Mụn bọc không đầu ở cằm là một trong những lý do khiến cho da sần sùi, sưng đau kéo dài. Bởi lẽ, mụn bọc hình thành ổ viêm sâu bên trong lỗ chân lông nên việc điều trị mất rất nhiều thời gian. Dưới đây là thông tin về mụn bọc ở cằm và cách để điều trị, phòng ngừa.
Mụn bọc không đầu mọc dưới cằm có biểu hiện rất dễ nhận biết như:
– Khi mới hình thành, mụn bọc xuất hiện như một chấm đỏ nhẹ trên da, sưng và có cảm giác hơi đau nhức, khó chịu.
– Sau 1-2 ngày, mụn phát triển lớn hơn, có màu ửng đỏ, cảm giác đau nhức lan nhanh. xuống vùng da xung quanh. Bằng mắt thường không thể nhìn thấy rõ nhân mụn dưới lỗ chân lông.
– Khoảng 3-5 ngày, vùng da bị mụn có thể xuất hiện dịch mủ bên trong nhưng không có đầu mụn.
– Mụn kéo dài dai dẳng, không tự xẹp nếu không được điều trị đúng cách.
Dấu hiệu của mụn bọc không đầu mọc ở cằm
Mụn bọc không đầu có nên nặn hay không?
Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
Có 4 nguyên nhân chính làm hình thành mụn bọc không có đầu dưới cằm bao gồm: Lỗ chân lông to, tuyến dầu nhờn hoạt động quá mức, rối loạn nội tiết tố, căng thẳng kéo dài,…
Lỗ chân lông to khiến dầu thừa, bụi bẩn, vi khuẩn dễ dàng tích tụ bên trong chân lông. Đây chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và dần hình thành mụn bọc. Thực tế, những người có lỗ chân lông to đang gặp các vấn đề về mụn bọc nhiều hơn.
Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức trên bề mặt da khiến cho chúng luôn trong tình trạng bóng dầu, dễ bám bụi bẩn, tạp chất. Khi sợi bã nhờn kết hợp với bụi bẩn, da chết sẽ làm lỗ chân lông bít tắc, khiến vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây ra tình trạng mụn trên da.
Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, bao gồm việc hình thành các nốt mụn bọc, mụn đầu đen,…đa phần liên quan đến vấn đề nội tiết. Nồng độ hormone Androgen tăng cao kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn, gây tắc nghẽn chân lông và làm hình thành mụn.
Vì vậy, mụn bọc không đầu thường sẽ thấy ở những thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ đang đến kỳ kinh nguyệt và phụ nữ đang mang thai.
Mụn bọc không đầu dưới cằm do rối loạn nội tiết tố
Căng thẳng, stress kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây rối loạn nội tiết tố, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Khi tình trạng này cứ tiếp diễn liên tục, làn da sẽ trở nên nhạy cảm hơn, lỗ chân lông bít tắc và dễ làm hình thành mụn bọc không có đầu dưới cằm.
Để điều trị mụn bọc không đầu, có thể được thực hiện bằng cách sử dụng thuốc, kem bôi thoa ngoài da, thuốc uống hoặc áp dụng liệu pháp ánh sáng để điều trị.
– Dùng thuốc bôi: Các loại thuốc bôi thoa ngoài da được dùng để trị mụn bọc thường chứa thành phần benzoyl peroxide, axit salicylic và retinoids. Các loại thuốc này sẽ được bác sĩ kê đơn để thoa theo đúng liều lượng cụ thể phù hợp với tình trạng mụn để khách hàng bôi thoa tại nhà.
– Uống thuốc theo chỉ dẫn từ bác sĩ: Trong trường hợp bôi thoa không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc isotretinoin cho khách hàng có tình trạng mụn nặng. Ngoài ra, một số loại kháng sinh khác cũng có trong hoạt chất trị mụn như: clindamycin, doxycycline,…cũng có tác dụng làm giảm viêm, mang lại hiệu quả điều trị tích cực. Tuy nhiên, những hoạt chất này không phù hợp với phụ nữ có thai, trẻ em trong độ tuổi dậy thì. Đồng thời, cũng không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài, chỉ nên dùng theo chỉ định để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Liệu pháp ánh sáng: Đây là phương pháp điều trị mụn bọc hiện đại, hiệu quả được áp dụng tại cơ sở y tế uy tín. Ánh sáng chiếu trực tiếp lên da phá vỡ cấu trúc mụn, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giảm viêm nhiễm và ngăn nguy cơ làm hình thành sẹo xấu.
Điều trị mụn bọc không đầu dưới cằm bằng liệu pháp ánh sáng
Điều trị mụn bọc ở cằm sai cách có thể dẫn đến các biến chứng khôn lường như: Tăng nguy cơ nhiễm trùng da, để lại sẹo xấu, viêm nang lông, lây lan mụn và nhiều tác dụng phụ khác.
Mụn bọc mọc ở dưới cằm, không có đầu mụn gây đau nhức kéo dài nếu không có phương pháp điều trị phù hợp. Mụn khi hình thành có ổ dịch mủ sâu bên trong nên việc nặn khá khó khăn. Khi cố tình nặn mà không đảm bảo sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, mụn phát triển thành ổ áp xe gây đau nhức kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Vùng da bị mụn xuất hiện sẹo rỗ, thâm sạm nếu việc điều trị không được đảm bảo. Việc này thường do quá trình trích nặn mụn tác động lực mạnh lên vùng da bị mụn, khiến cho vùng da này bị tổn thương. Khi điều trị khỏi, da khó phục hồi lại như hiện trạng ban đầu, có biểu hiện đau nhức, khó chịu.
Sau trị mụn bọc, có thể vùng da bị mụn sẽ xuất hiện viêm nang lông. Nang lông bị viêm có thể tiếp tục phát triển thành mụn đinh râu, dẫn đến viêm nhiễm, đau đớn kéo dài.
Mụn có thể lây lan sang các vùng da xung quanh do quá trình điều trị không đúng cách làm lây lan vi khuẩn gây mụn.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị, việc tự ý sử dụng thuốc, không nắm rõ khuyến cáo từ bác sĩ da liễu có thể gây ra tác động như: Biến chứng thai kỳ, chảy máu cam, rối loạn chuyển hóa, gây bệnh trầm cảm,…
Để bảo vệ làn da, ngăn ngừa mụn bọc không đầu tiếp tục tái trở lại ở vùng cằm, bạn nên:
– Thay đổi thói quen chăm sóc da, làm sạch da kỹ càng 2 lần mỗi ngày, cấp ẩm đầy đủ cho da.
– Bổ sung vitamin, dưỡng chất cho cơ thể thông qua việc ăn uống khoa học, nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước.
– Không thức khuya, không làm việc quá sức, tránh căng thẳng kéo dài.
– Luyện tập thể dục thể thao đầy đủ, mỗi ngày thông qua việc chạy bộ, tập yoga…
– Thường xuyên thay chăn gối, ga giường để bảo vệ da, giúp làn da sạch khuẩn, ngăn mụn tái phát.
Nên thường xuyên thay chăn gối, ga giường để bảo vệ da
INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ TRỊ MỤN UY TÍN SỐ 1
Mụn bọc không đầu ở cằm hiện vẫn là một trong những vấn đề về mụn khó điều trị và dễ gây biến chứng. Vì vậy, khách hàng cần cân nhắc kỹ trong việc lựa chọn phương pháp điều trị để sớm lấy lại làn da căng bóng, sáng mịn màng.
Nhập thông tin của bạn
×