Mụn cóc dưới bàn chân: Cách chữa trị và phòng ngừa

Mụn cóc dưới bàn chân là một dạng nhiễm trùng da do virus HPV gây ra. Mụn cóc không điều trị sẽ lây lan sang vùng da khác, gây cảm giác khó chịu, đau đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy mụn cóc có biểu hiện như thế nào, làm sao để trị mụn cóc hiệu quả?

I. Mụn cóc dưới bàn chân có biểu hiện như thế nào?

Mụn cóc ở dưới lòng bàn chân còn được gọi là mụn cóc Plantar, gây ra do virus Human Papilloma (HPV) tấn công, thường là HPV type 1, 2, 4, 60 và 63

Loại virus này sinh sống, phát triển tốt ở những nơi ẩm thấp, nhất xung quanh khu vực bể bơi, trong giày dép, tủ đồ,…Khi da bị trầy xước, có những vết thương hở sẽ tạo cơ hội để virus xâm nhập và gây mụn cóc.

Mụn cóc ở chân có thể khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, đau nhức vì chúng thường nằm ở nơi bị chèn ép, vị trí tác động lực khi đi lại. Mụn cóc dễ lây lan sang khu vực khác, tăng kích thước nhanh và gây đau.

Biểu hiện của mụn cóc dưới bàn chân

Biểu hiện của mụn cóc dưới bàn chân

II. Hình ảnh mụn cóc dưới bàn chân

Dưới đây là một số hình ảnh của mụn cóc mọc ở dưới bàn chân:

Nốt mụn cóc to dưới bàn chân

Nốt mụn cóc to dưới bàn chân

Mụn cóc mọc tại vị trí nhạy cảm ở bàn chân, ảnh hưởng đến chức năng vận động

Mụn cóc mọc tại vị trí nhạy cảm ở bàn chân, ảnh hưởng đến chức năng vận động

Nhiều nốt mụn cóc cùng một lúc dưới lòng bàn chân

Nhiều nốt mụn cóc cùng một lúc dưới lòng bàn chân

III. Triệu chứng mụn cóc ở dưới lòng bàn chân

Khi mụn cóc mới hình thành, chúng nhanh chóng phát triển về kích thước kèm theo các triêu chứng như:

– Mụn sưng rộp ở lòng vùng lòng bàn chân.

– Nốt mụn sần sùi, lớp da xung quanh mụn màu vàng, ở giữa có nhiều chân mụn đen là dấu hiệu của sự vón cục mao mạch.

– Xuất hiện nhiều cục chai sần quanh nốt mụn, gây khó khăn cho việc đi lại.

– Mụn cóc ăn sâu vào da, khiến người bệnh có cảm giác như có gì đó dưới chân rất khó chịu, ảnh hưởng đến vận động, đi lại.

– Mụn cóc để lâu có thể lây lan sang các vùng da khác của chân, kích thước cũng lớn dần lên gây đau cho người bệnh.

IV. Mụn cóc ở dưới lòng bàn chân có nguy hiểm không?

Mụn cóc dưới lòng bàn chân không nguy hiểm, thường vô hại đối với sức khỏe. Tuy nhiên, chúng lại gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến chức năng vận động của chân, giảm chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, mụn cóc có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc với dịch tiết mụn cóc do chạm vào, sử dụng chung đồ dùng cá nhân nên người bị mụn cóc nên điều trị sớm.

V. Lý do khiến mụn cóc mọc ở dưới lòng bàn chân

Có 3 lý do chính khiến mụn cóc mọc ở dưới lòng bàn chân bao gồm: Trầy xước ở lòng bàn chân, rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, bị lây nhiễm từ người khác.

1. Trầy xước ở lòng bàn chân

Khi có vết thương hở ở lòng bàn chân như: vết trầy xước, vết cắt, virus HPV có thể xâm nhập vào trong cơ thể thông qua vết thương và phát triển, hình thành mụn cóc. Bên cạnh đó, lòng bàn chân là nơi tiếp xúc thường xuyên với bụi bẩn, tạo điều kiện thuận lợi để virus phát triển.

2. Rối loạn chuyển hóa

Người mắc chứng rối loạn chuyển hóa, mắc các bệnh như: Đái tháo đường, mỡ máu,…hay các bệnh suy giảm miễn dịch: HIV/AIDS, lao phổ, người có hệ miễn dịch yếu: phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh,…thường dễ mắc nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là nhiễm virus HPV nên gây ra mụn cóc ở dưới lòng bàn chân.

3. Lây nhiễm từ người khác

Mụn cóc là tình trạng có thể lây nhiễm từ người này sang người khác, qua da hoặc qua đường sinh dục. Bệnh này thường gặp ở những người làm móng, do tiếp xúc với bàn chân của người bệnh mà không có phương tiện bảo hộ. Tùy theo vùng da tiếp xúc với người bệnh mà mụn cóc có thể ở tay, chân, niêm mạc miệng, cơ quan sinh dục….

VI. Cách chữa mụn cóc ở lòng bàn chân

Có 2 phương pháp chữa mụn cóc ở lòng bàn chân phổ biến: trị mụn cóc tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên (chuối xanh, quả sung, tỏi,…) và trị mụn cóc ở chân chuẩn y khoa (Sử dụng Acid Salicylic, Đốt mụn cóc bằng laser CO2,…)

1. Trị mụn cóc ở chân tại nhà

Mụn có ở chân có thể điều trị tại nhà bằng cách áp dụng phương pháp dân gian như sử dụng quả sung, chuối xanh. Cách áp dụng như sau:

1.1. Chuối xanh

Trong chuối xanh có nhiều nhựa. Nhựa chuối có hàm lượng lớn chất Tanin, Polyphenol và Carotenoid có tác dụng giảm viêm, diệt khuẩn. Sử dụng nhựa chuối xanh thoa vào mụn cóc có tác dụng điều trị tốt.

– Bước 1: Rửa sạch quả chuối, gọt vỏ quả chuối xanh.

– Bước 2: Lấy vỏ chuối xanh chà lên nốt mụn 2 lần một ngày, liên tục trong 1 tuần.

Sử dụng chuối xanh để điều trị mụn cóc

Sử dụng chuối xanh để điều trị mụn cóc

1.2. Quả sung

Quả sung là loại quả được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Thế nhưng ít ai biết được quả sung có tác dụng tốt trong việc chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế virus gây bệnh. Cách sử dụng sung để trị mụn cóc bàn chân:

– Bước 1: Sử dụng 2-3 quả sung ép lấy nước cốt

– Bước 2: Thấm nước cốt quả sung vào bông gạc, bôi lên nốt mụn cóc.

1.3. Tỏi

Trong củ tỏi có chứa lượng hợp chất allicin. Chất này có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ tương tự như các loại thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn, trong đó có chủng virus HPV.

Ngoài ra, tỏi còn có thể giúp các chữa lành các vết thương do vi khuẩn, virus gây ra nhanh hơn, làm tăng tốc độ tái tạo tế bào, phục hồi da.

Cách để điều trị mụn cóc bằng tỏi được thực hiện bằng cách làm như sau:

– Bước 1: Rửa tay và vùng da cần trị mụn cóc sạch sẽ.

– Bước 2: Lấy 3 tép tỏi, giã nhuyễn tất cả tép tỏi.

– Bước 3. Dùng bông gạc cho tỏi giã nhuyễn và 1 thìa mật ong vào, bọc lên nốt mụn cóc dưới bàn chân, để qua đến đến sáng, sau đó vệ sinh lại da. 

2. Phương pháp trị mụn cóc dưới chân chuẩn y khoa

2.1. Sử dụng Acid Salicylic

Acid Salicylic là dạng thuốc bôi có thể dễ dàng mua ở các tiệm thuốc lớn nhỏ. Các loại thuốc này có công dụng loại bỏ lớp tế bào sừng, làm bong tróc các tế bào này, tiêu diệt virus HPV từ từ. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này chậm, có thể mất đến vài tuần để loại bỏ mụn.

2.2. Đốt mụn cóc bằng laser CO2

Biện pháp sử dụng ánh sáng laser bắt đầu bằng việc loại bỏ mô sừng dày ở nốt mụn cóc, sau đó tiến hành laser lên bề mặt mụn. Khi đó, lớp thượng bì sẽ bị phân ly bởi nhiệt, giúp da trở về trạng thái tự nhiên, hết sần sùi.

2.3. Áp lạnh

Các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp áp lạnh – sử dụng khí nitơ lỏng được đông lạnh để để trị mụn cóc ở bàn chân. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là dễ để lại sẹo xấu khi không được chăm sóc tốt sau điều trị.

VII. Cách phòng ngừa mụn cóc ở chân

Có thể giảm nguy cơ nhiễm virus, ngăn mụn cóc ở chân lây lan bằng cách thực hiện theo các điều sau:

– Đi giày, dép khi sử dụng phòng thay đồ công cộng, ở bể bơi hoặc tập luyện ở phòng gym.

– Thường xuyên rửa bàn chân bằng xà phòng diệt khuẩn mỗi khi đi ra ngoài về.

– Không đi chung giày, dép với người đang bị mụn cóc.

– Rửa tay, sát khuẩn kỹ càng khi chạm vào mụn cóc để tránh mụn lây lan.

– Không dùng chung các vật dụng cắt móng, dũa móng với người khác.

– Thay tất thường xuyên, vệ sinh giày dép định kỳ.

Mụn cóc dưới bàn chân được đánh giá là khó điều trị, nếu điều trị không đúng cách thì dễ để lại sẹo xấu trên da. Hoặc khi không loại bỏ sạch sẽ chân mụn thì mụn vẫn tiếp tục phát triển và tiềm ẩn nguy cơ lây lan. Vì vậy, hãy lựa chọn đúng phương pháp, đúng địa chỉ uy tín để trị mụn cóc.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN
    Gọi điện
    icon
    Báo giá
    icon

    Tư vấn