Đẻ thường không rạch tầng sinh môn: Liệu có khả thi?

Đẻ thường không rạch tầng sinh môn là trường hợp quen thuộc trong quy trình thai sản hiện nay. Các trường hợp nào không phải cắt da vùng chậu? Bí quyết sinh thường thuận lợi là như thế nào? Tổng hợp kiến thức tiền sản sẽ được Bệnh Viện Thẩm Mỹ Kangnam cập nhật trong bài viết sau.

1/ Đẻ thường không rạch tầng sinh môn được không?

Rạch tầng sinh môn là một trong những thủ thuật hộ sản tự nhiên phổ biến từ xưa đến nay. Phương pháp chỉ áp dụng cho đẻ thường bằng việc bóc tách vùng chậu, mở rộng âm đạo giúp em bé “thoát” ra nhanh chóng.

đẻ thường

Đẻ thường không rạch tầng sinh môn có được không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Về cơ bản, thủ pháp này chỉ đóng vai trò hỗ trợ nếu thai phụ bị khó sinh. Ở các trường hợp dễ sinh sau đây, kỹ thuật này sẽ không cần thiết:

Nền tảng của sản phụ tốt, không có bệnh lý nền, các chỉ số sức khỏe luôn đạt chuẩn

Người mẹ không mắc các bệnh lý phụ khoa trong thai kỳ

Vùng thắt lưng, hông đổ xuống dày và rộng, không mắc các bệnh thấp khớp

Độ giãn mở của tử cung tốt, tần suất co bóp tử cung đạt mức 24 lần/phút, đủ lực giúp bé ra ngoài

Khe âm đạo, tầng sinh môn có độ đàn hồi hoàn hảo

Ngôi thai thuận, kích thước em bé vừa phải, đầu em bé không quá to

Gần như các chị em “vượt cạn” lần 2 sẽ không phải cắt tầng sinh môn do cơ thể thai phụ đã thích nghi sẵn và tử cung đã có độ nới nhất định. Dẫu vậy, vẫn có khoảng 30% sản phụ “sinh con rạ” phải cắt đáy chậu vì tốc độ chuyển dạ chậm, mật độ co thắt không đạt hoặc sinh nở khi tuổi đã cao.

Các chị em chỉ phải cắt da sinh môn khi và chỉ khi ngôi thai lệch, đầu em bé quá khổ, âm đạo “nở” quá hẹp hoặc cơ địa người mẹ quá yếu.

Bản chất của cắt TSM là không xấu nhưng không có nghĩa bạn bị “phụ thuộc” vào nó. Chị em cố gắng rặn đẻ hết sức và chấp nhận rạch khi có yêu cầu từ phía bác sĩ.

2/ Vì sao bà bầu sợ rạch tầng sinh môn khi đẻ thường?

Dễ dàng nhận thấy, tâm lý chung của các bà mẹ đẻ thường là rất sợ rạch tầng sinh môn. Họ cho rằng việc chọn sinh thường là do quan ngại việc ‘mổ xẻ’. Nếu tiếp tục phải cắt TSM, sức chịu đựng và cơ địa của họ sẽ không chịu đựng được.

sợ đau

Bên cạnh vấn đề tâm lý, việc cắt vùng đáy chậu cũng gây ra nhiều ‘hệ lụy” cho hình thể và chức năng sinh lý (đặc biệt là rơi vào tay một bác sĩ không chuyên). Các biến chứng dễ gặp khi rạch da sinh môn là:

Rộng âm đạo: Dù được khâu lại nhưng rạch tầng sinh môn cũng khiến âm đạo bị giãn rộng, “mật động” không còn chặt khít, da mu sạm thâm xấu xí.

Dễ lưu sẹo: Da vùng chậu thường khá mỏng và hầu hết là mô liên kết nên nếu rạch quá sâu sẽ để lại sẹo lồi, dị tật khó xóa.

Dễ nhiễm trùng: Vùng kín tập trung rất nhiều vi khuẩn vì vậy đường rạch có nguy cơ viêm nhiễm, triệu chứng là sưng đỏ, nổi mụn nước, bục chỉ

Giảm ham muốn: Biểu mô vùng chậu chứa tới 3.2 triệu tế bào thần kinh, vì thế nếu rạch quá sâu sẽ dẫn đến tê liệt, mất cảm giác. Độ mẫn cảm của cô bé cũng giảm đi đáng kể, chuyện gối chăn sẽ khó đạt khoái cảm và thăng hoa.

Dễ mắc bệnh phụ khoa: Phụ nữ từng cắt TSM có tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa cao gấp 3.5 lần so với bình thường.

Ngoài 5 hệ lụy cơ bản trên, các mẹ bỉm sẽ bị lão hóa vùng kín nhanh hơn và cấu tạo sinh dục nữ cũng bị ảnh hưởng.

Mặt khác, việc khâu TSM trong lúc đẻ chỉ là công việc tạm thời. Muốn vùng chậu ổn định và gọn gàng hơn, chị em cần chi từ 8 – 15 triệu đồng để may lại.

may tầng sinh môn

Như vậy, tình trạng thai phụ đẻ thường sợ cắt tầng sinh môn là điều không quá khó hiểu. Dẫu thế, bạn vẫn nên chấp nhận cắt khi được bác sĩ yêu cầu và hãy chọn một bác sĩ hộ sinh thật sự uy tín nhé.

3/ Bí quyết để đẻ thường không rạch tầng sinh môn

Nhiều thống kê cho thấy 90% phụ nữ đẻ thường buộc phải rạch tầng sinh môn. Tuy nhiên, bạn sẽ nằm trong 10% còn lại khi áp dụng 2 tips tiền sản sau:

3.1/ Thời điểm trong thai kỳ

9 tháng thai kỳ là thời điểm vàng để bạn bổ trợ các kỹ năng đẻ thường mà không phải động chạm dạo kéo. 3 phương diện cần chú ý là ăn uống, nghỉ ngơi và rèn luyện các bài tập vùng chậu. Cụ thể:

3.1.1/ Ăn các thực phẩm “dễ đẻ”

Không thiếu các món ăn dân gian giúp các chị em “vượt cạn” dễ dàng như: chè mè đen, rau lang luộc, nước húng quế tía tô, gạo nếp cẩm…Mẹ bầu nên ăn trong khoảng 1 tháng trước ngày dự sinh nhé.

thực phẩm tốt cho bà bầu

Mặt khác, thai phụ cũng cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, tính toán khẩu phần ăn một cách khoa học như sau:

Tuân thủ các nguyên tắc ăn của mẹ bầu: nhiều sắt, nhiều xơ, ít ngọt, ít béo, vừa đạm.

Tại tháng thứ 9, bạn bắt đầu giảm lượng đường xuống 50mg/ngày, thay đường bằng mật ong hoặc đường organic. 

Ăn nhiều chuối, bơ, chim bồ câu, rau cải xoăn – các thực phẩm giàu axit folic khiến tuyến cơ háng dẻo dai và săn chắc.

Ngủ đủ 8 tiếng, không vận động mạnh, không quan hệ tình dục trong 3 tháng cuối

3.1.2/ Rèn luyện các bài tập vùng chậu

Nghiên cứu tại viện Y khoa Karukosha (Nga) cho biết 97% chị em rèn luyện các bài tập vùng chậu sẽ dễ sinh gấp 7.5 lần. Người mẹ nên bắt đầu tập từ tháng thứ 6 – khi ngôi thai bắt đầu định hình và chuyển hướng sổ.

Thực hiện mát xa tầng sinh môn bằng cách vuốt dọc khoảng 10 lần/tối để tăng độ đàn hồi

Tìm đến liệu trình kegel dành riêng cho mẹ bầu, tập luyện 30 – 40 phút/tối

Đi bộ tại nhà, nếu thai ổn định bạn được phép đạp xe đạp

Nên đi massage hộ sinh tại các trung tâm khoảng 2 lần/tuần

massage hộ sinh

Nếu không may bị động thai, chị em phải dừng lại tất cả các hoạt động thể chất, tới các trung tâm sản khoa và không di chuyển tới khi ngừng xuất huyết mới thôi.

3.2/ Trong quá trình sinh

Bí quyết đẻ thường không rạch da sinh môn là phải giúp cơ vùng chậu co giãn thật tốt. Trong suốt quá trình sinh, chị em nên thực hiện 6 tips sau:

Khi có dấu hiệu vỡ ối, người mẹ không nên nằm yên một chỗ mà hãy vận động thật nhẹ nhàng.

Trước khi vào phòng sinh, hãy đi lại quanh hành lang khoảng 20 bước/lần

Nên hít bằng mũi, thở bằng miệng, duy trì tần suất thở đều, phối hợp linh hoạt cùng các cơn co tử cung.

Trong lúc chuyển dạ, hãy nhấp môi một chút nước. 

Massage nhẹ nhũ hoa và bầu vú để kích thích dịch âm đạo và độ mở của tử cung

Khi em bé sổ đầu, hãy hít sâu, thở mạnh, dồn hơi phía dưới để rặn thật nhanh

rặn đẻ

Cuối cùng, dù phải rạch hay không phải rạch thì các mẹ bỉm cần giữ một tinh thần thoải mái, tích cực, bình tĩnh trong mọi trường hợp. Tâm lý thoải mái sẽ tạo cho người mẹ động lực, sức khỏe, tránh ngất xỉu khi sinh và thai ngạt lâm sàng.

Đẻ thường không rạch tầng sinh môn là điều hoàn toàn có thể nếu bạn biết cách chăm sóc vùng chậu, tập luyện đều đặn và thiết lập một chế độ ăn khoa học. Hy vọng “cẩm nang làm mẹ” của BV Kangnam sẽ giúp phái đẹp vượt cạn an toàn, mẹ tròn con vuông nhé!

  1. THỊ NGỌC THƯ viết:

    E cat tang sinh mon được 1 tháng rùi ạ e đi lại cảm giác còn đau với rát có cảm giác căng cứng có sao ko ạ

    • Trần Quyên viết:

      Chào THỊ NGỌC THƯ, thời gian hồi phục sau phẫu thuật cắt tầng sinh môn cũng có thể khác nhau ở mỗi người. Đau sau phẫu thuật thường giảm dần theo thời gian và tùy thuộc vào sự tiến triển của quá trình phục hồi. Bạn hãy theo dõi cảm giác đau sau 1 tháng có còn dữ dội như khi vừa thực hiện hay không, nếu có cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp và tìm cách khắc phục bạn nhé!

Comments are closed.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Đẻ thường không rạch tầng sinh môn
Vết khâu tầng sinh môn sau sinh để tránh bị hở

Vết khâu tầng sinh môn sau sinh để tránh bị hở

Dưới đây là những thông tin hữu ích mà bạn cần phải ghi nhớ để chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh và tránh các tình trạng viêm buồng trứng, ung thư cổ tử cung. 96% phụ nữ sau sinh phải đối diện với tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị hở,

Vết khâu tầng sinh môn 2,3 tháng vẫn đau: Liệu có đáng lo

Vết khâu tầng sinh môn 2,3 tháng vẫn đau: Liệu có đáng lo

Vết khâu tầng sinh môn 2, 3 tháng vẫn đau có thể do dị vật sót lại trong âm đạo của bạn sau khi thực hiện thủ thuật này gây nên. Tình trạng thường gặp nhất là do kim khâu đâm mạnh vào các mô, gây rách vết khâu tầng sinh môn. Vì vậy chị

Vết khâu tầng sinh môn bị cứng: Giải pháp điều trị mới

Vết khâu tầng sinh môn bị cứng: Giải pháp điều trị mới

Vết khâu tầng sinh môn bị cứng? có thể do vết khâu còn mới hoặc được thực hiện bằng chỉ loại dày và kém chất lượng, nhiễm trùng tầng sinh môn, cách chăm sóc vết thương chưa tốt cũng có thể gây ra hiện tượng cứng ở tầng sinh môn. 3 Cách chăm sóc: vệ

Chỉ khâu tầng sinh môn bao lâu thì tiêu? 5 Điều “Cần Biết”

Chỉ khâu tầng sinh môn bao lâu thì tiêu? 5 Điều “Cần Biết”

Chỉ khâu tầng sinh môn bao lâu thì tiêu sẽ mất khoảng 2- 4 tuần mới hết cảm giác khó chịu và sau 1 tháng thì sẽ hồi phục hoàn toàn ngoài ra còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Những điều cần lưu ý sau khi khâu tầng sinh môn bằng chỉ tự

May thẩm mỹ tầng sinh môn ở đâu Tốt, Uy tín, An toàn

May thẩm mỹ tầng sinh môn ở đâu Tốt, Uy tín, An toàn

May thẩm mỹ tầng sinh môn ở đâu tốt? Dấu hỏi này thường được đặt ra ở hầu hết các phụ nữ sau khi đã có em bé, với mong muốn khôi phục lại dáng vẻ gọn đẹp hồng hào của “vùng mật đạo”. Bài viết ngay sau đây sẽ dẫn đường giúp bạn đến

Rạch tầng sinh môn là gì? Khi nào cần? Quy trình cụ thể?

Rạch tầng sinh môn là gì? Khi nào cần? Quy trình cụ thể?

Sinh con so là thử thách khó khăn của người mẹ và để hạn chế biến số tiêu cực, thai phụ buộc phải rạch tầng sinh môn. Tác dụng của thủ thuật hộ sinh này là gì? Liệu có để lại biến chứng không? Theo dõi “cẩm nang làm mẹ” của BVTM Kangnam để biết

Gọi điện
icon
Báo giá
icon

Chat Online