Hở hàm ếch có phẫu thuật được không là thắc mắc khá phổ biến của các bậc phụ huynh có con em đang gặp tình trạng này. Dị tật hở hàm ếch gây ra nhiều khó khăn cho trẻ khi ăn uống, giao tiếp và tâm lý, do đó các bậc cha mẹ cần tìm hiểu và tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị cho con càng sớm càng tốt.
Hở hàm ếch có phẫu thuật được không, hở hàm ếch có những triệu chứng như thế nào? Hở hàm ếch là tình trạng môi và vòm miệng của thai nhi phát triển không bình thường, mô ở miệng và vòm miệng không thể hình thành bởi mô này không liên kết với nhau như bình thường.
Một số dấu hiệu hở hàm ếch ở trẻ dễ thấy như:
Hở hàm ếch thường chia làm 3 dạng gồm:
Tình trạng hở hàm ếch cần được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị từ bác sĩ có chuyên môn, điều trị đúng thời điểm sẽ mang đến hiệu quả cao hơn, giúp trẻ có được diện mạo như bình thường và phát triển toàn diện như những đứa trẻ khác.
Xuất hiện vết nứt ở trên môi hoặc trong vòm miệng của trẻ
Dị tật bẩm sinh hở hàm ếch không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, mà còn gây khó khăn trong nhiều hoạt động thường ngày của trẻ, ảnh hưởng đến quá trình phát triển và tâm lý của các bé.
Cụ thể sau đây là những vấn đề mà trẻ hở hàm ếch có thể gặp phải:
Dễ thấy, dị tật hở hàm ếch ảnh hưởng rất lớn đến ngoại hình của trẻ, khiến môi và một phần ở mũi bị biến dạng, gương mặt trở nên khác thường và gây ra tâm lý tự ti ở trẻ. Diện mạo khác lạ có thể khiến trẻ sợ giao tiếp, trở nên khép kín và khó hòa đồng.
Những trẻ bị hở hàm ếch sẽ gặp nhiều khó khăn khi bú sữa mẹ hay bú bình, sữa dễ bị chảy ra ngoài và trẻ thường dễ sặc hơn khi bú. Không những vậy, đến tuổi ăn dặm, trẻ còn khó thực hiện nhai và nuốt, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng và sự phát triển về cả thể chất, tinh thần của trẻ.
Những trẻ bị hở hàm ếch thường phát âm không chuẩn, vì quá trình môi đóng mở không hợp lý, lưỡi gặp phải trở ngại khi nói chuyện khiến trẻ có cảm giác khó chịu, không muốn giao tiếp và sinh ra tâm lý cáu gắt.
Trẻ bị hở hàm ếch sẽ dễ mắc một số căn bệnh như viêm đường hô hấp, viêm tai giữa hơn so với những đứa trẻ bình thường. Vì môi và mũi phát triển không bình thường khiến miệng của bé không thể khép kín, nguy cơ cao hơn mắc phải những căn bệnh về hô hấp.
Do đó, cha mẹ nên thăm khám thường xuyên cho trẻ bị hở hàm ếch để nắm được thời điểm thích hợp để điều trị cho con. Những trẻ bị hở hàm ếch sinh ra đã thiệt thòi hơn so với những trẻ em khác, cần được nâng niu và nhận được sự chăm sóc đặc biệt từ người thân trong gia đình và toàn xã hội.
Hở hàm ếch ảnh hưởng đến khả năng bú và nhai thức ăn
Các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt cho biết, hở hàm ếch hoàn toàn có thể điều trị bằng phẫu thuật, giúp cải thiện ngoại hình, khả năng ăn uống và sức khỏe cho trẻ trở nên tốt hơn. Phẫu thuật hở hàm ếch mang đến nhiều lợi ích và ý nghĩa to lớn đối với những trẻ em thiếu may mắn, mang đến cho trẻ diện mạo mới hoàn thiện hơn, khắc phục khả năng ăn uống và nâng cao chất lượng sống cho trẻ.
Cha mẹ nên tìm đến một bác sĩ chuyên khoa để được lắng nghe tư vấn về phác đồ phẫu thuật hở hàm ếch cụ thể, từ đó có sự chuẩn bị tốt cho con. Mỗi trẻ sẽ có phác đồ điều trị riêng tùy thuộc vào tình trạng mà trẻ đang gặp phải.
Hở hàm ếch hoàn toàn có thể điều trị bằng phẫu thuật
Với sự phát triển vượt bậc của ngành y học hiện đại, phẫu thuật hở hàm ếch đã trở nên đơn giản và thuận tiện hơn. Hầu hết các ca phẫu thuật hở hàm ếch đều thành công và mang đến cho trẻ nhiều lợi ích ngoài mong đợi.
Thời điểm hợp lý để phẫu thuật hở hàm ếch cho trẻ là:
Để biết chính xác thời điểm phẫu thuật hở hàm ếch cho bé, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám trực tiếp và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chi tiết cho tình trạng của bé nhà bạn.
Thời điểm “vàng” để phẫu thuật hở hàm ếch
Ngoài thắc mắc hở hàm ếch có phẫu thuật được không, việc cần chuẩn bị những gì trước khi phẫu thuật hở hàm ếch cho con cũng là một trong những điều khiến nhiều bậc phụ huynh cần được giải đáp.
Cụ thể sau đây là những lưu ý quan trọng trước khi phẫu thuật hở hàm ếch cho trẻ theo mọi độ tuổi và tình trạng:
Trẻ sơ sinh bị hở hàm ếch sẽ rất khó khăn khi bú mẹ và khi bú bình, các bậc cha mẹ thường phải lựa chọn bình sữa chuyên dụng để trẻ dễ bú hơn. Trẻ bị hở hàm ếch sẽ cần nhiều thời gian bú hơn so với những đứa trẻ khác, đòi hỏi phụ huynh cần kiên nhẫn hơn và nên nắm rõ cách cho trẻ ăn để không khiến con bị mất sức nhiều.
Đối với trẻ sơ sinh hở hàm ếch
Trẻ hở hàm ếch trong độ tuổi ăn dặm cần bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu để phát triển toàn diện hơn. Do đó, cha mẹ không nên trì hoãn việc cho bé ăn các loại thức ăn dạng thô, mà nên tập cho con ăn theo đúng độ tuổi để đảm bảo trẻ có đủ cân nặng và sức khỏe cho quá trình phẫu thuật.
Cho trẻ bị hở hàm ếch ăn thức ăn dạng rắn có thể rất khó khăn, tuy nhiên cha mẹ cần kiêng nhẫn hơn và tập cho trẻ ăn mỗi ngày để con có thể quen dần. Không nên thúc ép trẻ khiến con sinh ra tâm lý sợ đồ ăn, dễ bị hóc và trớ.
Đối với những trẻ em hở hàm ếch sẽ có nguy cơ bị trào ngược dạ dày cao hơn so với trẻ bình thường. Nguyên nhân do lượng khí trong dạ dày tăng lên khi trẻ ăn và cơ mở của dạ dày còn yếu, dẫn đến tình trạng trẻ bị khó chịu và quấy khóc.
Cha mẹ không nên ép trẻ ăn tiếp khi thấy con không chịu hợp tác và khó chịu, thay vào đó hãy giúp con lấy lại sự bình tĩnh và nhẹ nhàng hơn vào những lần tập ăn sau đó để con có thể hợp tác tốt hơn.
Trẻ có nguy cơ trào ngược dạ dày
Một số trường hợp hở hàm ếch cần chỉnh hình răng hàm mặt trước khi thực hiện phẫu thuật để có được kết quả tối đa. Chẳng hạn như:
Điều quan trọng, cha mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trước khi phẫu thuật hở hàm ếch để trẻ có đủ sức khỏe và điều kiện thực hiện phẫu thuật. Nên nhớ, cha mẹ có con cái bị hở hàm ếch cần chăm sóc cho trẻ với một chế độ đặc biệt và dành nhiều sự quan tâm cho con để trẻ có thể phát triển toàn diện với một tâm lý bình thường.
Chi phí phẫu thuật hở hàm ếch tại các đơn vị tư nhân dao động trên dưới 6 triệu đồng và mức chênh lệch không quá lớn. Còn đối với các bệnh viện lớn, chi phí phẫu thuật hở hàm ếch cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được Bảo hiểm y tế chi trả 3.089.000 đồng.
Bài viết giải đáp thắc mắc hở hàm ếch có phẫu thuật được không cùng với những thông tin vô cùng quan trọng. Hy vọng đã giúp bạn tháo gỡ được những thắc mắc đang có và có thể hỗ trợ tốt cho con em cũng như người thân trong gia đình đối với việc điều trị hở hàm ếch cho trẻ.
Hở hàm ếch cũng có thể là bệnh di truyền phức hợp do các yếu tố môi trường tác động vào gen. Mẹ bầu có thể chẩn đoán bệnh trong các giai đoạn thai kỳ như 12-14 tuần hoặc 21-24 tuần. Cách điều trị hở môi dứt điểm là thực hiện phẫu thuật chỉnh hình.
Hở hàm ếch là một trong những dị tật bẩm sinh gây ra biến đổi hình dạng của miệng, khiến cho các cơ quan trong vùng miệng và vòm họng không phát triển đầy đủ. Đây là tình trạng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ, đặc biệt
Trẻ em bị hở hàm ếch tại Việt Nam chiếm khoảng 0,1%, điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và thắc mắc hở hàm ếch có chữa được không. Vì hở hàm ếch ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng ăn uống, nói chuyện, bệnh lý đường hô hấp và đặc biệt là
Sứt môi hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ, còn gọi là hở vòm miệng hay hở khe miệng. Tật sứt môi và hở hàm ếch thường đi đôi với nhau, khiến môi tạo ra một rãnh nứt bất thường, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, nói chuyện và
Hở hàm ếch có ảnh hưởng gì không khi môi và vòm miệng phát triển không bình thường? Bác sĩ phẫu thuật hàm mặt Annie Lê tại BVTM Kangnam cho biết, hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh gây ra nhiều khó khăn khi ăn uống, vệ sinh răng miệng, giao tiếp và
Sứt môi hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh xuất hiện trong thời kỳ bào thai phát triển do nhiều lý do khác nhau. Tình trạng môi bị sứt hở hàm ếch gây ra nhiều khó khăn, từ việc ăn uống, giao tiếp đến tâm lý của trẻ. Siêu âm giúp chẩn đoán
Nhập thông tin của bạn
×