Sinh con so là thử thách khó khăn của người mẹ và để hạn chế biến số tiêu cực, thai phụ buộc phải rạch tầng sinh môn. Tác dụng của thủ thuật hộ sinh này là gì? Liệu có để lại biến chứng không? Theo dõi “cẩm nang làm mẹ” của BVTM Kangnam để biết thêm chi tiết.
Rạch tầng sinh môn là kỹ thuật hộ sinh tự nhiên áp dụng cho các sản phụ “vượt cạn” lần đầu. Thủ thuật dựa trên 2 nguyên tắc chính là rạch (bóc tách sinh môn) và khâu (nối lại da và cơ).
Mục đích của biện pháp này là tạo “con đường” thuận thiện giúp em bé chui ra, chống căng rách âm đạo và thúc đẩy quá trình chuyển dạ. Khi nào cần thực hiện cắt tầng sinh môn (TSM)? Phương pháp áp dụng cho các nhóm sản phụ sau:
Khảo sát cho thấy 99.9% bà mẹ đều phải rạch đáy chậu trong lần sinh con đầu tiên. Khoảng 55% chị em sẽ rạch trong lần thứ 2 nếu âm đạo không đạt độ mở tiêu chuẩn. Rạch TSM là một thủ thuật cần thiết, giảm bớt áp lực cho người mẹ và tránh nguy cơ thai ngạt lâm sàng.
Cắt tầng sinh môn được gắn liền với quá trình sinh đẻ của các chị em. Nguyên tắc khi cắt là cắt đủ (độ sâu khoảng 1 – 2cm) – cắt đúng (thai xuống sâu, độ giãn nở âm đạo tối đa). Quy trình được hình dung qua 4 bước sau:
Dù đã được khuyến cáo không nên vô cảm vùng cắt nhưng để tránh trường hợp ngất xỉu khi sinh, bạn vẫn cần dùng thuốc gây tê.
Bác sĩ tiêm thuốc tê ngay khi độ giãn âm đạo lên khoảng 70%, mũi tiêm trực tiếp đi vào vùng chậu, sản phụ mất cảm giác sau 15 phút.
Dựa theo hướng ra của thai nhi bác sĩ sẽ xác định được đường cắt, hướng cắt và tính toàn diện tích cắt. Theo nhiều khảo sát, hướng rạch chính sẽ nằm ở mốc từ 5 – 7 giờ, chiều phải sang trái.
Do thai phụ sẽ xuất huyết nên bác sỹ phải sát khuẩn trước khi cắt, không dùng lực mạnh khiến đường cắt quá sâu chạm tới cơ nâng hậu môn.
Sau khi xác định vị trí, đo độ nở của âm đạo và định hình vết rạch, bac sỹ sẽ tiến hành cắt tầng sinh môn. Các thao tác cắt như sau:
Rất khó để tính toán chính xác thời gian cắt tầng sinh môn, ước chừng khoảng 5 – 10 phút (nếu sinh nhanh). Mặt khác, có các thai phụ phải rạch liên tiếp, tốn từ 20 – 30 phút em bé mới sổ đầu được.
Khi đưa em bé ra ngoài thành công, bác sĩ sẽ tiếp tục tiêm tê (nếu có) và khâu lại đáy chậu bằng chỉ thẩm mỹ. Dựa theo hướng ra của em bé bạn sẽ có các cách khâu như khâu âm đạo, khâu cơ, khâu da.
Cuối cùng, toàn bộ vùng kín được sát khuẩn lần nữa, băng gạc cố định và thoa thuốc chống viêm. Sản phụ cũng phải lưu trú tối thiểu 3 ngày tại BV để tiện theo dõi.
Rạch tầng sinh môn có nguy hiểm không? Câu trả lời là Có hoặc Không. “Ranh giới” giữa an toàn và nguy hiểm trong thủ thuật này được quyết định bởi cơ địa người mẹ, độ nông/sâu vết thương hay cách chăm sóc hậu sản…
Nếu mẹ bỉm có thể chất tốt, chỉ sinh 1 em bé, chọn cơ sở hộ sinh uy tín thì gần như không gặp nguy hiểm gì khi rạch.
Ngược lại, các mẹ bầu đôi, thể lực yếu, sinh nở tại các BV kém chất lượng hoặc chế độ hậu sản chưa khoa học, 80% bạn sẽ gặp biến chứng. Tiêu biểu là:
Từ các hệ lụy khi khâu tầng sinh môn, phái đẹp nên chọn một BV sản danh tiếng và sử dụng các kỹ thuật hộ sinh hiện đại. Ngoài ra, bạn nên may thẩm mỹ lại TSM sau 6 – 7 tháng nhé.
Do độ dài không lớn (3 – 5cm) và diện tích rạch không quá sâu nên tốc độ hồi phục của tầng sinh môn khá nhanh. Trung bình từ 7 – 10 ngày vết thương đã khỏi hẳn, sau 1 tháng cấu trúc sinh dục nữ trở lại bình thường.
Với tình huống thai đôi/em bé quá to buộc người mẹ phải rạch sâu, vết khâu cần từ 1.5 – 2 tháng mới lành lại. Như vậy, khả năng lành thương của đáy chậu phụ thuộc chủ yếu vào hình thái đường cắt.
Tuy không phải đại phẫu quan trọng nhưng sau khi rạch tầng sinh môn, phái đẹp cần tuân thủ một số lưu ý để khu vực này mau hồi phục. Đó là:
Thuộc vị trí tương đối nhạy cảm và dễ bị viêm nhiễm, tầng sinh môn sau rạch cần được vệ sinh đúng cách mỗi ngày. Trường hợp để dính nước tiểu hoặc sưng mủ, cô bé rất dễ lưu sẹo và mắc bệnh phụ khoa.
Về cơ bản, chế độ ăn sau khi rạch tầng sinh môn khá giống với cơm “cữ” của bà bầu. Trong đó, người mẹ cần tăng nhóm sắt, xơ, vitamin; ăn vừa lipid và protein; ăn ít đạm và tinh bột khó chuyển hóa. Ví dụ:
Thời gian ăn kiêng sẽ kéo dài trong 2 – 3 tuần. Khi tầng sinh môn lành lại, bạn được phép giảm xơ, tăng đạm nhưng không được làm mất cân bằng dinh dưỡng đâu nhé.
Tầng sinh môn là khu vực “nâng đỡ” nửa thân trên nên khi bị thương, bạn cần giảm áp lực, tránh ma sát và chăm sóc thật cẩn thận. Cụ thể:
Ngoài ra, khách hàng tuyệt đối không được sờ nắn, rút chỉ ở tầng sinh môn để tránh xuất huyết dưới. Khi có dấu hiệu biến chứng, chị em giữ nguyên hiện trạng và tìm tới trợ giúp của bác sĩ.
Không chỉ là một cách hỗ trợ sinh sản, vết rạch tầng sinh môn còn là “dấu ấn” của những lần vượt cạn, minh chứng cho thiên chức làm mẹ của những người phụ nữ. Để dấu ấn này trở nên thẩm mỹ và gọn ghẽ hơn, tới ngay Kangnam và chọn dịch vụ may tầng sinh môn. Bệnh viện sẽ giúp chị em lấy lại sắc vóc tự tin, son trẻ và hấp dẫn.
Nhập thông tin của bạn
×