Mụn bọc không nặn có tự hết không? Cách trị dứt điểm

Mụn bọc không có đầu, thường sưng khá to và gây đau nhức nhiều. Vùng da xung quanh nốt mụn bọc căng cứng, đỏ ửng do các ổ viêm hình thành bên dưới, gây áp lực lên bề mặt da. Vậy khi bị mụn bọc không nặn có tự hết không? Làm thế nào để điều trị mụn bọc hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc da?

I. Mụn bọc không nặn có tự hết không?

Mụn bọc không nặn có thể hết được nhưng cần có biện pháp can thiệp từ bên ngoài đúng cách.

Mụn bọc thường xuất hiện do triệu chứng viêm nhiễm ở sâu bên trong da. Do vị trí viêm ở sâu bên trong nên mụn thường không có đầu, rất khó để nặn, loại bỏ nhân mụn. Thay vào đó, việc chăm sóc da, sử dụng sản phẩm bôi thoa ngoài da, kết hợp uống thuốc hoặc điều trị ứng dụng công nghệ cao theo chỉ định của bác sĩ có thể làm nhân mụn tự tiêu mà không cần tác động nặn để loại bỏ nhân bên trong.

Mụn bọc không nặn thường mất một thời gian để giảm viêm. Điều quan trọng là bạn luôn phải duy trì một chế độ làm sạch da hàng ngày, tránh chạm vào mụn hoặc nặn chúng và theo dõi tiến triển của mụn bọc trên da. Nếu mụn không giảm đi hoặc trở nên tồi tệ hơn sau một thời gian dài, bạn nên thăm bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị chuyên sâu.

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

II. Lỡ nặn mụn bọc rồi có làm sao không?

Nếu đã lỡ chích và nặn mụn bọc tại nhà nhưng không thể tiếp cận được nhân mụn để loại bỏ chúng, bạn buộc phải đến cơ sở y tế để được bác sĩ hỗ trợ.

Như đã chia sẻ ở trên, nhân mụn bọc nằm sâu dưới da, rất khó để loại bỏ. Vì vậy, nếu không có kỹ năng, chuyên môn, một người bình thường đa phần đều không thể loại bỏ sạch sẽ nhân mụn. Nếu có, vùng da xung quanh nốt mụn cũng bị trầy xước, tổn thương nhiều do tác động một lực tay quá mạnh lên da.

III. Nguy cơ biến chứng vì nặn mụn bọc tại nhà

Nặn mụn bọc tại nhà có thể làm tăng nguy cơ biến chứng. Dưới đây là một số trường hợp biến chứng thường gặp vì nặn mụn không đúng cách:

– Tăng nguy cơ nhiễm trùng vùng da bị mụn

Nặn mụn bọc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, gây ảnh hưởng đến kết cấu da. Nặn loại bỏ mụn bọc buộc phải chích mở lỗ da, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Khi thiết bị nặn mụn không được vệ sinh sạch sẽ, nguy cơ nhiễm trùng cao, dẫn đến sưng đỏ, đau nhức hơn sau khi nặn.

– Có thể bị sẹo sau nặn mụn bọc

Nặn mụn bọc làm tổn thương vùng da xung quanh do tác động lực mạnh đẩy nhân mụn nằm sâu bên trong lỗ chân lông. Kỹ thuật không đúng làm trầy xước da, khiến làn da mỏng, nhạy cảm hơn.

Nặn mụn bọc làm tổn thương vùng da xung quanh và dễ để lại sẹo xấu trên da

Nặn mụn bọc làm tổn thương vùng da xung quanh và dễ để lại sẹo xấu trên da

– Nguy cơ cao hình thành ổ mụn mới

Nặn mụn không đúng cách khiến vi khuẩn như nốt mụn ban đầu lây lan sang các vùng da khác làm hình thành mụn bọc ở các vị trí mới xung quanh nốt mụn cũ.

Vì vậy, để tránh nguy cơ bị biến chứng sau khi nặn mụn, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

– Không được nặn mụn tại nhà, đặc biệt là đối với mụn bọc không đầu để tránh biến chứng nguy hiểm.

– Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, chăm sóc da bằng các sản phẩm dịu nhẹ với làn da mụn để giảm viêm, tiêu sưng.

– Làm sạch da cẩn thận, kỹ càng 2 lần mỗi ngày kể cả khi không trang điểm.

Nếu tình trạng mụn trên da không có cải thiện, thăm khám bác sĩ sẽ là giải pháp tốt nhất giúp bạn điều trị mụn hiệu quả hơn.

IV. Bị mụn bọc có để lại sẹo không?

Mụn bọc nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại sẹo thâm hoặc sẹo rỗ. Bởi đây là một trong những loại mụn cứng đầu, khó điều trị nhất. 

Nguyên nhân của tình trạng này là do khi mụn mới hình thành, nếu không được phát hiện sớm, điều trị triệt để có thể vô tình làm cho mụn nặng hơn nhanh chóng. Điều này dẫn đến hậu quả vùng da bị mụn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau khi điều trị khỏi, nguy cơ bị sẹo thâm, sẹo rỗ rất dễ xảy ra khiến cho làn da sần sùi, không đều màu.

Ngoài ra, nếu bạn tự ý nặn mụn trong giai đoạn và thao tác nặn không đúng cách sẽ khiến cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ hình thành sẹo rỗ.

Mụn bọc nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại sẹo thâm hoặc sẹo rỗ

Mụn bọc nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại sẹo thâm hoặc sẹo rỗ

V. Cách để trị mụn bọc an toàn, hiệu quả

Mụn bọc có nhiều cách để điều trị khác nhau. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn một trong 3 cách điều trị dưới đây:

1. Sử dụng thuốc bôi trị mụn

Sử dụng thuốc bôi trị mụn bọc là lựa chọn phù hợp với tình trang mụn bọc mới hình thành. Trong các loại thuốc bôi trị mụn bọc thường chứa những thành phần sau:

– Retinoid: Retinoid là một dẫn chất của vitamin A, có tác dụng giảm tiết dầu nhờn trên da, loại bỏ dầu thừa, ngăn viêm nhiễm ở vùng mụn.

– Acid Salicylic: Acid Salicylic đóng vai trò như một hoạt chất giúp tẩy tế bào chết cho da, làm sạch bề mặt da và sâu bên trong lỗ chân lông giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, làm giảm cảm giác đau nhức, khó chịu khi bị mụn.

– Benzoyl Peroxide: Là một loại hoạt chất có khả năng loại bỏ ổ vi khuẩn gây mụn, làm khô nhân mụn, giảm sưng đau hiệu quả.

2. Uống thuốc hỗ trợ điều trị vấn đề mụn bọc từ bên trong

Với một số trường hợp mụn bọc nặng, các phương pháp điều trị thông thường không mang lại hiệu quả thì lúc này, cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại kháng sinh giúp ức chế vi khuẩn gây mụn từ bên trong thông qua đường uống. Một số hoạt chất thường thấy trong các loại thuốc uống trị mụn bọc có thể kể đến như:

– Tetracycline: Giúp làm giảm viêm, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và gây bệnh, kiểm soát tình trạng viêm tuyến bã nhờn, giúp phục hồi da nhanh chóng.

– Minocycline: Chống viêm, ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn gây mụn.

– Clindamycin: Hỗ trợ ngăn ngừa vi khuẩn, kháng viêm, tiêu sưng hiệu quả.

Uống thuốc hỗ trợ điều trị vấn đề mụn bọc từ bên trong

Uống thuốc hỗ trợ điều trị vấn đề mụn bọc từ bên trong

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ TRỊ MỤN UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

3. Điều trị tại phòng khám da liễu

Với những người có làn da nhạy cảm, áp dụng các biện pháp trị liệu thông thường tại nhà không hiệu quả, nên đến phòng khám da liễu để điều trị dứt điểm tránh tình trạng mụn trở nặng, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng.

Dưới đây là một số phương pháp trị mụn bọc phổ biến tại các phòng khám da liễu:

– Trị mụn bọc bằng cách sử dụng laser: Sử dụng chùm tia sáng laser với bước sóng phù hợp giúp tác động lên vùng bị mụn, giúp triệt tiêu ổ vi khuẩn gây mụn, từ đó điều trị mụn bọc hiệu quả, làm mờ vùng thâm mụn nhanh chóng và ngăn tái phát sau điều trị.

– Tiểu phẫu loại bỏ mụn bọc: Đây là phương pháp trị mụn bọc áp dụng cho những trường hợp mụn đã viêm thành ổ áp xe, sưng đau nhức kéo dài. Lúc này, buộc bác sĩ phải gây tê, rạch để nạo sạch mủ bên trong để tránh nhiễm trùng tiếp tục lan sang vùng khác. Người bệnh sẽ được uống kháng sinh, thuốc bôi để ức chế, ngăn vi khuẩn tiếp tục xâm nhập.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề mụn bọc không nặn có hết không. Qua bài viết, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức hữu ích, từ đó xử lý đúng cách khi bị mụn. Bởi nếu nặn mụn hoặc xử lý mụn không đúng, không kịp thời có thể dẫn đến hình thành ổ áp xe viêm nhiễm và gây biến chứng về sau.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN
    Gọi điện
    icon
    Báo giá
    icon

    Tư vấn