Nâng mũi nên ăn gì? 4 Nhóm thực phẩm “vàng” cần biết

Bác sĩ Nguyễn Quốc Chí – Trưởng khoa thẩm mỹ mũi, BV Kangnam cho biết: Nâng mũi nên ăn 4 nhóm thực phẩm bao gồm protein, vitamin, axit béo, probiotics. Cụ thể là thịt nạc heo, rau củ, trái cây, ngũ cốc, sữa chua… Bên cạnh đó, bạn cần kiêng ăn một số món gây bất lợi cho vết thương như thịt bò/ gà/ chó, hải sản, đồ cay, gạo nếp, rau muống… Hãy luôn chú ý giữ gìn vệ sinh mũi, nghỉ ngơi điều độ và tránh vận động quá mạnh khiến mũi lâu lành.

I- Nâng mũi nên ăn gì?

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học sau nâng mũi sẽ giúp chữa lành mũi nhanh hơn và giảm thiểu tổn thương. Bạn đừng quên bổ sung 4 nhóm thực phẩm hữu ích sau đây:

1- Sau nâng mũi nên ăn thực phẩm giàu protein

Protein có vai trò quan trọng cho quá trình tái tạo mô mới, giúp vết thương ở mũi chóng liền lại và ổn định. Đây cũng là nhóm chất thiết yếu cho sự kết nối các mạch máu, hạn chế tình trạng rò rỉ hồng cầu ở vết khâu.

Các nhóm protein lành mạnh mà bạn có thể sử dụng là: thịt nạc heo, bông cải xanh, sữa tươi, phô mai…

Tuy nhiên, bạn chỉ nên nạp khoảng 40-50g/ ngày để tránh làm kích thích các mô tăng sinh quá mức, dẫn tới hình thành vết sẹo lồi xấu xí trên mũi.

Nâng mũi nên ăn gì?

Ăn nhóm thực phẩm giàu protien giúp ích cho mô mũi và mạch máu

hệ thống thẩm mỹ kangnam toàn quốc hệ thống thẩm mỹ kangnam toàn quốc

Xem thêm: Nhảy mũi là gì, nhảy mũi theo giờ điềm báo gì?

2- Nâng mũi nên ăn những thực phẩm chứa vitamin C, vitamin E

Vitamin C và vitamin E rất tốt cho sự lành thương sau phẫu, góp phần đẩy lùi các biến chứng khó lường.

  • Vitamin C: trong các loại quả cam quýt, khoai tây, súp lơ trắng, ớt chuông… giúp tăng sức đề kháng, thúc đẩy sản xuất collagen nối liền vết thương, đồng thời ức chế sự xuất hiện của các hắc sắc tố.
  • Vitamin E: từ hạt hướng dương, dầu mầm lúa mì, cải bó xôi, bí đỏ… có tác dụng xoa dịu phản ứng viêm, làm mềm mô sẹo và giúp cấu trúc mũi sớm ổn định chắc chắn.

3- Nâng mũi nên ăn gì: các loại đậu hạt giàu axit béo tốt

Axit béo lành mạnh (omega 3 và omega 6) có nhiều trong các loại đậu, hạt, cá hồi, cá thu, nội tạng động vật… đem đến công dụng tuyệt vời cho hệ tuần hoàn.

Việc bổ sung axit béo cho cơ thể sẽ giúp mô da tránh khỏi bầm tím, vùng mũi được chữa lành nhanh hơn và không dễ bị thâm sẹo dưới tác động của ánh nắng mặt trời.

Trong một số nghiên cứu, các nhóm axit béo tốt còn góp phần hạn chế viêm nhiễm, đảm bảo dáng mũi sớm vào form chuẩn mà không phải chịu tổn thương.

Axit béo lành mạnh giúp ích cho tuần hoàn máu

Axit béo lành mạnh giúp ích cho tuần hoàn máu

4- Nâng mũi nên ăn gì: các thực phẩm giàu lợi khuẩn

Nhóm thực phẩm giàu lợi khuẩn (probiotics) bao gồm: sữa chua, kim chi, củ cải muối… giúp ích cho tiêu hóa, đảm bảo sự hấp thu hiệu quả của các chất dinh dưỡng.

Bạn chỉ nên ăn ít hơn 50g/ ngày để tránh gây ra tác dụng phụ, dễ gây rối loạn tiêu hóa và cản trở sự lành thương.

II- Những thực phẩm cần kiêng sau nâng mũi

Bên cạnh những món cần bổ sung, bạn cũng nên biết các loại thực phẩm cần tránh trong giai đoạn sau phẫu để xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp.

Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Chí, người vừa thực hiện nâng mũi phải kiêng khem trong khoảng 2-3 tuần. Các món cần tránh đó là:

1- Nâng mũi cần kiêng nhóm thực phẩm dễ tạo sẹo

Một số nhóm thực phẩm có chứa hoạt chất kích thích tăng sản collagen quá mức, khiến vết thương liền miệng nhanh nhưng lại bị sưng lồi lên, gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ.

Vì vậy, bạn cần tránh xa các món chế biến từ rau muống, thịt đỏ (bò, cừu, chó…), trứng gà…

Đặc biệt ở người có cơ địa sẹo lồi, nếu vô tình ăn những món kể trên, mô sẹo dễ bị đẩy lên cao, dần dần sưng cứng và thậm chí là thâm tím. Điều đó làm cho mũi sau nâng kém tự nhiên, lộ rõ dấu vết chỉnh sửa.

Thịt đỏ dễ gây sẹo lồi trên mũi, không tốt cho vết thương

Thịt đỏ dễ gây sẹo lồi trên mũi, không tốt cho vết thương

2- Kiêng những thực phẩm cay nóng

Đồ ăn cay nóng có thể gây áp lực cho thành mạch máu, dễ làm tăng sinh mảng bầm tím trên mũi, từ đó làm chậm quá trình chữa lành tự nhiên.

Các món nên tránh bao gồm:

  • Gia vị cay: ớt, quế hồi, hạt tiêu, gừng, mù tạt, sa tế…
  • Trái cây có tính nóng: mít, vải, nhãn, sầu riêng, dưa hấu, mận… hoặc hoa quả sấy khô.
  • Thực phẩm gây nóng trong: bánh ngọt, món chiên rán, dầu mỡ, thức ăn nhanh…

3- Hạn chế nhóm thực phẩm gây dị ứng, mưng mủ

Thịt gà và các món làm từ gạo nếp (bánh chưng, bánh dày, bánh rán…) dễ gây ra phản ứng dị ứng tại vùng vết thương, đồng thời gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Trong một số trường hợp, ăn nhóm thực phẩm đó còn làm vết khâu mưng mủ, chảy dịch vàng và khó lành hơn bình thường.

4- Hạn chế sử dụng các chất kích thích

Các chất kích thích bao gồm cà phê, thuốc lá, rượu bia, nước tăng lực… có thể làm tăng lưu lượng máu qua vết thương, dễ khiến mũi bị bầm lâu tan.

Ngay cả khi mũi đã ổn định lại hoàn toàn, bạn cũng cần hạn chế tối đa việc sử dụng chất kích thích nhằm đảm bảo vùng da quanh mũi sáng mịn đều màu, hơn nữa còn bảo vệ sức khỏe của mình.

Kiêng chất kích thích sau khi nâng mũi

Kiêng chất kích thích sau khi nâng mũi

III- Thực đơn 7 ngày sau khi nâng mũi

Nếu bạn còn băn khoăn ‘Nâng mũi nên ăn gì?’, hãy tham khảo ngay mẫu thực đơn 7 ngày cho người vừa trải qua phẫu thuật chỉnh hình mũi sau đây:

Ngày 1:

  • Bữa sáng: cháo bột yến mạch, 1 quả dâu tây
  • Bữa trưa: súp nấm nấu thịt băm
  • Bữa phụ: 1 hũ sữa chua
  • Bữa tối: Salad bơ và rau, cháo thịt băm nấu củ quả

Ngày 2:

  • Bữa sáng: 1 ly ngũ cốc, 1 quả chuối
  • Bữa trưa: khoai tây nghiền nấu súp măng tây, cà rốt luộc
  • Bữa phụ: 1 ly nước ép hoa quả
  • Bữa tối: súp đậu lăng, 1 quả su su luộc

Ngày 3:

  • Bữa sáng: bánh mì quết bơ đậu phộng, 1 ly nước ép dứa
  • Bữa trưa: 1 khúc cá hồi nướng, rau bina hấp
  • Bữa phụ: nước súp thịt heo ninh nhừ
  • Bữa tối: 1 chén cơm gạo lứt, canh rau củ hầm xương

Ngày 4:

  • Bữa sáng: cháo sườn heo ninh nhừ, 1 hũ sữa chua
  • Bữa trưa: salad cá ngừ và dầu oliu, 1 ly nước cam
  • Bữa phụ: 2 miếng dứa
  • Bữa tối: cơm trắng, đậu sốt cà chua, thịt heo rang, canh bí đỏ

Ngày 5:

  • Bữa sáng: cháo yến mạch, 1 quả táo
  • Bữa trưa: cá hồi trộn mì ống nguyên cám, ớt chuông xào tỏi
  • Bữa phụ: 1 ly nước ép bưởi
  • Bữa tối: cơm trắng, canh bí đao nấu thịt heo băm, salad hoa quả

Ngày 6:

  • Bữa sáng: 1 lát bánh mì quết bơ, sinh tố dâu tây
  • Bữa trưa: sườn heo hầm củ quả, thịt nạc heo quay, rau cải luộc
  • Bữa phụ: ½ quả bưởi hoặc đu đủ
  • Bữa tối: cá ngừ cuốn lá lốt hấp, 1 chén cơm gạo lứt, 1 ly nước ép cam

Ngày 7:

  • Bữa sáng: mì gạo nấu thịt băm,
  • Bữa trưa: salad ức gà và rau củ, khoai lang luộc
  • Bữa phụ: hoa quả dầm sữa chua
  • Bữa tối: cơm trắng, canh xương heo nấu khoai tây, 1 bát chè đậu xanh

Tùy vào khả năng hồi phục ở mỗi người, bạn có thể tiếp tục duy trì chế độ ăn kiêng trong khoảng 2-3 tuần hoặc lâu hơn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về thực đơn sau phẫu chuẩn khoa học.

Lên thực đơn cụ thể cho 7 ngày sau khi nâng mũi

Lên thực đơn cụ thể cho 7 ngày sau khi nâng mũi

IV- Những điều cần lưu ý sau nâng mũi

Ngoài chế độ dinh dưỡng, các tín đồ làm đẹp sau khi nâng chỉnh mũi cũng cần chú ý đến việc vệ sinh, sinh hoạt và vận động hằng ngày. Bạn cần ghi nhớ một số điều quan trọng:

  • Dùng bông mềm thấm nước muối để vệ sinh quanh mũi, thực hiện 2-3 lần/ ngày và thay băng theo chỉ dẫn.
  • Nằm kê đầu cao để tránh tụ dịch ở mũi, tránh các tư thế cúi đầu hoặc vận động quá mạnh.
  • Chườm đá trong 24h sau phẫu để giảm thiểu sưng đau, nên thực hiện 2-3 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 6-8 tiếng.
  • Không makeup trong vòng tối thiểu 7 ngày để đảm bảo vết thương không bị viêm nhiễm.
  • Không đeo kính gọng nặng gây áp lực cho vùng mũi, nhớ che chắn bằng mũ và khẩu trang khi ra ngoài.
  • Chỉ nên làm việc vừa sức, không khuân vác đồ nặng và kiêng quan hệ tình dục trong 2-3 tuần.
  • Tái khám theo lịch của bác sĩ, luôn theo dõi các phản ứng sau phẫu nhằm kịp thời phát hiện các dấu hiệu lạ nếu có.

V- Giải đáp những câu hỏi của khách hàng sau nâng mũi tại Kangnam

Thời gian vừa qua, BV Kangnam còn nhận được khá nhiều thắc mắc của khách hàng sau khi thực hiện nâng mũi. Những thông tin chia sẻ từ bác sĩ Nguyễn Quốc Chí dưới đây chắc chắn sẽ rất hữu ích cho bạn:

1- Ăn mì tôm sau nâng mũi có được không?

Bác sĩ phẫu thuật khuyến cáo khách hàng không được ăn mì tôm sau khi nâng mũi bởi đây là món có tính nóng, dễ làm cho mũi bị chảy dịch, làm tăng bầm tím trên da và kéo dài thời gian hồi phục.

Hơn nữa, mì tôm không phải là thực phẩm giàu dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Nếu bạn ăn mì sau khi phẫu thuật, cơ thể sẽ không đủ “nguyên liệu” cho quá trình chữa lành.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, thời gian cơ thể tiêu thụ hết 1 bát mì tôm kéo dài từ 6-8h, gây nên khá nhiều áp lực cho hệ tiêu hóa.

Không ăn mì tôm sau khi nâng mũi

Không ăn mì tôm sau khi nâng mũi

2- Sau nâng mũi có ăn mắm tôm được không?

Bạn không nên ăn mắm tôm sau khi phẫu thuật nâng mũi bởi đây là loại gia vị có tính hàn và tanh, có thể trở thành nguyên nhân gây nên dị ứng, đau rát, sẹo thâm trên mũi.

Chưa kể hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mắm tôm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tiềm ẩn vô vàn nguy hại cho cơ thể.

Với những người vừa trải qua phẫu thuật, cơ địa trở nên nhạy cảm hơn bình thường nên việc ăn mắm tôm dễ khiến bạn bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, khó chữa lành vết thương…

3- Ăn nấm sau nâng mũi có được không?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, người mới thực hiện phẫu thuật nâng mũi hoàn toàn có thể ăn nấm. Trong đó chứa nhiều thành phần đạm lành mạnh và một số khoáng chất (sắt, magie…) tốt cho quá trình phục hồi của mũi.

Nấm cũng cung cấp một lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể gia tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ viêm nhiễm và ngăn ngừa sẹo thâm trên mũi.

Bạn chỉ nên bổ sung khoảng <100g nấm/ ngày và ăn 2-3 bữa/ tuần. Các loại nấm bổ dưỡng bao gồm: nấm hương, nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm tuyết…

4- Nâng mũi ăn ốc có được không?

Nâng mũi không được ăn ốc bởi đây là thực phẩm tính hàn, lại thuộc nhóm hải sản có vỏ nên dễ gây ngứa và dị ứng khi vết thương lên da non. Do trong đó chứa một số chuỗi protein đặc biệt có thể tăng sinh phản ứng histamin.

Ăn ốc còn làm cản trở tới sự hình thành cục máu đông, làm cho vết khâu khó đóng vảy hơn bình thường, kéo dài thời gian hồi phục của mũi.

Không nên ăn ốc sau khi nâng mũi để tránh dị ứng

Không nên ăn ốc sau khi nâng mũi để tránh dị ứng

tich

Bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ mũi tại BV Kangnam đã giúp bạn giải đáp rõ ràng ‘Nâng mũi nên ăn gì?’. Hãy lưu lại ngay những chỉ dẫn quan trọng trong bài viết để chủ động lên kế hoạch chăm sóc hậu phẫu đúng đắn. Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc về địa chỉ thực hiện nâng mũi để sở hữu kết quả đẹp nhanh chóng, tiết kiệm thời gian hồi phục.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề nâng mũi kiêng gì
    Thu gọn cánh mũi: Các thực phẩm cần tránh để đạt hiệu quả tối đa

    Thu gọn cánh mũi: Các thực phẩm cần tránh để đạt hiệu quả tối đa

    Trả lời được câu hỏi “thu gọn cánh mũi có phải kiêng gì không?” sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả thẩm mỹ và có quá trình hồi phục sau phẫu thuật nhanh chóng. Bởi chế độ ăn uống là một trong những yếu tố tác động rất lớn vào cả quá trình phẫu thuật

    Nâng mũi kiêng ăn bao lâu? Sửa mũi ăn gì mau lành?

    Nâng mũi kiêng ăn bao lâu? Sửa mũi ăn gì mau lành?

    Nâng mũi kiêng ăn gì giúp mũi mau lành và không có sẹo chính là thắc mắc chung của rất nhiều người. Sau khi chỉnh hình mũi, bạn cần tuân thủ đúng chế độ chăm sóc như: vệ sinh, vận động, sinh hoạt và đặc biệt trong vấn đề thực đơn ăn uống từ bác

    Nâng mũi sụn sườn kiêng ăn gì? 4 thực phẩm cần loại khỏi thực đơn

    Nâng mũi sụn sườn kiêng ăn gì? 4 thực phẩm cần loại khỏi thực đơn

    Giải đáp thắc mắc nâng mũi sụn sườn kiêng ăn gì, Bác sĩ Nguyễn Xuân Trường – Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam khuyên rằng chúng ta nên tránh: thịt gà, đồ nếp, thịt bò, rau muống, chất kích thích. Đồng thời tích cực bổ

    Ăn gì sau nâng mũi? 4 nhóm thực phẩm giúp mũi mau lành

    Ăn gì sau nâng mũi? 4 nhóm thực phẩm giúp mũi mau lành

    Dr. Jihun Huỳnh – Bác sĩ phó khoa chuyên khoa mũi tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam giải đáp nên ăn gì sau nâng mũi để mũi vào form nhanh và mau hồi phục. Những gì bạn cần bổ sung sau nâng mũi là các loại rau củ quả mọng, ngũ cốc, chất béo tốt

    Nâng mũi xong kiêng ăn những gì – BV kangnam tư vấn

    Nâng mũi xong kiêng ăn những gì – BV kangnam tư vấn

    Chiếc mũi là trung tâm của khuôn mặt, vì thế mọi người rất chú trọng đến đôi mắt. Đối với những người không may mắn sở hữu một chiếc mũi thấp, tẹt bẩm sinh thì những nâng mũi được xem là giải pháp làm đẹp tối ưu nhất.Hiện nay nâng mũi chỉ được xem là một

    Nâng mũi kiêng ăn bao lâu – 5 Loại thực phẩm không nên ăn

    Nâng mũi kiêng ăn bao lâu – 5 Loại thực phẩm không nên ăn

    Tương tự nhiều ca phẫu thuật, sau phẫu thuật thẩm mỹ mũi bạn cần chú ý ăn uống khoa học. Nâng mũi kiêng ăn bao lâu? Thực phẩm nào không được ăn?, … bạn đã nắm rõ chưa? Việc kiêng khem trong chăm sóc sau nâng mũi sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thời gian

    Gọi điện
    icon
    Báo giá
    icon

    Chat Online