Hầu hết các mẹ bầu đều chung nỗi lo: Vết rạch tầng sinh môn có để lại sẹo? Bởi theo thống kê cứ 10 sản phụ khi “vượt cạn” lần đầu thì có tới 8 người cần mở tầng sinh môn. Để hóa giải niềm trăn trở này, bạn cần hiểu chi tiết cơ chế lành thương và cách chăm sóc đúng chuẩn nhất.
Nội dung bài viết
Trong nhiều thập kỷ qua, việc tạo ra đường rạch này là cách hữu hiệu để ngăn ngừa rách âm đạo khi sản sinh em bé. Đồng thời, thủ thuật cắt tầng sinh môn còn giúp bảo tồn các nhóm cơ và mô liên kết nâng đỡ vùng chậu khỏi tổn thương nghiêm trọng.
Theo Viện Pháp Y, bắt buộc cần phải tiến hành “mở đường” trong trường hợp:
Dựa trên quy luật tự nhiên, khi cơ thể tồn tại vết da hở thì quá trình hồi phục không thể “thiếu vắng” giai đoạn hình thành mô sẹo. Chính vì những lý do đó, đường khâu tầng sinh môn khi liền lại chắc chắn sẽ có sẹo.
Đặc biệt, quá trình lành thương giống như một hành trình dài và khó khăn, cần ít nhất 2- 4 tháng để trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, mức độ biểu hiện sẹo sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau ở từng người, bao gồm cả khách quan và chủ quan.
BS chuyên khoa Jen Torborg (London) chia sẻ: “Trong thời gian mô sẹo manh nha xuất hiện, massage có thể làm giảm bớt cảm giác khó chịu và ngăn chặn vùng da mới tăng sinh quá mức”.
Thường vào tuần thứ 6, vị trí vết thương đã liền lại và có màu hồng nhẹ, hơi gồ lên, bong vảy hoàn toàn. Khi đó, bạn đã có thể bắt đầu xoa bóp vùng da đáy chậu từ 10-15″ mỗi ngày.
Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện các thao tác mat- xa là sau khi tắm nước ấm hoặc chườm nóng vùng kín. Bởi lúc này, các nhóm cơ xung quanh có độ giãn nở phù hợp, thúc đẩy lưu thông máu.
Bên cạnh đó, hãy tạo điều kiện thoải mái cho cơ thể với tư thế tựa gối, ngồi nửa người và dùng thêm tinh dầu dịu nhẹ (oliu, dừa…) nhằm tránh gây khô rát.
Dựa trên gợi ý từ chuyên gia, các bước massage đúng chuẩn được áp dụng rất thành công đó là:
Lưu ý, bạn nên rửa tay sạch từ trước đó để đảm bảo các vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập gây tổn hại đến “đóa hồng tươi”.
Bên cạnh massage vẫn còn khá nhiều tips để các mẹ bầu giảm thiểu sẹo sau khi may tầng sinh môn như:
Các thao tác thực hiện bóc tách và khâu vết thương tầng sinh môn đã được chứng minh là có ảnh hưởng tới tốc độ lành lặn, cũng như khả năng để lại da lồi kém duyên.
Khoa học từng chỉ ra rằng, vết mổ càng nghiêm trọng thì tỷ lệ gây sẹo càng cao. Vì thế, khi đường rạch sâu và rộng quá mức cần thiết, bạn sẽ khó tránh khỏi những “tàn dư” về sau.
Đồng thời, nếu kỹ thuật khâu đóng không chính xác, thời gian bình phục sẽ kéo dài lâu hơn. Điều này cũng dẫn tới hệ quả tiêu cực, làm mất đi tính thẩm mỹ của vùng kín.
Do vậy, bạn cần đảm bảo chắc chắn rằng các bác sĩ và cơ sở thực hiện phải có tên tuổi rõ ràng, độ uy tín cao, xứng đáng để tin cậy.
Nghỉ ngơi là “chìa khóa” để tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể và thúc đẩy tiến trình chữa lành vết thương. Đặc biệt, trong 1 tuần đầu sau sinh các bà mẹ bỉm sữa cần chú ý tới bản thân mình nhiều hơn. Đây là “bước đệm” cực kỳ hữu hiệu để những tháng ngày về sau có thể phục hồi nhanh chóng.
Hãy dành khoảng 60- 70% thời gian để nghỉ ngơi và ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Như vậy, sức khỏe sẽ được duy trì tốt nhất, giúp bạn vừa chăm lo chu đáo cho em bé, vừa dưỡng thương an toàn.
Cảm giác đau nhức và có phần tê cứng tại khắp hạ bộ là triệu chứng khá phổ biến, thường xuất hiện trong 1-2 tuần đầu. Vì vậy, bạn có thể tận dụng đá lạnh để đẩy lùi đáng kể những cơn khó chịu này.
Cụ thể cách làm như sau:
Bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này tối đa 2 lần/ngày, tuyệt đối không được lạm dụng quá mức.
🔔🔔🔔 ĐỌC TIẾP: Bị rạch tầng sinh môn nên ăn gì để nhanh lành
Hít thở nhẹ nhàng bằng cơ hoành 5-10” mỗi ngày là bí kíp tuyệt diệu để các mẹ giữ tinh thần thư thái, hỗ trợ hệ tuần hoàn máu hoạt động hiệu quả.
Các chuyên gia cũng cho rằng, khi tâm lý càng an nhàn thoải mái, tốc độ “sửa chữa” của cơ thể sẽ càng được thúc đẩy nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, bạn có thể thực hiện các bài tập thể dục nhịp điệu vừa sức:
Hơn thế nữa, trong giai đoạn nhạy cảm này, mẹ bầu sau sinh không nên làm việc lao lực, khuân vác nặng nhọc để tránh hao tâm tổn sức.
Bên cạnh những lưu ý khi vận động sinh hoạt thì bạn cũng nên tìm hiểu tư thế nằm và kê gối đúng cách. Bởi điều này mang tới tác dụng rất diệu kỳ như: tránh đau lưng/vai/cổ, hỗ trợ giảm áp lực lên vùng chậu…
Những chiếc gối mềm, có độ đàn hồi vừa phải hoặc gối chữ U là lựa chọn thích hợp nhất để nâng đỡ vùng mông, eo, xương chậu. Nhờ đó, vết thương tầng sinh môn có thể tránh được các tác động vô ý trong lúc ngủ.
Chị em phụ nữ nên ưu tiên nằm nghiêng hoặc ngửa thay vì nằm sấp để giảm thiểu chèn ép các cơ, khớp và cột sống.
Điều quan trọng cuối cùng trong bộ cẩm nang cho mẹ trẻ sau sinh là giữ cho vùng da quanh vết mổ luôn khô thoáng. Từ đó, tạo nên rào chắn bảo vệ khỏi vi khuẩn gây viêm nhiễm và các biến chứng không mong muốn khác.
Vết rạch tầng sinh môn có để lại sẹo hay không còn tùy thuộc vào quá trình tĩnh dưỡng cơ thể của các bà mẹ. Do đó, BVTM Kangnam khuyên bạn hãy thuộc lòng các bí kíp chăm sóc sức khỏe, an ổn nghỉ ngơi để sớm trở lại nhịp sống bình thường.