Sứt môi hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh xuất hiện trong thời kỳ bào thai phát triển do nhiều lý do khác nhau. Tình trạng môi bị sứt hở hàm ếch gây ra nhiều khó khăn, từ việc ăn uống, giao tiếp đến tâm lý của trẻ. Siêu âm giúp chẩn đoán và phát hiện sớm thai nhi hở hàm ếch, các phương pháp điều trị hở hàm ếch như: sửa môi, sửa vòm miệng, phẫu thuật ống tai, phẫu thuật cải thiện ngoại hình.
Môi hở hàm ếch xuất hiện trong quá trình bé còn trong bụng mẹ, khi các mô tạo nên môi không kết hợp hoàn toàn với nhau trước khi sinh. Từ đó gây ra một lỗ hở ở môi trên, lỗ trên môi có thể là khe nhỏ hoặc một lỗ lớn đi qua môi vào đến lỗ mũi.
Sứt môi có thể ở một hoặc cả hai bên hoặc ở ngay giữa môi, tuy nhiên tình trạng sứt giữa môi lại hiếm khi xảy ra hơn. Đây là một trong những dị tật bẩm sinh khá phổ biến, thường xảy ra dưới dạng dị tật riêng biệt hoặc cũng có thể liên quan đến nhiều hội chứng di truyền.
Sinh con mắc phải tật hở hàm ếch có thể rất khó khăn, nhưng hiện nay hở hàm ếch có thể khắc phục được. Đa số những trẻ sơ sinh đều đã được thực hiện các cuộc phẫu thuật để phục hồi lại chức năng như bình thường.
Môi hở hàm ếch là gì?
Các nhà nghiên cứu cho rằng, đa số những trường hợp bị sứt môi hở vòm miệng là do sự tác động của yếu tố di truyền và môi trường. Một số trẻ sơ sinh không xác định được nguyên nhân chính gây ra.
Cha mẹ có thể là người di truyền gen gây ra dị tật sứt môi ở trẻ, tình trạng sứt môi có thể diễn ra đơn lẻ hoặc là một phần trong hội chứng di truyền sứt môi hở vòm miệng. Trong một số trường hợp khác, trẻ sơ sinh thừa hưởng gen khiến chúng có nhiều khả năng sứt môi hơn, kết hợp với những tác nhân từ môi trường gây ra tình trạng sứt môi thực sự.
Một số yếu tố có thể gia tăng khả năng trẻ em bị sứt môi hở vòm miệng bao gồm:
Nguyên nhân dẫn đến môi hở hàm ếch
Triệu chứng sứt môi hở vòm miệng thường xuất hiện một vết nứt ở môi và vòm miệng, ảnh hưởng đến gương mặt. Nặng hơn là một phần tách ra ở môi như rãnh nhỏ kéo từ môi qua vòm miệng vào dưới mũi.
Những đứa trẻ bị sứt môi hở hàm ếch sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức khác nhau, tùy theo mức độ nghiêm trọng của khe hở vòm miệng lớn hay nhỏ.
Triệu chứng môi hở hàm ếch
Hầu hết việc siêu âm trước khi sinh có thể chẩn đoán các khe hở môi, vì những khe hở gây ra sự thay đổi về thể chất trên khuôn mặt của trẻ. Tình trạng sứt môi đơn lẻ chỉ được phát hiện ở 7% trẻ sơ sinh mắc phải trong lần siêu âm gần nhất trước khi sinh, vì rất khó phát hiện.
Nếu dị tật sứt môi chưa được phát hiện khi siêu âm, việc khám sức khỏe vùng miệng, mũi và vòm họng có thể chẩn đoán sứt môi hở vòm miệng cho trẻ sau khi sinh.
Đối với một số số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn nên chọc ối để kiểm tra các hội chứng di truyền khác. Chọc ối là thủ thuật lấy nước ối ra khỏi túi ối để chẩn đoán các rối loạn bẩm sinh cho thai nhi.
Chẩn đoán môi hở hàm ếch
Điều trị sứt môi hở hàm ếch còn phụ thuộc vào mức độ sứt môi, độ tuổi của trẻ và các nhu cầu đặc biệt khác như sức khỏe. Phẫu thuật tiến hành tại bệnh viện, trẻ sẽ được gây mê trước khi phẫu thuật.
Cải thiện sứt môi hở vòm miệng sẽ khắc phục được những vấn đề còn hạn chế của trẻ như khả năng ăn uống, nói chuyện và nghe, giúp trẻ có diện mạo như bình thường. Phẫu thuật thường sẽ thực hiện theo thứ tự như sau:
Sửa môi thường được thực hiện trong vòng từ 3 – 6 tháng đầu, bác sĩ sẽ rạch 2 bên khe hở và tạo ra những vạt mô. Sau đó khâu các vạt lại với nhau, gồm cả cơ môi. Quá trình điều chỉnh sẽ tạo ra một hình dạng môi bình thường hơn.
Nếu tình trạng sứt môi có ảnh hưởng đến mũi, phẫu thuật chỉnh hình mũi cũng có thể được thực hiện cùng lúc.
Có thể được thực hiện khi trẻ lên 1 tuổi hoặc có thể sớm hơn, các thủ tục sẽ được áp dụng nhằm thiết kế lại vòm miệng như người bình thường. Tùy theo tình trạng của trẻ, bác sĩ sẽ rạch khe hở và sắp xếp lại các mô, cơ để sửa chữa, sau đó khâu kín lại.
Phẫu thuật ống tai có thể được thực hiện khi trẻ lên 2 tuổi, đặt ống tai sẽ giảm nguy cơ trẻ mắc những căn bệnh ở tai mãn tính gây mất thính giác. Bác sĩ sẽ đặt các ống nhỏ trong màng nhĩ của trẻ, nhằm tạo lỗ mở và ngăn ngừa sự tích tụ của các chất lỏng.
Các phẫu thuật bổ sung có thể thực hiện để cải thiện hình dáng miệng, mũi và môi. Phẫu thuật cải thiện ngoại hình có thể nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ, khắc phục khả năng ăn nói trở nên bình thường.
Tuy nhiên, một số rủi ro khi phẫu thuật trẻ có thể phải đối mặt như: nhiễm trùng, quá trình lành thương chậm, tổn thương dây thần kinh, mạch máu hoặc các cấu trúc khác trên cơ thể.
Các phương pháp điều trị hở hàm ếch
Ngay từ khi mang thai, người mẹ có thể phòng ngừa sứt môi hở vòm miệng cho trẻ bằng việc kết hợp nhiều thói quen tốt khác nhau, cụ thể như:
Tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam, dị tật sứt môi hở vòm miệng được cải thiện toàn diện để trẻ có ngoại hình bình thường như những người bạn đồng trang lứa. Kangnam hoạt động theo mô hình bệnh viện, cung cấp nhiều dịch vụ phẫu thuật với các chuyên khoa khác nhau, đảm bảo mang đến quá trình thăm khám và điều trị an toàn, hiệu quả.
Tự hào về đội ngũ bác sĩ phẫu thuật có tiếng trong nghề như Dr.Richard Huy, Dr.Kevin Phạm, Dr. JiHun Huỳnh, … cùng với các trang thiết bị hiện đại đã tạo ra nhiều thành công cho những ca đại phẫu hở hàm ếch nặng.
Cải thiện sứt môi hiệu quả, lấy lại nhan sắc tự tin cho khách hàng
Diện mạo sau phẫu thuật như chưa hề bị sứt môi
Cải thiện diện mạo ngoạn mục sau khi phẫu thuật hàm
Nếu con bạn có chẩn đoán mắc tật sứt môi hở hàm ếch, hãy tham vấn với bác sĩ chuyên khoa để lên kế hoạch cho quá trình điều trị. Hãy nhớ rằng, đa số những trẻ mắc tật sứt môi hở vòm miệng đều có cơ hội được sống một thời thơ ấu khỏe mạnh và hạnh phúc.
Hở hàm ếch cũng có thể là bệnh di truyền phức hợp do các yếu tố môi trường tác động vào gen. Mẹ bầu có thể chẩn đoán bệnh trong các giai đoạn thai kỳ như 12-14 tuần hoặc 21-24 tuần. Cách điều trị hở môi dứt điểm là thực hiện phẫu thuật chỉnh hình.
Hở hàm ếch là một trong những dị tật bẩm sinh gây ra biến đổi hình dạng của miệng, khiến cho các cơ quan trong vùng miệng và vòm họng không phát triển đầy đủ. Đây là tình trạng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ, đặc biệt
Trẻ em bị hở hàm ếch tại Việt Nam chiếm khoảng 0,1%, điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và thắc mắc hở hàm ếch có chữa được không. Vì hở hàm ếch ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng ăn uống, nói chuyện, bệnh lý đường hô hấp và đặc biệt là
Hở hàm ếch có phẫu thuật được không là thắc mắc khá phổ biến của các bậc phụ huynh có con em đang gặp tình trạng này. Dị tật hở hàm ếch gây ra nhiều khó khăn cho trẻ khi ăn uống, giao tiếp và tâm lý, do đó các bậc cha mẹ cần tìm
Sứt môi hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ, còn gọi là hở vòm miệng hay hở khe miệng. Tật sứt môi và hở hàm ếch thường đi đôi với nhau, khiến môi tạo ra một rãnh nứt bất thường, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, nói chuyện và
Hở hàm ếch có ảnh hưởng gì không khi môi và vòm miệng phát triển không bình thường? Bác sĩ phẫu thuật hàm mặt Annie Lê tại BVTM Kangnam cho biết, hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh gây ra nhiều khó khăn khi ăn uống, vệ sinh răng miệng, giao tiếp và
Nhập thông tin của bạn
×