởng thành, ăn  rau xanh sẽ làm cơ thể bị thiếu hụt và mất cân bằng dưỡng chất. Hơn nữa, các chất xơ và vi lượng trong rau củ có tác dụng hỗ trợ đào thải rất tốt những chất béo thừa.

thừa cân béo phì ở trẻ

Do đó, nếu trẻ biếng ăn rau củ trong thời gian dài thì khả năng phải đối diện với nguy cơ thừa cân là rất lớn.

Xem thêm: Gợi ý thực đơn giảm cân trong 7 ngày với trứng cực hiệu quả

4. Thức khuya và ăn đêm

Thói quen thức khuya làm cho con người có xu hướng ăn nhiều hơn, bởi cảm giác đói  thường xảy ra vào ban đêm. Đặc biệt, trẻ em ngủ muộn đều sẽ ăn vặt nhiều mà không nhận thức được những tác hại nguy hiểm của việc này.

Cùng với sự chiều chuộng của cha mẹ, những đứa trẻ đó sẽ dần dần đánh mất đi sự cân đối của cơ thể.

5. Tăng cân liên tục

Chính vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học trong thời gian dài sẽ khiến các bạn nhỏ sẽ tăng cân nhanh bất thường.

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trẻ em tăng liên tục từ 0,5 – 1kg mỗi tháng là dấu hiệu rõ ràng nhất về khả năng bị thừa cân.

hình ảnh béo phì ở trẻ em

Do đó, người lớn nên thường xuyên theo dõi và đo lường cân nặng cho bé để sớm ngăn chặn kịp thời nguy cơ béo phì.

Xem thêm: 10 bài tập aerobic đốt cháy mỡ thừa nhanh chóng

IV – Nguyên nhân dẫn tới béo phì ở trẻ em

Khi nghĩ đến một đứa trẻ mập mạp, người ta thường nghĩ rằng do chúng ăn uống quá đà. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này còn tiềm ẩn nhiều hơn thế, cụ thể:

1. Do cách lựa chọn thực phẩm

Dựa trên những con số thống kê, phần lớn mọi người đã đặt ra câu hỏi tại sao trẻ em hiện nay hay bị béo phì? Điều này phải nhắc đến một xu hướng rất phổ biến hiện nay đó là “cơn bão” đồ ăn nhanh, nổi tiếng với sự ngon miệng và tiện lợi.

nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em

Tuy nhiên, tất cả những chất gây nguy hại cho sức khỏe và làm tăng cân nhanh chóng đều hội tụ ở những món đồ này.

Nếu như bậc làm cha làm mẹ không kiểm soát được các loại thực phẩm có trong thực đơn hàng ngày của trẻ thì tỷ lệ bé bị béo phì sẽ ngày càng tăng cao.

2. Do thói quen ăn uống

Vấn đề không chỉ nằm ở việc các bé ăn loại thức ăn gì mỗi ngày, thói quen ăn uống xấu cũng là yếu tố “tiếp tay” cho tình trạng phát phì ở trẻ nhỏ.

bệnh béo phì ở trẻ

Các ông bố và bà mẹ đều có xu hướng nuông chiều con cái của mình. Vậy nên, họ thường sẵn lòng để cho trẻ ăn ngay khi đói mà không cần đợi đúng bữa chính. Từ đó, dẫn tới việc bé có quá nhiều bữa phụ, ăn không có chừng mực làm cho cân nặng tăng nhanh chóng.

??? THAM KHẢO: Chế độ giảm cân Low Carbohydrate- 1 tuần giảm 6KG

3. Lười vận động thể chất

Nhiều người cho rằng trẻ em không cần thiết phải tập thể thao. Tư tưởng này là không chính xác, bởi giai đoạn phát triển của trẻ luôn song hành với việc rèn luyện thân thể.

nguyên nhân béo phì ở trẻ em

Vậy nên, nếu các bạn nhỏ ăn quá nhiều trong khi lười vận động thì thân hình sẽ rất nhanh chóng trở nên mập mạp.

Trẻ em thường tiêu hao ít năng lượng mỗi ngày, nên việc nạp quá nhiều calo mà không thể giải phóng sẽ làm lượng mỡ tích tụ ngày càng nhiều hơn

4. Yếu tố di truyền

Ngoài những vấn đề liên quan đến đời sống, di truyền là một trong những yếu tố lớn nhất “góp mặt” vào nguyên nhân gây béo phì.  Theo một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, BMI có khả năng di truyền với tỷ lệ từ 25 – 40%.

Đồng thời, khi ông bà hoặc bố mẹ bị thừa cân, 80% những đứa trẻ sinh ra từ gia đình này cũng không thể thoát khỏi viễn cảnh béo, mập.

béo phì trẻ em

Tuy nhiên, khoa học cũng đã chứng minh tỉ lệ di truyền bệnh béo phì chỉ cao khi có những thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

Do đó, việc con cái có thể “thừa hưởng” thân hình nặng ký từ bố mẹ không phải là nguyên nhân chính gây ra tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ.

5. Do mắc bệnh lý

Một yếu tố không kém phần quan trọng gây nên triệu chứng béo phì ở các bạn nhỏ là: bệnh suy tuyến giáp, thiểu năng trí tuệ…

Đồng thời, việc nạp nhiều thuốc để chữa trị các loại bệnh kể trên cũng gây nên tác dụng phụ, khiến bé bị béo toàn thân và chiều cao hạn chế.

??? NÊN XEM: Cách giảm béo mặt tự nhiên trong 3 ngày

V – Tác hại của béo phì ở trẻ em

Đa phần mọi người đều nhận thấy rằng béo phì không mang đến những tác động tích cực.

1. Nguy cơ gây bệnh tiểu đường

Lượng đường nạp quá nhiều từ các bữa ăn làm cho cơ thể của trẻ nhỏ không tiết ra đủ hormone kịp thời để chuyển hóa năng lượng.

Hơn nữa, các mô mỡ còn làm hạn chế hoạt động của một vài bộ phận khiến glucose trong máu không thể hạ về mức cân bằng. Do đó, cơ thể bắt buộc phải bài tiết ra ngoài, gây nên bệnh tiểu đường.

triệu chứng bệnh béo phì ở trẻ em

2. Huyết áp & nồng độ Cholesterol tăng cao

Chế độ ăn uống nghèo nàn dinh dưỡng và quá giàu chất béo xấu có thể khiến các bé phát triển một hoặc cả hai tình trạng này.

Bởi điều đó đã “tiếp tay” khiến cho nồng độ Cholesterol trong máu tăng mạnh – nguyên nhân chính dẫn tới xơ vữa thành mạch.

Đồng thời, sự lưu thông của hệ tuần hoàn vì thế mà tắc nghẽn, khiến cho tim phải co bóp nhanh và mạnh hơn dẫn đến tăng huyết áp, thậm chí gây đột quỵ.

3. Ảnh hưởng tới xương khớp

Khi trong cơ thể trẻ có nhiều mỡ thừa tích tụ, các cơ và xương còn mềm yếu sẽ bị chèn ép quá mức, dễ khiến cho đôi chân hoặc bắp tay bị biến dạng.

béo phì ở trẻ em

Vì thế mọi người dễ thấy những đứa bé này thường có dáng đi hình chữ bát, nặng nề bởi thân hình quá béo.

4. Tác động tới đường hô hấp

Phần mỡ ở bụng làm chèn ép đến cơ hoành, khiến các bó cơ khó đàn hồi để thực hiện vai trò trao đổi khí. Từ đó, kéo theo tình trạng suy giảm chức năng của phổi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

5. Gia tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)

Theo nghiên cứu mới nhất năm 2020, bênh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là một loại bệnh gan cực kỳ phổ biến ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân do trong chế độ ăn uống hàng ngày gan cũng sẽ tiếp nhận một phần chất béo để chuyển đổi thành dạng dưỡng chất có lợi.

Vì thế, trẻ nhỏ không hề tiếp xúc với bia rượu và chất kích thích nhưng vẫn có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

BẠN CẦN TÌM ĐỊA CHỈ GIẢM MỠ UY TÍN ???

tư vấn cùng bác sĩ

6. Ảnh hưởng tới tâm lý

Với một thân hình béo ú, các bạn nhỏ thường bị mọi người trêu chọc và tách biệt ra khỏi cộng đồng. Những cảm xúc tiêu cực đó rất dễ dẫn đến trầm cảm, thậm chí khiến bé ăn nhiều hơn, vận động ít đi và càng ngày càng béo thêm.

em bé béo phì

VI – Trẻ bị béo phì phải làm sao?

Làm thế nào để giảm cân cho trẻ em cũng là một vấn đề đau đầu của rất nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng bởi dưới đây là 2 nguyên tắc quan trọng có thể áp dụng hiệu quả:

1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Quá trình cải thiện này đòi hỏi sự thay đổi về hàm lượng, các nhóm thực phẩm và giờ giấc bữa ăn với một vài tips:

thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì

2. Xây dựng lịch tập thể chất khoa học

Cha mẹ nên hỗ trợ các con trong các hoạt động rèn luyện thể thao nhằm giảm đốt mỡ nhanh chóng. Để làm được điều đó, bạn cần phải xây dựng khách hàng thời gian cụ thể với một số lưu ý nhỏ:

cách giảm cân cho trẻ béo phì

GIẢM CÂN HIỆU QUẢ CHO NGƯỜI BÉO PHÌ VỚI CHUYÊN GIA

Đăng ký ngay tại đây!

Hoặc

VII – Cách phòng tránh bệnh béo phì ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng rất dễ gặp phải bệnh lý thừa cân béo phì. Vì vậy, cách tốt nhất bố mẹ hãy nắm rõ những nguyên tắc phòng tránh bệnh béo phì được chuyên gia chia sẻ dưới đây:

1. Dự phòng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi

Trong khoảng thời gian đầu từ 1 đến 12 tháng đầu, tốt nhất mẹ hãy cho bé được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và kết hợp chế độ ăn dặm với rau củ, dưỡng chất cho bé.

Khi đã trải quả giai đoạn này,  bố mẹ cần cân bằng lại chế độ ăn như sau:

Bên cạnh đó, hãy tạo cho không gian tự do để vui chơi, hoạt động thể dục tại nhà và thường xuyên cho trẻ đến công viên, trung tâm giải trí.

bé béo phì

Đặc biệt, hãy theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ và phối hợp với nhà trường để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.

??? NÊN ĐỌC: Làm sao để giảm cân NHANH mà vẫn An Toàn

2. Dự phòng cho trẻ từ 6 đến 19 tuổi

Đây là giai đoạn quan trọng của trẻ, ảnh hưởng đến sức khỏe và trí não của trẻ. Vì vậy, gia đình và nhà trường cần có cách dự phòng, kiểm soát trẻ béo phì bằng các chương trình thực tế như:

sữa giảm cân cho trẻ em béo phì

Trên đây là tổng hợp những kiến thức chi tiết về vấn đề trẻ béo phì. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp chuyên sâu, hãy để lại câu hỏi ngay dưới mục bình luận nhé!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

  1. Avatar photo BạchKhanhLinh viết:

    Thực đơn ăn kiên thì phải không có tin bột chứ

Comments are closed.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh béo phì
Bệnh béo phì: Nguyên nhân, Triệu chứng & Cách phòng ngừa

Bệnh béo phì: Nguyên nhân, Triệu chứng & Cách phòng ngừa

Béo phì không chỉ khiến thân hình “quá khổ”, mất cân đối mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.  Nếu chưa hiểu rõ về căn bệnh này thì đừng bỏ qua thông tin trong bài viết để “tống khứ” các lớp mỡ cứng đầu nhé. I – Tổng quan về bệnh béo phì➢

Béo phì có đi nghĩa vụ quân sự không? Giải pháp mới

Béo phì có đi nghĩa vụ quân sự không? Giải pháp mới

Tham gia nghĩa vụ quân sự vừa là trách nhiệm, vừa là tinh thần bảo vệ tổ quốc của công dân. Tuy nhiên với những trường hợp mập quá hay béo phì có đi nghĩa vụ quân sự không? Tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng trong luật nghĩa vụ quân sự như thế nào?

icon