location

Sẹo lồi hình thành trong bao lâu? Thời điểm “vàng” điều trị sẹo

Sẹo lồi có xu hướng phát triển chậm trong khoảng từ 3-6 tháng do sự tăng sinh collagen quá mức trong quá trình lành vết thương. Tuy nhiên sẹo lồi còn do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến. Muốn ngăn chặn sự phát triển của sẹo cần can thiệp ở giai đoạn vết thương lên da non.

I- Sẹo lồi hình thành trong bao lâu?

Theo bác sĩ Da liễu Đỗ Minh Vương – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam cho biết: “Sau khi da bị tổn thương, sẹo lồi sẽ hình thành trong khoảng từ 3 – 6 tháng. Nó là kết quả của quá trình lành vết thương”

 Trong y học để phục hồi, cơ thể phải trải qua giai đoạn gồm: giai đoạn phản ứng viêm, tăng sinh và tái tạo tổ chức. Nếu trong thời gian phục hồi, bất kỳ rối loạn nào xảy ra khiến các tổ chức xơ phát triển quá mức sẽ ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương và sẹo lồi xuất hiện. 

Sẹo lồi chính là kết quả của vết thương

II- Dấu hiệu nhận biết sẹo lồi

Sẹo lồi dễ dàng nhận biết qua các đặc điểm sau: 

– Sẹo lồi thường phát triển với kích thước lớn hơn phạm vi vết thương ban đầu. Từ một vết xước nhỏ, vết côn trùng cắn, mụn bọc… cũng sẽ làm hình thành sẹo lồi to. 

– Chúng có vỏ bọc bên ngoài, bề mặt nhẵn có thể chuyển màu từ hồng sang nâu. Khi sẹo lồi xuất hiện trên da thường gây ra cảm giác căng tức, ngứa, khó chịu. Có những vết sẹo chạm vào sẽ cảm thấy đau. 

– Những vết sẹo này không tự nhỏ đi mà ngày càng tăng kích thước theo thời gian do sự tăng sinh collagen quá mức. 

– Sẹo lồi thường xuất hiện chủ yếu ở các vị trí thường xuyên vận động như: vai, ngực, đầu gối, cánh tay… 

Sẹo lồi thường xuất hiện ở vai, ngực, tay, chân hay đầu gối

Sẹo lồi thường xuất hiện ở vai, ngực, tay, chân hay đầu gối

III- Nguyên nhân dẫn đến sẹo lồi

Có nhiều vấn đề ảnh hưởng đến quá trình hình thành sẹo lồi, có cả lý do chủ quan và khách quan như sau:

1/ Vết thương bị nhiễm trùng

Những dị vật như: cát, bụi bẩn, tóc… khiến cho vết thương lâu lành có dấu hiệu viêm nhiễm thậm chí là nhiễm trùng. Sau khi điều trị các vấn đề viêm nhiễm khỏi sẽ khiến sẹo xuất hiện.

2/ Di truyền

Người có cơ địa dễ để lại sẹo thì nguy cơ bị sẹo lồi cao hơn người bình thường. Với người có cơ địa như thế, việc ngăn ngừa sẹo ngay từ khi vết thương xuất hiện là điều cần thiết. Nếu trên cơ thể có vết thương thì nên áp dụng các phương pháp phòng tránh sẹo từ sớm và ăn uống phải kiêng khem hợp lý.

3/ Xử lý vết thương không đúng

Khi có vết thương cần nhanh chóng loại bỏ những dị vật có ở miệng vết thương và sát khuẩn sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Khi băng bó vết thương cũng cần dùng lực vừa phải không nên băng quá căng hay quá trùng. Những điều đó khiến cho vùng da không bằng phẳng theo đúng lớp giải phẫu.

4/ Do chế độ ăn uống

Trong thời gian vết thương phục hồi phải hạn chế những món ăn có khả năng khiến sẹo hình thành như: thịt gà, rau muống, trứng, đồ nếp… Những món ăn này có tác dụng kích thích tăng sinh collagen tại mô sẹo.

5/ Cạy nặn mụn

Những người có cơ địa dễ bị sẹo, việc cạy nặn mụn khi chưa vệ sinh tay và dụng cụ sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Nốt mụn bị viêm nhiễm, sau khi lành sẽ gây ra sẹo lồi trên da. 

Xử lý vết thương, băng bó không đúng cách dần dần làm sẹo hình thành

Xử lý vết thương, băng bó không đúng cách dần dần làm sẹo hình thành

IV- Những yếu tố tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi

Sẹo hồi hình thành còn liên quan đến các yếu tố khác như:

1/ Melanin

Đây là sắc tố quyết định màu sắc của da, tóc và mắt. Nếu cơ thể sản sinh càng nhiều melanin thì các bộ phận trên càng có màu sẫm. Khi da bị tổn thương, cơ thể lập tức sẽ sản sinh ra nhiều hắc tố ở cùng vết thương hơn. Chính vì thế người da đen có nguy cơ bị sẹo lồi cao hơn các chủng tộc khác. Đứng thứ hai về nguy cơ sẹo lồi là người da vàng.

2/ Gen

Theo viện nghiên cứu gen NIH (Hoa Kỳ) có khoảng ⅓ số người bị sẹo lồi có người thân từng bị sẹo lồi.

3/ Tuổi tác

Sẹo lồi dễ xuất hiện ở giai đoạn dậy thì và trưởng thành từ 10 – 30 tuổi bởi lượng collagen hoạt động mạnh mẽ.

4/ Thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai cũng làm tăng khả năng bị sẹo nếu cơ thể có vết thương. 

Người da vàng và da đen có khả năng bị sẹo lồi cao hơn

Người da vàng và da đen có khả năng bị sẹo lồi cao hơn

V-  Có phương pháp nào giảm thời gian hình thành của sẹo lồi không?

Muốn rút ngắn thời gian hình thành sẹo lồi có thể thực hiện một số cách sau đây:

1/ Chăm sóc và bảo vệ da khi vừa xuất hiện vết thương

Việc đảm bảo giữ vệ sinh cho vùng miệng vết thương và da xung quanh sẽ đẩy nhanh quá trình làm lành sẹo. Hãy giữ cho vết thương luôn khô ráo không để xảy ra tình trạng nhiễm trùng. Bên cạnh đó kết hợp sử dụng các loại kem dưỡng da, kem làm mờ sẹo và không để ánh nắng mặt trời tác động trực tiếp.

2/ Sử dụng các sản phẩm giảm sẹo

Trong quá trình lựa chọn kem hoặc gel trị sẹo nên ưu tiên sản phẩm có thành phần: vitamin E, axit hyaluronic, tinh chất thiên nhiên có khả năng làm mờ sẹo. Ngoài ra cần tuân thủ đúng hướng dẫn ghi trên bao vì sẽ giúp giảm thời gian hình thành của sẹo lồi.

3/ Sử dụng phương pháp điều trị không phẫu thuật

Những phương pháp hiện đại như: laser, microneedling và tia radio có khả năng kích thích tái tạo da, ngăn ngừa sẹo phát triển. Nếu thực hiện đúng liệu trình khi vừa phát hiện sẹo lồi sẽ giảm sự hiện diện trên da. 

Kết hợp sử dụng sản phẩm dưỡng da để vết thương nhanh lành

Kết hợp sử dụng sản phẩm dưỡng da để vết thương nhanh lành

VI- Giai đoạn nào là thời điểm “vàng” để ngăn ngừa sẹo hình thành?

Theo bác sĩ Da liễu Đỗ Minh Vương – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam cho biết: “ Thời điểm vàng để ngăn ngừa sẹo hình thành là giai đoạn vết thương bong vảy và bắt đầu lên da non. Lúc này tế bào đang cần tổng hợp collagen vừa đủ để làm lành vết thương mà không tăng sinh collagen gây sẹo lồi”. 

Ở giai đoạn này, da sẽ hấp thu nhiều dưỡng chất nhằm tái tạo lại nên sử dụng thuốc chống sẹo sẽ góp phần tăng khả năng phục hồi. Kết quả làn da được phục hồi đến 80%. 

Qua bài viết chắc hẳn đã giúp mọi người trả lời được câu hỏi sẹo lồi hình thành trong bao lâu và những thông tin liên quan. Hy vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức về cách chăm sóc vùng da bị sẹo và nắm được thời điểm “vàng” ngăn ngừa sẹo lồi tái phát. 

Hiển thị nguồn

Web MD: “What Are Treatments for Keloid Scars?”

Medical News Today: “What are keloids on the ear?”

everydayhealth: “What Are Keloids? Symptoms, Causes, Diagnosis, Treatment, and Prevention”

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề câu hỏi sẹo lồi
    Sẹo lồi bị sưng do đâu? Cách làm giảm sưng hiệu quả

    Sẹo lồi bị sưng do đâu? Cách làm giảm sưng hiệu quả

    Sẹo lồi bị sưng kèm theo triệu chứng ngứa ngáy gây khó chịu và nếu không được điều trị hoặc chăm sóc đúng cách, tình trạng này sẽ lây lan sang khu vực khác. Vậy lý do dẫn đến hiện tượng này là gì? Cách xử lý thế nào? Cùng lắng nghe chia sẻ của

    Sẹo lồi ở lưng: 6 bí quyết điều trị dứt điểm

    Sẹo lồi ở lưng: 6 bí quyết điều trị dứt điểm

    Sẹo lồi ở lưng thường có kích thước lớn, phát triển phì đại trong thời gian ngắn. Việc lưng xuất hiện sẹo lồi lớn khiến nhiều người lo lắng, không biết sẹo lồi có nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe không. Để hiểu rõ hơn về vấn đề sẹo lồi ở vùng lưng,

    Sẹo lồi ở cổ có gây biến chứng gì không? Bí quyết điều trị

    Sẹo lồi ở cổ có gây biến chứng gì không? Bí quyết điều trị

    Sẹo lồi ở cổ thường gặp ở các chị em phụ nữ, nguyên nhân hình thành đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Khi không điều trị, sẹo lồi trên cổ phát triển lớn hơn, gây mất thẩm mỹ và khiến các chị em cảm thấy tự ti. Vậy nguyên nhân khiến vùng cổ hình

    Sẹo lồi bị đỏ có nguy hiểm không? Những điều bạn cần biết

    Sẹo lồi bị đỏ có nguy hiểm không? Những điều bạn cần biết

    Sẹo lồi khi mới hình thành có màu đỏ thẫm. Đây là vấn đề không hiếm gặp ở người bị sẹo lồi. Ngoài gây mất thẩm mỹ, nhiều người cũng lo lắng, không biết sẹo lồi đỏ có tự hết không và làm thế nào để loại bỏ vết sẹo này. Để giải đáp thắc

    Sẹo lồi bôi thuốc có hết không? Top 8 loại kem bôi trị sẹo lồi

    Sẹo lồi bôi thuốc có hết không? Top 8 loại kem bôi trị sẹo lồi

    Sẹo lồi bôi thuốc có hết không là câu hỏi của rất nhiều người khi vùng da bị tổn thương xuất hiện sẹo lồi. Cùng lắng nghe bác sĩ da liễu của bệnh viện thẩm mỹ Kangnam giải đáp trong bài viết dưới đây.I/ Sẹo lồi bôi thuốc có hết không?Để giải đáp câu hỏi

    Sẹo lồi có tự hết không? Bí quyết điều trị sẹo lồi?

    Sẹo lồi có tự hết không? Bí quyết điều trị sẹo lồi?

    Sẹo lồi hình thành do các mô sợi sản sinh trong quá trình tự chữa lành của cơ thể tại vết thương. Vì một số lý do, các mô sợi này được kích thích tăng sinh quá mức, gây nên tình trạng sẹo lồi. Điều này cũng khiến nhiều người lo lắng vì sẹo lồi

    Gọi điện
    icon
    Báo giá
    icon

    Chat Online