Tại sao xuất hiện mụn cóc ở tay? Cách điều trị mụn cóc dứt điểm

Mụn cóc ở tay dễ dàng lan rộng, gây đau nhức khi cọ xát, tiếp xúc với vùng da khác. Để trị mụn cóc ở tay, có rất nhiều phương pháp hiệu quả. Dưới đây là một số cách trị mụn cóc ở tay được áp dụng phổ biến giúp loại bỏ mụn nhanh chóng, an toàn.

I. Tại sao xuất hiện mụn cóc ở tay?

Mụn cóc xuất hiện ở tay do virus HPV tuýp 2 và tuyết 4 xâm nhập gây ra. Virus có thể xâm nhập thông qua các vết trầy xước trên da, sau đó phát triển thành các nốt mụn cóc ở tay.

Mụn cóc sau khi hình thành sẽ dễ dàng lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể, rất dễ lây từ người này sang người khác. Nếu sống chung, sử dụng vật dụng chung với người bị mụn cóc, bạn cũng có thể bị nhiễm virus và hình thành mụn cóc trên tay.

Ngoài ra, khi cơ thể bị suy yếu miễn dịch, bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm,..cũng có thể bị nổi mụn cóc ở tay.

II. Cách điều trị mụn cóc ở tay tại nhà

Mụn cóc ở tay có thể điều trị tại nhà bằng cách sử dụng quả sung, lá tía tô, tỏi, lô hội, vỏ chuối xanh,…Dưới đây là cách để sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để trị mụn cóc ngay tại nhà:

1. Trị mụn cóc bằng quả sung

Quả sung có thẻ được sử dụng để điều trị mụn cóc. Trong loại quả này có thành phần chống oxy hóa, kháng lại virus HPV, ngăn chúng sản sinh. Nhờ đó, khi dùng sung để trị mụn, các nốt mụn nhanh chóng khô lại và rụng, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Cách trị mụn cóc bằng quả sung được thực hiện đơn giản như sau:

– Bước 1: Dùng sung tươi cắt để sung rỉ mủ ra.

– Bước 2: Lấy mủ sung thoa trực tiếp lên nốt mụn cóc, chờ 40 phút rồi rửa sạch mủ trên da.

Quả sung có thẻ được sử dụng để điều trị mụn cóc

Quả sung có thẻ được sử dụng để điều trị mụn cóc

CHUYÊN GIA CHIA SẺ KINH NGHIỆM TRỊ MỤN CÓC TẠI NHÀ NHANH CHÓNG👇👇

đăng ký tư vấn

Xem thêm: 6 Cách điều trị mụn cóc sinh dục ở nam giới an toàn

2. Lá tía tô “đánh bay” mụn cóc nhanh chóng

Lá tía tô được dùng để loại bỏ mụn cóc nhanh chóng. Y học hiện đại đã chứng minh được lá tía tô có chứa thành phần limonene và perillaldehyde, chúng có thể được dùng để ức chế vi khuẩn HPV phát triển, loại bỏ và phòng ngừa mụn cóc.

Cách để sử dụng lá tía tô trị mụn cóc như sau:

– Bước 1: Làm sạch da, làm ấm để vùng da chai sần quanh mụn cóc mềm ra.

– Bước 2: Giã nhuyễn lá tía tô, sau đó vắt lấy nước cốt chấm lên nốt mụn. Phần nước cốt còn lại có thể dùng để uống.

– Bước 3: Phần bã rau tía tô đắp và cố định bằng gạc trên da để không bị rơi vãi.

– Bước 4: Để qua đêm, tháo băng, rửa sạch lại vào sáng hôm sau.

3. Dùng tỏi loại bỏ mụn cóc trên tay

Tỏi được xem như “thần dược” trong việc loại bỏ mụn cóc. Thành phần giàu Allicin nên tỏi có khả năng sát trùng tốt, ngăn chặn mầm bệnh, không cho chúng lây lan, phát triển.

Cách trị mụn cóc trên tay bằng nguyên liệu tỏi được thực hiện như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị 2-3 tép tỏi, giã nhuyễn và đắp trực tiếp lên nốt mụn cóc.

– Bước 2: Sử dụng gạc bọc xung quanh, để qua đêm rồi rửa sạch lại với nước.

Tỏi được xem như “thần dược” trong việc loại bỏ mụn cóc

Tỏi được xem như “thần dược” trong việc loại bỏ mụn cóc

4. Sử dụng lô hội để trị mụn cóc tại nhà

Có thể sử dụng lô hội để trị mụn cóc tại nhà. Thành phần có trong lô hội làm vi khuẩn không thể phát triển, đẩy nhanh quá trình phục hồi da, giúp các vết lở loét trên da do mụn cóc phục hồi nhanh chóng.

Cách dùng lô hội để trị mụn cóc được thực hiện đơn giản như sau:

– Bước 1: Sử dụng nước muối sinh lý pha loãng, vệ sinh vùng da bị mụn cóc.

– Bước 2: Loại bỏ vỏ lô hội, cạo lấy phần gel lô hội.

– Bước 3: Thoa gel lô hội lên da, sử dụng băng y tế để cố định lại, giữ trên da trong 3 giờ rồi làm sạch lại da.

5. Sạch mụn cóc bằng vỏ chuối xanh

Vỏ chuối xanh có tác dụng điều trị mụn cóc nhanh chóng bởi thành phần dưỡng chất có trong nguyên liệu này. Vitamin C, vitamin E, sắt, kali, mangan,…sẽ giúp làm dịu vùng da bị mụn cóc, chống lại vi khuẩn, kháng viêm và làm mờ sẹo sau điều trị.

Vỏ chuối xanh được ứng dụng trong loại bỏ mụn cóc trên tay được thực hiện như sau:

– Bước 1: Pha loãng muối cùng nước ấm, ngâm chân trong 20 phút để làm mềm da, sau đó loại bỏ phần da dày sừng xung quanh mụn cóc, sau đó lau khô chân.

– Bước 2: Tách lấy vỏ chuối xanh, xay nhuyễn rồi đắp lên nốt mụn, để qua đêm và làm sạch lại vào sáng hôm sau.

6. Sạch mụn cóc bằng mầm khoai tây tươi

Mầm khoai tây tươi được xem là một loại “chất độc” khi ăn vào trong cơ thể nhưng lại mang lại tác dụng tốt, hiệu quả khi điều trị mụn cóc.

Cách sử dụng mầm khoai tây tươi để trị mụn cóc được thực hiện như sau:

– Bước 1: Mua 1 củ khoai tây đang có dấu hiệu mọc mầm, để vào nơi ẩm thấp từ 3 ngày đến 1 tuần đợi mầm khoai tây nhú.

– Bước 2: Cắt mầm khoai tây, chà xát lên vùng da bị mụn cóc nhiều lần trong ngày, đều đặn và liên tục.

7. Giấm táo trị sạch mụn cóc

Giấm táo có chứa hàm lượng axit cao, có khả năng tiêu diệt hết virus gây mụn cóc, đốt cháy và phá hủy vùng da bị mụn cóc, kích thích hệ miễn dịch chống lại virus để ngăn virus tiếp tục phát triển gây mụn.

Cách dùng giấm tạo trị mụn cóc khá đơn giản như sau:

– Bước 1: Thoa trực tiếp giấm táo lên nốt mụn hoặc có thể pha giấm táo cùng một ít nước để giảm cảm giác châm chích sau khi khoa.

– Bước 2: Làm sạch lại da sau 20 phút thoa giấm táo.

Giấm táo có chứa hàm lượng axit cao, có khả năng tiêu diệt hết virus gây mụn cóc

Giấm táo có chứa hàm lượng axit cao, có khả năng tiêu diệt hết virus gây mụn cóc

Xem thêm: Cách điều trị mụn cóc tại nhà: Bỏ túi ngay 8 mẹo an toàn

III. Điều trị mụn cóc bằng thuốc

Điều trị mụn cóc bằng thuốc mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn so với các liệu pháp từ tự nhiên. Các loại thuốc có chứa hoạt chất Cantharidin và Acid Salicylic sẽ được ưu tiên trong việc điều trị loại mụn này.

1. Cantharidin

Cantharidin là một loại hoạt chất có thể được dùng để bôi ngoài da, thoa trực tiếp lên nốt mụn cóc. Sau khi thoa, vùng da bị mụn cóc sẽ phồng rộp, bắt đầu có biểu hiện bong tróc. Lớp da sừng xung quanh nốt mụn sẽ bong đầu tiên, sau đó đến các đầu mụn, chân mụn.

Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn khi trị mụn cóc, ngăn để lại sẹo, bạn nên chú ý tránh bôi thoa gần vùng da có vết thương hở.

2. Acid Salicylic

Acid Salicylic có nhiều loại, nồng độ từ 5 – 40%. Thoa Acid Salicylic lên da có thể làm bong tróc lớp sừng dày, loại bỏ mụn trên bề mặt da dễ dàng.

Trong quá trình sử dụng, bạn chỉ nên thoa Acid Salicylic trực tiếp lên vùng da bị mụn, không để thuốc dính sang vùng da lành hay các vết thương hở khác. Nếu có, cần phải lau sạch ngay lập tức để tránh trường hợp thuốc phát huy tác dụng gây lở loét ở các vùng da này.

IV. Cách điều trị mụn cóc ở tay tại bệnh viện

Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ áp dụng các liệu pháp điều trị mụn cóc theo chuẩn y khoa, tác động trực tiếp và loại bỏ nốt mụn nhanh chóng. Các phương pháp loại bỏ mụn bằng cách đốt điện được thực hiện như sau:

1. Đốt điện

Mụn cóc có thể loại bỏ bằng biện pháp đốt điện nhưng chỉ phù hợp với trường hợp mụn cóc có kích thước dưới 1cm. Khi áp dụng phương pháp này, dòng điện cao tần sẽ tác động trực tiếp lên nốt mụn, đốt bỏ chân mụn để loại bỏ tận gốc, không cho chúng tái phát.

Tuy nhiên, để tác động sâu bên trong chân mụn, bác sĩ sẽ phải khoét lấy hết ổ mụn, sau đó mới thực hiện đốt điện. Vết thương sau đốt điện loại bỏ mụn cóc cần được chăm sóc cẩn thận để tránh nhiễm trùng, hạn chế để lại sẹo xấu.

Mụn cóc có thể loại bỏ bằng biện pháp đốt điện

Mụn cóc có thể loại bỏ bằng biện pháp đốt điện

ĐÁNH BAY MỤN CÓC VỚI 1 LIỆU TRÌNH DUY NHẤT
Đăng ký tư vấn cùng chuyên gia

tư vấn cùng bác sĩ

Xem thêm: Bật mí 5 Cách trị mụn cóc bằng tỏi tận gốc, hiệu quả lâu dài

2. Áp lạnh

Liệu pháp áp lạnh được điều trị phân thành nhiều đợt khác nhau. Trong mỗi đợt điều trị, bác sĩ sẽ sử dụng khí ni tơ lỏng phun lên nốt mụn. Lúc này, tại vùng da bị mụn sẽ phồng rộp, hình thành mụn nước xung quanh. Sau một vài ngày, bệnh nhân có thể có cảm giác đau đớn, các mô da dần bong tróc kéo theo sự bong ra của mụn cóc. Nhờ vậy, nốt mụn được loại bỏ mà không để lại sẹo hay làm biến đổi sắc tố da.

2. Tiểu phẫu

Với phương pháp tiểu phẫu, bác sĩ sẽ loại bỏ các nốt mụn ở vùng da bề mặt bằng phẳng, kích thước mụn không lớn hơn 2cm. Trước khi cắt bỏ mụn, người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ để không bị đau đớn.

Sau khi loại bỏ nốt mụn, bác sĩ sẽ khâu kín, giúp vết thương không bị nhiễm trùng khi chăm sóc tại nhà, phục hồi nhanh. Tuy nhiên, bệnh cũng dễ dàng quay trở lại do nhân mụn có thể không được loại bỏ hoàn toàn.

V. Biện pháp phòng ngừa mụn cóc ở tay

Để phòng ngừa, ngăn mụn cóc hình thành ở tay, có một số biện pháp như sau:

– Luôn giữ cho da tay sạch sẽ, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước ấm. Thao tác rửa tay đúng chuẩn như hướng dẫn của Bộ Y tế để đảm bảo loại bỏ sạch sẽ vi khuẩn trên tay. Đặc biệt là khi tay tiếp xúc với bề mặt ở nơi công cộng, đụng vào đồ dùng cá nhân của người khác, nếu không rửa tay sạch sẽ rất dễ bị mụn cóc trở lại.

– Tránh để tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị mụn cóc hoặc vùng da bị nhiễm HPV để ngăn mụn cóc lây lan, mọc trên vùng da tay.

– Chế độ dinh dưỡng cân đối, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả kết hợp với một lối sống lành mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại virus gây bệnh.

– Không nên tự nặn, bóp mụn cóc vì hành động này có thể khiến da bị tổn thương, dễ làm lây lan vi khuẩn và tạo điều kiện cho mụn cóc mọc thêm nhiều ở vùng da xung quanh và các vùng da khác tiếp xúc với mụn.

– Khi xuất hiện các triệu chứng mụn cóc xuất hiện ở vùng da bị tổn thương, hãy ngay lập tức áp dụng các biện pháp để ngăn không cho virus HPV lây lan.

Việc điều trị mụn cóc ở tay được có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Quan trọng nhất vẫn là bạn phải lựa chọn được phương pháp phù hợp, áp dụng đúng cách để loại bỏ mụn nhanh chóng, an toàn.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề cách điều trị mụn cóc
    Mụn cóc lòng bàn tay: Nguyên nhân, nhận biết và cách điều trị

    Mụn cóc lòng bàn tay: Nguyên nhân, nhận biết và cách điều trị

    Mụn cóc lòng bàn tay hay còn gọi là mụn cóc tay, là một hiện tượng thường gặp xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau trên lòng bàn tay. Nguyên nhân chính có liên quan đến virus HPV (Human Papillomavirus), một loại virus lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc da.

    Tại sao xuất hiện mụn cóc ở tay? Cách điều trị mụn cóc

    Tại sao xuất hiện mụn cóc ở tay? Cách điều trị mụn cóc

    Mụn cóc ở tay tưởng chừng là một vấn đề nhỏ, nhưng thực tế đôi bàn tay là bộ phận quan trọng trên cơ thể, dễ gây chú ý với người đối diện. Nếu da tay không được chăm sóc cẩn thận hoặc có mụn cóc sẽ gây tâm lý tự ti đối với người

    4 Cách loại bỏ mụn cóc trên mặt đơn giản tại nhà

    4 Cách loại bỏ mụn cóc trên mặt đơn giản tại nhà

    Mụn cóc trên mặt với biểu hiện sần sùi, nổi cộm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Đặc biệt, dạng mụn cơm ở mặt nếu không được khắc chế dứt điểm sẽ lây lan sang rộng sang các vùng da lân cận và kéo dài mãi không hết. Vì thế, người bệnh cần

    Mụn cóc ở bụng: Hình ảnh nhận biết và cách chữa trị

    Mụn cóc ở bụng: Hình ảnh nhận biết và cách chữa trị

    Mụn cóc ở bụng là một loại u nhú hình thành do virus HPV tác động gây nên. Chúng có thể phát triển, lan sang nhiều vùng khác nhanh chóng khiến da sần sùi, thô ráp. Vậy nguyên nhân do đâu khiến mụn cóc hình thành ở vùng bụng? Điều trị mụn cóc lên ở

    Đốt mụn cóc giá bao nhiêu? Rủi ro khi đốt mụn cóc giá rẻ

    Đốt mụn cóc giá bao nhiêu? Rủi ro khi đốt mụn cóc giá rẻ

    Có thể loại bỏ mụn cóc bằng cách đốt bỏ. Phương pháp này giúp điều trị mụn cóc tận gốc dứt điểm, ngăn mụn tiếp tục phát triển và lan rộng. Vậy đốt mụn cóc giá bao nhiêu? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. I. Đốt mụn cóc giá bao nhiêu?II. Chi phí

    Bật mí 5 Cách trị mụn cóc bằng tỏi tận gốc, hiệu quả lâu dài

    Bật mí 5 Cách trị mụn cóc bằng tỏi tận gốc, hiệu quả lâu dài

    Mụn cóc không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ra rất nhiều phiền toái, khó chịu. Cách trị mụn cóc bằng tỏi tại nhà là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Vậy phương pháp chữa trị hiệu quả thế nào mà được nhiều người vận dụng đến thế? I. Tác dụng

    icon