9 Cách điều trị mụn cóc ở chân bằng mẹo dân gian ít người biết

9 cách điều trị mụn cóc ở chân bằng mẹo dân gian như sử dụng tỏi tươi, tinh dầu cây trà, chuối xanh và giấm táo đều được phổ biến và có hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên đối với nhiều trường hợp tình trạng mụn cóc sẽ khá là nặng cho nên cần phải được điều trị tại Bệnh Viện bằng cách sử dụng thuốc chứa Axit Salicylic, nitơ lỏng, phương pháp đốt điện, tiểu phẫu, một số loại mụn cóc khó điều trị hơn thì cần phải tiêm Bleomycin hoặc Interferon mới đạt hiệu quả.

I- Mụn cóc ở chân có tự hết không?

N.L.A (24 tuổi, tại Hạ Long – Quảng Ninh) có hỏi “Em bị mọc một vài nốt mụn cóc ở kẽ ngón chân và không biết xử lý ra sao, liệu rằng các nốt mụn này có tự biến mất không thưa bác sĩ?”

Bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam giải đáp:

“Một số trường hợp hiếm, mụn cóc có thể tự hết, nhưng đây là trường hợp rất ít gặp. Thông thường mụn cóc sẽ phát triển lớn hơn theo thời gian, gây đau đớn và khó khăn trong việc di chuyển. Khi đang có mụn cóc ở chân và có dấu hiệu không khỏi, biểu hiện xấu đi, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia y tế, đảm bảo có sự quan tâm và điều trị thích hợp nếu cần thiết.”

Một số trường hợp hiếm, mụn cóc có thể tự hết

Một số trường hợp hiếm, mụn cóc có thể tự hết

HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
đăng ký tư vấn

Xem thêm: Tại sao xuất hiện mụn cóc ở tay? Cách điều trị mụn cóc dứt điểm

II- Cách điều trị mụn cóc ở chân tại Bệnh Viện

Mụn cóc xuất hiện do virus gây ra, càng để lâu mụn sẽ càng lan rộng, do đó, áp dụng các chữa mụn cóc ở chân sớm sẽ có hiệu quả cao. Thông thường, tại bệnh viện các bác sĩ sẽ cũng cấp loại thuốc điều trị phù hợp với từng người ví dụ như thuốc có chứa Axit Salicylic, điều trị mụn cóc bằng nitơ lỏng, đốt điện, tiểu phẫu hoặc tiêm Bleomycin hoặc Interferon.

1- Thuốc có chứa Axit Salicylic

Khi vết mụn cóc có kích thước dưới 0,5cm, sử dụng axit salicylic là lactic có thể giúp các tế bào sừng bong tróc dễ dàng, đồng thời tiêu diệt hoàn toàn virus tồn tại ở mụn cóc. Bác sĩ da liễu sẽ hướng dẫn bạn sử dụng các chế phẩm điều trị tại nhà và bạn cần kiên trì trong một thời gian nhất định mới có thể loại bỏ hoàn toàn mụn cóc.

Chú ý, trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên vệ sinh vùng da có mụn cóc sạch sẽ, thoa thuốc vào đúng vị trí mụn và không để dây vào những vùng da xung quanh. Lưu ý, đối với một số người mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch, rối loạn tuần hoàn ngoại vi, … không nên tự ý sử dụng thuốc.

2- Chữa mụn cóc bằng nitơ lỏng

Điều trị mụn cóc bằng nitơ lỏng sẽ được chia thành nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau từ 1-2 tuần. Bạn sẽ được chỉ định sử dụng Nitrogen dạng hóa lỏng có nhiệt độ thấp, quá trình sử dụng có thể gây ra hiện tượng khó chịu, phồng nước và đau nhức trong một vài ngày kể từ khi chấm thuốc. Tuy nhiên, thuốc sẽ ít để lại sẹo và không gây ra hiện tượng biến đổi sắc tố cho da.

3- Đốt điện trị mụn cóc

Đốt điện là phương pháp hiệu quả đối với những nốt mụn cóc dưới 1cm hoặc mụn cóc nằm tại một số vị trí khó điều trị như kẽ ngón tay, chân. Bác sĩ da liễu sẽ sử dụng dòng điện cao tần để loại bỏ mụn cóc nhanh chóng, triệt để.

Tuy nhiên, đây là phương pháp đòi hỏi quá trình hồi phục lâu dài vì kỹ thuật đốt điện có thể gây ra vết thương hở, dễ nhiễm trùng, cần chăm sóc trong một thời gian nhất định mới có thể lành lại hoàn toàn.

4- Cách điều trị mụn cóc ở chân bằng tiểu phẫu

Đây là phương pháp được áp dụng đối với nốt mụn cóc mang kích thước dưới 2cm, thích hợp điều trị đối với những vùng da bằng phẳng như lòng bàn chân, gót chân, cạnh bàn chân.

Tiểu phẫu mụn cóc có thời gian phục hồi nhanh hơn so với phương pháp đốt điện, đồng thời hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, chi phí sẽ cao hơn và dễ tái phát nếu không lấy sạch nhân mụn cóc.

Tiểu phẫu mụn cóc có thời gian phục hồi nhanh hơn so với phương pháp đốt điện

Tiểu phẫu mụn cóc có thời gian phục hồi nhanh hơn so với phương pháp đốt điện

Xem thêm: 6 Cách điều trị mụn cóc sinh dục ở nam giới an toàn

5- Mụn cóc khó điều trị cần tiêm Bleomycin hoặc Interferon

Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm Bleomycin hoặc Interferon đối với những trường hợp mụn cóc dạng nặng, lâu năm và khó điều trị. Đây là phương pháp sử dụng liều cao để diệt virus gây mụn cóc nên có thể xuất hiện một số tác dụng phụ cho da, móng và dây thần kinh.

Điều trị mụn cóc tại bệnh viện mang đến hiệu quả cao, tuy nhiên mỗi phương pháp sẽ có ưu, nhược điểm riêng. Hầu hết các phương pháp trị mụn cóc tại bệnh viện sẽ tồn tại một số tác dụng phụ không mong muốn, do đó bạn nên cân nhắc khi lựa chọn.

III- Điều trị mụn cóc mọc ở chân bằng mẹo dân gian

Đối với một số trường hợp mụn cóc dạng nhẹ, không nhất thiết phải đến bệnh viện điều trị, bạn có thể tự áp dụng các phương pháp điều trị tự nhiên tại nhà. Nhằm loại bỏ hoàn toàn nốt mụn cóc ‘đáng ghét’ mà không cần tốn nhiều chi phí.

1- Dùng tỏi tươi làm mềm mụn cóc

Trong tỏi tươi có chứa nhiều hoạt chất allicin, giúp ngăn chặn sự lây lan của mụn cóc và chống virus hiệu quả. Từ đó, cải thiện và ức chế sự phát triển của mụn cóc để mụn xẹp dần và biến mất.

– Dùng 1 tép tỏi tươi cắt thành những lát mỏng, sau đó chà nhẹ nhàng vào những nốt mụn cóc.

– Sử dụng gạc y tế quấn cố định tép tỏi vào nốt mụn trên bàn chân vào giữ qua đêm.

– Thực hiện mỗi ngày 1 lần để có được hiệu quả rõ rệt.

Dùng tỏi trị mụn mông

Dùng tỏi tươi làm mềm mụn cóc

2- Tinh dầu cây trà điều trị mụn cóc ở chân

Chữa mụn cóc ở chân với dầu cây trà mang đến hiệu quả cao, bởi dầu cây trà có tính kháng khuẩn tự nhiên. Bạn chỉ cần dùng một lượng dầu vừa đủ và thoa trực tiếp vào nốt mụn cóc.

Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, sau đó rửa lại vào sáng hôm sau. Sau một khoảng thời gian nhất định, bạn sẽ thấy mụn cóc thu gọn dần và làn da không còn trở nên sần sùi nữa.

Tinh dầu tràm trị mụn mọc ở mông

Dầu cây trà có tính kháng khuẩn tự nhiên

3- Sử dụng chuối xanh để được trị mụn cóc

Theo kinh nghiệm dân gian, sử dụng vỏ chuối xanh chà xát vào mụn cóc có thể ức chế sự phát triển của mụn, hạn chế sự lây lan đến những vùng da khác. Bởi trong bỏ chuối xanh có chứa lượng kali và lutein lớn. Áp dụng trong một thời gian nhất định sẽ thấy mụn cóc rụng dần và biến mất hoàn toàn.

Chuối xanh có chứa lượng kali và lutein lớn giúp mụn cóc rụng dần

Chuối xanh có chứa lượng kali và lutein lớn giúp mụn cóc rụng dần

4- Dùng giấm táo chữa mụn cóc nhanh chóng

Trong thành phần giấm táo có chứa axit lactic được hình thành trong quá trình lên men tự nhiên, khi tác động vào mụn cóc sẽ giúp ăn mòn chân mụn từ từ và khiến mụn rụng dần.

Bạn nên dùng giấm thoa vào vùng da chân đang có mụn 3-4 lần trong ngày, đồng thời áp dụng liệu pháp ngâm chân nước ấm thường xuyên để ngăn chặn virus phát triển và làm mềm mụn cóc, giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Những phương pháp trị mụn cóc từ thiên nhiên khá an toàn, nhưng đòi hỏi bạn phải kiên trì trong một thời gian dài mới có được hiệu quả cao. Lưu ý, những phương pháp trên chỉ áp dụng hiệu quả với tình trạng mụn cóc dạng nhẹ, không thể loại bỏ hoàn toàn mụn cóc lâu năm và tình trạng mụn nặng.

Trong thành phần giấm táo có chứa axit lactic giúp ăn mòn chân mụn

Trong thành phần giấm táo có chứa axit lactic giúp ăn mòn chân mụn

IV- Điều trị mụn cóc ở chân bằng thuốc bôi

Sử dụng thuốc tây trị mụn cóc ở chân hầu hết sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc có chứa axit salicylic, đây là chất tiêu sừng giúp làm ẩm da và loại bỏ các tạp chất khiến tế vào da bị kết dính với nhau.

Từ đó, các lớp mụn cóc sẽ bị tiêu diệt từ từ, sau một khoảng thời gian sử dụng sẽ loại bỏ hoàn toàn và ngăn ngừa nguy cơ tái phát lại ở vùng da đó.

– Ngâm chân có mụn cóc trong nước ấm khoảng 5 – 10 phút để nốt mụn mềm ra.

– Cọ nhẹ bàn chải để loại bỏ hết lớp da chết ở bên trên nốt mụn.

– Thấm khô mụn và sử dụng loại thuốc chứa axit salicylic bôi lên da. Chú ý thoa chính xác vào vùng da có mụn, tránh để dây ra những vùng da xung quanh.

– Đợi thuốc khô và tiếp tục bôi thêm một lớp nữa giữ qua đêm

Thuốc điều trị mụ viêm

Thuốc có chứa axit salicylic cải thiện mụn cóc hiệu quả

Xem thêm: Cách điều trị mụn cóc tại nhà: Bỏ túi ngay 8 mẹo an toàn

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc trị mụn cóc lòng bàn chân hiệu quả khác như: Cantharidin, Tretinoin, Podophyllin.

Khi mụn cóc đã phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng đến làn da cũng như gây ra nhiều nỗi phiền toái, bạn có thể tham khảo phương pháp diệt mụn cóc bằng tia Laser tại Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam.

Công nghệ Laser Fractional CO2 có những ưu điểm nổi trội hơn hẳn so với những thế hệ laser cũ, mang đến hiệu quả trị mụn cóc tối ưu cho khách hàng.

– Xóa sạch mụn cóc ở nhiều vị trí bằng cách đi sâu vào biểu bì và mô liên kết khu vực gây mụn, loại bỏ và tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn.

– Không gây đau đớn cho da, tác động chính xác vào ổ mụn cóc và không làm ảnh hưởng đến những vùng da xung quanh.

– Tăng thêm độ đàn hồi bằng cách bổ sung collagen, elastin để tế bào da trở nên sáng mịn, đều màu hơn.

– Hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 40 phút điều trị, tiêu diệt tận gốc mụn cóc lâu năm.

Điều trị mụn cóc bằng y khoa

Công nghệ Laser Fractional CO2 trị mụn cóc

V- Mụn cóc ở chân có nguy hiểm không?

Mụn cóc xuất hiện ở chân thường không gây ra nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe. Hầu hết mụn cóc là vấn đề tương đối nhẹ, một số trường hợp có khả năng tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt. Nhưng nếu mụn cóc gây đau đớn hoặc khó chịu, cần tham khảo ý kiến chuyên gia y tế, đảm bảo không có vấn đề nào nghiêm trọng diễn ra.

VI- Mụn cóc ở chân có ảnh hưởng gì không?

Bạn N.T.Đ (26 tuổi, tại Ba Đình – Hà Nội) có hỏi “Em bị mọc 2 nốt mụn cóc ở mu bàn chân và đang khá hoang mang, không biết các nốt mụn này có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe không ạ, mong bác sĩ giải đáp?”

Bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam cho biết:

“Mụn cóc mọc dưới chân là loại mụn không đáng lo ngại, không gây ra tác động nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe. Một số mụn cóc sẽ tự giảm thiểu và không cần can thiệp điều trị sau khoảng 6 tháng. Thế nhưng, việc theo dõi và đảm bảo không có triệu chứng khác lạ nào xuất hiện là cần thiết, giúp kiểm soát mụn tốt và khiến nốt mụn không phát triển nặng nề.”

VII- Mụn cóc ở chân có lan không?

Mụn cóc khi xuất hiện dưới chân có thể lan rộng trong một số tình huống. Tùy theo tình trạng và cơ địa của từng người, mụn cóc có khả năng lan sang các vùng da khác trên chân hoặc cơ thể. Mụn cóc khi lan rộng thường do cường độ của vi khuẩn gây bệnh phát triển nhanh và hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu.

Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để được tư vấn và kiểm tra tình trạng cụ thể của mụn cóc. Tránh để mụn lây lan, phát triển rộng đến những vùng da khác sẽ rất khó kiểm soát và điều trị.

Mụn cóc khi xuất hiện dưới chân có thể lan rộng trong một số tình huống

Mụn cóc khi xuất hiện dưới chân có thể lan rộng trong một số tình huống

BẠN CẦN TÌM ĐỊA CHỈ TRỊ MỤN UY TÍN ???

tư vấn cùng bác sĩ

VIII- Phòng tránh việc lây nhiễm mụn cóc

Mụn cóc hình thành trên da có kích thước khoảng từ 2mm đến vài chục milimet gây ra tình trạng đau nhói và ngứa ngáy. Do đó, phòng ngừa mụn cóc sẽ giảm các hiện tượng khó chịu trên da, nâng cao sức khỏe làn da một cách tối ưu. Cách phòng ngừa hiệu quả khi tiêm vắc xin phòng tránh, tránh tiếp xúc với những người bị mụn cóc.

1- Tiêm Vắc xin phòng tránh

Hiện nay, tiêm vắc xin HPV chính là giải pháp hiệu quả để thải trừ các virus đã nhiễm và ngăn ngừa mụn cóc sinh học, đồng thời bảo vệ cho người tiêm khỏi các chủng HPV gây ung thư cổ tử cung.

2- Tránh tiếp xúc mụn cóc của người bệnh

Mụn cóc có thể tự lây nhiễm trên bản thân người bệnh hoặc sang những vùng da có tiếp xúc trực tiếp, thông qua hành động cào, gãi, cầm nắm, từ một nốt mụn cóc lớn có thể lây lan thành những cục mụn nhỏ li ti. Dần dần, các nốt mụn sẽ phát triển mà tiếp tục lây lan theo cấp số nhân nếu không có phương pháp điều trị.

Do đó, khi tiếp xúc với mụn cóc của người bệnh, bạn nên đeo găng tay bảo vệ. Đồng thời rửa tay thường xuyên nếu không may tiếp xúc với người bị mụn cóc. Đặc biệt không chạm tay vào mụn cóc trên cơ thể, giữ cho tay chân luôn khô ráo.

Toàn bộ những cách điều trị mụn cóc ở chân nêu trên đều mang lại hiệu quả cao nếu bạn thực hiện đúng các bước. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của mỗi người, hãy lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để ‘’xóa sổ’ hoàn toàn những nốt mụn cóc sần sùi giúp làn da trở nên mịn màng hơn.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề cách điều trị mụn cóc
    Mụn cóc phẳng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

    Mụn cóc phẳng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn cóc phẳng có thể lây lan nhanh giữa người với người, từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể người bệnh. Đa phần tình trạng này không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh thiếu tự tin. Để hiểu rõ hơn về mụn

    Mụn cóc có tự hết không? Cách điều trị đúng tránh lây lan

    Mụn cóc có tự hết không? Cách điều trị đúng tránh lây lan

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn cóc là bệnh lý ngoài da hình thành do virus HPV có nhiều dạng khác nhau và hình thành bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Vậy mụn cóc có tự hết không? Thực tế mụn cóc có thể tự rụng nhưng chỉ một tỷ lệ rất nhỏ và mất một thời gian

    Mụn cóc giai đoạn đầu: 6 Cách khiến mụn cóc tự rụng

    Mụn cóc giai đoạn đầu: 6 Cách khiến mụn cóc tự rụng

    Cập nhật: 29/01/2024 - Tác giả: Helen Lê Giang

    Mụn cóc giai đoạn đầu phát triển khá nhanh. Khi được điều trị sớm, mụn cóc có thể được loại bỏ nhanh chóng, hạn chế đau nhức và không làm lây lan mụn ra vùng da xung quanh. Để loại bỏ mụn cóc một cách an toàn, hiệu quả nhất, chúng ta cùng tìm hiểu

    Mụn cóc có nguy hiểm không? Cách điều trị dứt điểm

    Mụn cóc có nguy hiểm không? Cách điều trị dứt điểm

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Theo thống kê của Tổ chức Y khoa và Nghiên cứu Da liễu (AAD), khoảng 75% người dân trên thế giới bị mụn cóc tại thời điểm bất kỳ trong cuộc đời. Vậy mụn có có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ đi vào tìm hiểu và đưa đến cho bạn câu trả

    Vì sao mụn cóc nổi ở lòng bàn chân? Phương pháp trị mụn cóc

    Vì sao mụn cóc nổi ở lòng bàn chân? Phương pháp trị mụn cóc

    Cập nhật: 22/04/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn cóc ở chân là vấn đề phổ biến có thể gặp ở cả nam và nữ, ảnh hưởng đến sự tự tin và đem lại nhiều cảm giác khó chịu. Sự xuất hiện ở mụn cóc không chỉ khiến người gặp phải thấy xấu hổ, mà còn khó khăn khi diện những đôi giày,

    Mụn cóc ở ngón chân: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

    Mụn cóc ở ngón chân: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn cóc ở ngón chân là vấn đề da liễu phổ biến, xuất hiện ở ngón chân, gây ra sự khó chịu, cảm giác vướng víu. Nguyên nhân chủ yếu gây xuất hiện mụn cóc mọc ở ngón chân là rối loạn chuyển hóa, tiếp xúc với bệnh nhân bị mụn cóc, tự lây nhiễm

    icon