en vi

Cười hở lợi có chữa được không? Điều trị hiệu quả, không tái phát

Cười hở lợi có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người gặp tình trạng về hở lợi, răng ngắn, lợi lộ nhiều khi cười gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, đây là tình trạng có thể khắc phục hiệu quả bằng phương pháp niềng răng, tiêm botox hoặc phẫu thuật, giúp nụ cười trở nên tươi tắn và rạng rỡ hơn.

I- Cười hở lợi có chữa được không?

Cười hở lợi có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người gặp tình trạng về hở lợi, răng ngắn, lợi lộ nhiều khi cười gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, đây là tình trạng có thể khắc phục hiệu quả bằng phương pháp niềng răng, tiêm botox hoặc phẫu thuật, giúp nụ cười trở nên tươi tắn và rạng rỡ hơn.

Trả lời cho thắc mắc cười hở lợi có chữa được không, bác sĩ Kangnam giải đáp: Dựa vào tình trạng và và nguyên nhân gây ra cười hở lợi, sẽ có phương pháp khắc phục phù hợp riêng, mang đến hiệu quả cao và toàn diện đối với từng người.

Cười hở lợi là tình trạng khá phổ biến, có đặc điểm dễ nhận biết là phần lợi ở chân răng hở nhiều ra ngoài. Khi cười lợi bị lộ trên 3mm tính từ chân răng đến môi, đây là tình trạng bình thường về mặt sinh học và không ảnh hưởng đến chức năng ăn uống cũng như sức khỏe. Tuy nhiên hở lợi gây mất thẩm mỹ và không tốt về mặt tướng số, khiến người sở hữu tự ti, e ngại khi giao tiếp.

Để điều trị cười hở lợi hiệu quả, bạn nên lựa chọn đơn vị thẩm mỹ uy tín, có bác sĩ lành nghề để được thăm khám, xác định đúng tình trạng. Đồng thời đưa ra giải pháp điều trị phù hợp, nhằm có được nụ cười xinh tươi như ý muốn.

Cười hở lợi có chữa được không?

Cười hở lợi có chữa được không?

II- 2 Cách điều trị cười hở lợi hiệu quả

Tùy theo từng mức độ cười hở lợi và đặc điểm khuôn hàm, khuôn miệng mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhằm mang đến hiệu quả tối đa.

1- Điều trị cười hở lợi không phẫu thuật

Điều trị cười hở lợi không can thiệp phẫu thuật sẽ thực hiện qua những phương pháp như:

  • Tiêm botox: áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhân hở lợi do bị tăng biên độ dị động môi trên. Tuy nhiên, đây là phương pháp không có hiệu quả lâu dài và cần thực hiện tiêm nhắc lại từ 3 – 6 tháng một lần.
  • Niềng răng: với trường hợp quát phát xương hàm trên, răng bị lệch lạc mức độ 2 hoặc răng quặp gây hở lợi, có thể điều trị bằng phương pháp chỉnh nha. Niềng răng giúp đánh lún khối răng cửa hàm trên, đây cũng là phương pháp hiệu quả nhưng cần thời gian đeo niềng khá lâu, từ 1,5 đến 2 năm.
Điều trị cười hở lợi không phẫu thuật

Điều trị cười hở lợi không phẫu thuật

2- Điều trị cười hở lợi bằng cách phẫu thuật

Phẫu thuật là giải pháp điều trị cười hở lợi hiệu quả, thường được nhiều người lựa chọn vì mang đến hiệu quả nhanh chóng. Hơn nữa, phẫu thuật cười hở lợi có khả năng khắc phục toàn diện mọi tình trạng hở lợi với mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng.

  • Phẫu thuật cắt lợi: trong trường hợp hở lợi do thân răng quá ngắn, lợi phát triển mạnh bao trùm lên thân răng, phẫu thuật cắt lợi mang đến hiệu quả tối đa. Đây là phương pháp có thể giảm thiểu cười hở lợi từ 2 – 4mm tùy theo từng trường hợp.
  • Phẫu thuật cắt đẩy xương hàm: cắt hàm có thể khắc phục tốt trường hợp hở lợi, tuy nhiên cần được thực hiện tại bệnh viện uy tín, bởi đây là phương pháp điều trị xâm lấn và cần gây mê.
  • Phẫu thuật cố định vùng môi trên: đây là phương pháp cắt đứt các nhóm cơ nâng môi trên, sau đó khâu cố định lại nhằm giảm thiểu hiện tượng môi vén lên quá nhiều khi cười. Nhờ đó, tình trạng hở lợi có thể giảm từ 3 đến 7mm. Tuy nhiên, đây là phương pháp có thể tái phát lại sau khoảng 1 năm, không duy trì vĩnh viễn.

Trong những phương pháp chữa cười hở lợi nêu trên, phẫu thuật cắt lợi là phương pháp được ưa chuộng và ứng dụng nhiều. Cắt lợi có khả năng cải thiện hiệu quả mọi tình trạng hở lợi từ nhẹ đến nặng, hơn nữa mang đến kết quả vĩnh viễn, lâu dài và không cần thực hiện lại.

Cười hở lợi có chữa được không? Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả

Cười hở lợi có chữa được không? Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả

III- Có nên điều trị cười hở lợi không?

Vì không phải là một tình trạng bệnh lý và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, vậy nên nhiều người thắc mắc có nên điều trị cười hở lợi hay không. Mặc dù cười hở lợi không làm ảnh hưởng đến chức năng ăn uống nhưng lại gây mất thẩm mỹ, sinh ra tâm lý tự ti, ngại giao tiếp.

Do đó, điều trị sớm sẽ giúp những người bị cười hở lợi có được nụ cười tươi tắn, rạng rỡ và tự tin hơn mỗi ngày. Trên thực tế, nhiều khách hàng điều trị hở lợi tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam chia sẻ, chữa hở lợi mang đến sự tự tin, tươi tắn, hoạt bát trong giao tiếp và giúp họ kết bạn được thêm với rất nhiều người, mang đến sự thuận lợi trong công việc, cuộc sống.

Bên cạnh đó, xét theo nhân tướng học, người mang đặc điểm cười hở lợi thường không có được nhiều may mắn trong cuộc sống. Đường tình duyên lận đận và công việc không hanh thông, đó là lý do nhiều người lựa chọn phẫu thuật cười hở lợi với mong muốn vừa cải thiện ngoại hình, lại vừa thay đổi vận mệnh tốt hơn.

Có nên điều trị cười hở lợi không?

Có nên điều trị cười hở lợi không?

IV- Hình ảnh khách hàng sau khi điều trị cười hở lợi

Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam ứng dụng công nghệ và kỹ thuật hiện đại, giúp quá trình phẫu thuật cười hở lợi diễn ra an toàn, Hơn nữa, bác sĩ tại Kangnam đều là những người đã có nhiều kinh nghiệm phẫu thuật cắt lợi, tiến hành thao tác nhẹ nhàng, không đau, cải thiện hiệu quả tình trạng hở lợi với mọi mức độ.

Chữa cười hở lại cho khách hàng có nụ cười rạng rỡ hơn

Chữa cười hở lại cho khách hàng có nụ cười rạng rỡ hơn

Khuông miệng cân đối và hài hòa hơn sau khi cắt lợi

Khuông miệng cân đối và hài hòa hơn sau khi cắt lợi

Bài viết trả lời cho thắc mắc cười hở lợi có chữa được không và những lợi ích bất ngờ khi khắc phục hiệu quả tình trạng hở lợi. Bên cạnh vấn đề sức khỏe, tính thẩm mỹ cũng là yếu tố quan trọng để bạn có được sự thuận lợi trong công việc, cuộc sống. Do đó, nếu đang gặp vấn đề về răng ngắn, hở lợi, hãy lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín để cải thiện ngay hôm nay.

Có 0 bình luận bài Cười hở lợi có chữa được không? Điều trị hiệu quả, không tái phát

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Kết quả phụ thuộc vào cơ địa mỗi người (*)