Mụn cóc ở lòng bàn chân là vấn đề thường gặp, gây ra khá nhiều khó chịu, cảm giác không thoải mái. Trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về mụn cóc, nguyên nhân gây mụn cóc mọc ở chân, phương pháp điều trị hiệu quả. Hãy cùng khám phá cách chăm sóc để giữ cho bàn da chân luôn mịn màng, khỏe mạnh.
Mụn cóc ở lòng bàn chân thường xuất hiện dưới dạng nốt mụn nhỏ, rộp, sần sùi trên lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay. Màu sắc mụn cóc có màu giống màu da, đen, nâu hoặc xám đen.
Mụn cóc mọc ở chân nếu không được xử lý sẽ xuất hiện mảng mô sẹo trong da. Nhận biết sớm mụn cóc là rất quan trọng, nhằm ngăn ngừa tình trạng mụn trầm trọng, đảm bảo sức đề kháng cho da. Khi đang nghi ngờ mình bị mụn cóc ở trong lòng bàn chân, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về phương pháp điều trị.
Mụn cóc xuất hiện lòng bàn chân dưới dạng nốt mụn nhỏ, rộp, sần sùi
Tham khảo một số hình ảnh mụn cóc xuất hiện ở bàn chân để nhận biết chính xác:
Mụn cóc mọc nhiều ở lòng bàn chân
Mụn cóc nhiều kích thước, mọc quanh ngón chân, kẽ chân, lòng bàn chân
Mụn cóc phát triển rộng trên vùng da ở lòng bàn chân
Nốt mụn cóc thường gặp ở chân
Mụn cóc xuất hiện ở chân không phải ngẫu nhiên, mà do một số nguyên nhân phổ biến như: do vết trầy xước, lây nhiễm từ người khác, rối loạn chuyển hóa, tiếp xúc với bệnh nhân có mụn cóc.
Mụn cóc có thể xuất hiện do vết trầy xước da ở lòng bàn chân, khi chân tiếp xúc với bề mặt cứng như sàn gỗ, đá, ma sát với mặt đường. Vết trầy xước tạo điều kiện để virus gây ra mụn cóc như virus HPV.
Khi virus xâm nhập qua vết thương, gây ra sự hình thành, phát triển của mụn cóc. Vậy nên việc bảo vệ đôi chân khỏi các tác động cơ học như trầy xước là việc quan trọng, giúp ngăn ngừa mụn cóc hiệu quả.
Mụn cóc có khả năng lây nhiễm, lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc da. Nếu da của người này tiếp xúc với da của người mắc mụn cóc, đặc biệt ở chân, cũng có nguy cơ lây nhiễm virus HPV, nguyên nhân gây mụn cóc.
Việc tiếp xúc với các vật dụng cá nhân như giày dép, vật dụng vệ sinh cá nhân của người bị mụn cóc cũng gây lây nhiễm. Vậy nên hãy hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị mụn cóc, thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân để ngăn ngừa lây lan.
Lây nhiễm mụn cóc từ người khác
Một số người sẽ trải qua rối loạn chuyển hóa, gây sự thay đổi trong cấu trúc, chức năng da. Rối loạn chuyển hóa sẽ khiến da ở lòng bàn chân dễ tổn thương, tạo điều kiện để virus HPV xâm nhập gây mụn cóc.
Rối loạn chuyển hóa thường do di truyền hoặc do nội tiết gây ra. Trong trường hợp này, việc điều trị rối loạn chuyển hóa sẽ ngăn ngừa mụn cóc hiệu quả.
Nếu bạn tiếp xúc với bệnh nhân có mụn cóc trong môi trường ẩm ướt như bể bơi, tắm biển, sẽ dễ tạo điều kiện thuận lợi để virus HPV lây nhiễm. Việc thực hiện các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với người bị mụn cóc, hạn chế tiếp xúc trong môi trường ẩm ướt để phòng tránh tình trạng này.
Tiếp xúc với bệnh nhân có mụn cóc
Mụn cóc mọc ở trong lòng bàn chân thường không được coi là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có thể tự khỏi ngay cả khi không điều trị, đặc biệt là ở trẻ em dưới 12 tuổi. Tuy nhiên, mụn cóc ở chân vẫn cần được điều trị triệt để, tránh gây khó chịu, đau đớn, làm giảm sự thoải mái của người bị mụn cóc, ảnh hưởng đến khả năng vận động và gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động xã hội.
Mụn cóc nếu không điều trị sẽ dễ lây lan đến các vùng khác thông qua tiếp xúc da. Điều này gây tình trạng lan rộng của mụn cóc, khiến mụn trở nên khó kiểm soát hơn.
Vì vậy, mặc dù mụn cóc xuất hiện ở chân không nguy hiểm, nhưng cần được điều trị triệt để, nhằm giảm sự khó chịu, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Điều trị mụn cóc có nhiều phương pháp như: Áp lạnh, đốt điện, tiểu phẫu, sử dụng tia laser Co2, dùng thuốc trị mụn cóc chứa axit salicylic.
Áp lạnh là phương pháp trị mụn cóc bằng cách sử dụng nhiệt độ lạnh để đóng băng, tiêu diệt nốt mụn cóc. Khi áp lạnh lên nốt mụn, nó sẽ làm đông lạnh mụn cóc, tiêu diệt virus khiến mụn tự bong dần.
Phương pháp áp lạnh khá an toàn, không gây đau đớn, nhưng một số người sẽ thấy khó chịu khi tiếp xúc với lạnh cực độ. Áp lạnh là phương pháp tương đối đơn giản, được thực hiện tại phòng khám y khoa.
Phương pháp áp lạnh khá an toàn, không gây đau đớn
Đốt điện là phương pháp trị mụn cóc bằng cách dùng điện triệt tiêu mụn cóc. Một luồng điện cực nhỏ được đặt vào nốt mụn cóc, sử dụng dòng điện làm cháy mụn cóc.
Phương pháp đổ điện có thể áp dụng đối với trường hợp mụn cóc kích thước lớn, vì mang lại hiệu quả cao. Đốt điện được thực hiện tại phòng khám y khoa, cần kiến thức chuyên môn cao.
Trong trường hợp mụn cóc kích thước lớn, phức tạp, tiểu phẫu sẽ là cách phù hợp để điều trị mụn cóc ở lòng bàn chân. Quá trình tiểu phẫu sẽ thực hiện vết cắt nhỏ, nhằm loại bỏ hoàn toàn mụn cóc, sau đó sẽ khâu đóng lại da.
Tiểu phẫu là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhưng cần thời gian hồi phục, chăm sóc.
Tại Viện thẩm mỹ Kangnam có ứng dụng tia Laser CO2 điều trị mụn cóc. Laser CO2 tiêu diệt mụn cóc một cách hiệu quả, ngay cả trong các trường hợp mụn cóc lớn và cứng đầu. Ánh sáng laser tập trung vào mụn cóc và tạo ra hiệu ứng nhiệt, làm cho mụn cóc chết và bong ra sau một thời gian ngắn.
Công nghệ laser CO2 siêu xung có khả năng định vị chính xác các nốt mụn cóc, giúp tiêu diệt mụn mà không gây tổn thương cho da xung quanh.
Phương pháp điều trị bằng laser CO2 siêu xung ít gây đau đớn, không đòi hỏi sử dụng tê bài hoặc gây mê. Quá trình thực hiện trở nên thoải mái cho người đang có mụn cóc. Sau khi sử dụng laser CO2 siêu xung, thời gian hồi phục sẽ ngắn hơn so với các phương pháp điều trị khác như tiểu phẫu. Vùng da điều trị sẽ tự tái tạo, không để lại vết thâm lâu dài.
Phương pháp điều trị bằng laser CO2 siêu xung ít gây đau đớn
Thuốc chứa axit salicylic là phương pháp trị mụn cóc tại nhà bằng thuốc bôi. Axit salicylic giúp làm mềm da, làm bong dần cục mụn cóc.
Sản phẩm chứa axit salicylic thường có dạng dầu, kem hoặc băng dán, dễ dàng thực hiện tại nhà. Sử dụng thuốc chứa axit salicylic là lựa chọn an toàn, tiết kiệm chi phí.
Ít ai biết mụn cóc có thể được loại bỏ bằng những nguyên liệu thiên nhiên như chuối xanh, quả sung, tỏi, giấm táo. Cùng tham khảo các phương pháp trị mụn cóc dân gian tại nhà dưới đây:
Vỏ chuối xanh chứa nhiều dưỡng chất, trong đó có lutein, kali, có công dụng cải thiện mụn cóc hiệu quả. Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học cụ thể, nhưng nhiều người cho thấy việc dùng vỏ chuối mang lại lợi ích cho làn da có mụn cóc.
Cách làm: Rửa sạch khu vực da bị mụn cóc với xà phòng, sau đó lau khô. Cắt ngang quả chuối xanh để cho phần nhựa chuối chảy ra. Bôi nhựa chuối trực tiếp lên vùng da bị mụn cóc trong khi da vẫn đang ẩm. Lặp lại quy trình này mỗi lần trong khoảng 5 đến 10 phút vào buổi sáng và tối.
Dùng chuối xanh trị mụn cóc mọc ở chân
Chữa mụn cóc bằng trái sung tươi là phương pháp điều trị tự nhiên, nhiều người áp dụng. Trong quả sung tươi có chứa chất chống oxy hóa, nhựa sung có tính kháng virus trong nước, ngăn chặn không cho mụn cóc lây lan.
Cách làm: Chọn những quả sung còn tươi, có nhựa. Lấy nhựa từ trái sung bôi trực tiếp lên những nốt mụn cóc. Đảm bảo lớp nhựa che phủ đầy đủ những vùng bị mụn cóc. Đợi khoảng 40 phút để cho lớp nhựa sung tác động lên mụn cóc và rửa lại với nước ấm.
Tỏi là nguồn dồi dào các chất kháng viêm và kháng khuẩn, có khả năng điều trị mụn cóc rất tốt. Tỏi chứa một hoạt chất đặc biệt, đánh bại được các vi khuẩn và vi rút, từ đó ngăn ngừa nhiễm khuẩn, điều trị hiệu quả mụn cóc ở lòng bàn chân.
Cách làm: Chọn vài tép tỏi tươi, rửa sạch và giã nát tép tỏi để lấy nước cốt. Thoa trực tiếp lượng nước cốt tỏi này lên bề mặt của mụn cóc. Để cho nước cốt tỏi tác động, giữ nguyên nó trên mụn cóc khoảng từ 2 đến 3 giờ rồi rửa lại.
Dùng tỏi trị mụn cóc xuất hiện trong lòng bàn chân
Giấm táo là giải pháp tự nhiên để xử lý mụn cóc xuất hiện trong lòng bàn chân. Giấm táo có chứa nhiều acid như acid malic, acid lactic, và acid salicylic. Các hợp chất trên có khả năng ăn mòn nốt mụn, ngăn chặn sự lây lan của virus HPV, nguyên nhân gây mụn cóc.
Cách làm: Thấm bông gòn vào giấm táo, để bông gòn hấp thụ đủ lượng giấm. Đắp miếng bông gòn giấm táo trực tiếp lên vùng da bị mụn cóc. Sử dụng một dải băng cá nhân để băng lại bông gòn qua đêm.
Một số trường hợp mụn cóc mọc ở lòng bàn chân bị chảy máu, đau, ngứa không thuyên giảm, có dấu hiệu nhiễm trùng, gây khó khăn khi đi lại, cần đến gặp bác sĩ, tránh để xảy ra những vấn đề nghiêm trọng khác.
Cụ thể dưới đây là những trường hợp mụn cóc ở chân nên gặp bác sĩ:
– Mụn cóc gây đau, khó chịu khi đi lại hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày.
– Mụn có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, nóng, có mủ, đau đớn.
– Mụn cóc không thuyên giảm sau một thời gian dài.
– Mụn cóc ở chân có dấu hiệu chảy máu hoặc có bất kỳ dấu hiệu chảy máu nào bất thường.
Mụn có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, nóng, có mủ, đau đớn
Ngăn ngừa mụn cóc xuất hiện ở lòng bàn chân là việc quan trọng để duy trì sức khỏe, sự thoải mái cho đôi chân. Dưới đây là những cách ngăn ngừa mụn cóc hiệu quả:
– Rửa chân hàng ngày bằng xà phòng và nước ấm, lau khô mỗi khi rửa chân.
– Sử dụng tất sạch, vệ sinh giày, dép thường xuyên. Nếu phải đeo giày trong thời gian dài, hãy thường xuyên tháo giày để cho đôi chân thoát hơi, tránh ẩm ướt.
– Hãy tránh tiếp xúc trực tiếp với người có mụn cóc, ngăn lây truyền.
– Tránh việc tổn thương da bàn chân, ví dụ như trầy xước hoặc thương tích, vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, xuất hiện mụn cóc.
– Đảm bảo giày và dép vừa vặn, không quá chật hay quá rộng.
– Để tránh nguy cơ lây nhiễm từ người khác, không sử dụng giày, dép, hoặc vớ của người khác.
– Để tránh nguy cơ lây nhiễm từ người khác, không sử dụng giày, dép, hoặc vớ của người khác.
Mụn cóc ở lòng bàn chân có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, vì vậy quan tâm đến vệ sinh, sức khỏe cho đôi chân là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày. Bất kể có xuất hiện mụn cóc hay không, việc duy trì vệ sinh, tránh tiếp xúc với virus HPV, sử dụng các biện pháp bảo vệ đúng cách sẽ bảo vệ tối đa cho đôi chân của bạn.
Nhập thông tin của bạn
×