Chàm tổ đỉa là gì? Nguyên nhân – Biểu hiện – Cách trị dứt điểm

Bệnh chàm tổ đỉa sinh ra những đốm mụn nước mọc thành mảng gây ngứa ngáy, đỏ rát, khó chịu cho người bệnh. Bệnh lý liên quan mật thiết tới cơ địa từng người. Tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nếu bạn không có phương hướng điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh lây lan nhanh trên da, thậm chí dẫn tới những biến chứng nguy hiểm hơn.

I/ Bệnh chàm tổ đỉa là gì?

Chàm tổ đỉa (tên khoa học: Dyshidrotic Eczema) là 1 dạng biến thể của bệnh chàm thông thường. Bệnh lý này thường xuất hiện trên da tạo thành các đốm mụn nước liti trên bề mặt da. Mụn nước không nhiều nhưng có thể nổi thành đám, khoanh vùng tại khu vực da đang bị tổn thường.

bệnh chàm tổ đỉa

Bệnh chàm tổ đỉa có thể xuất hiện ở cả người lớn, trẻ nhỏ

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

Bệnh lý thường xuất hiện ở nhiều giai đoạn cấp tính – mãn tính – tái phát. Người bệnh cần hết sức lưu ý khi phát hiện trên da có những biểu hiện bất thường.

II/ Chẩn đoán và triệu chứng bệnh tổ đỉa

Chàm tổ đỉa hay còn gọi là tổ đỉa là 1 dạng hư tổn da, xuất hiện mụn nước, mẩn mụn. Bên trong mụn nước chứa dịch lỏng, có màu vàng hoặc không màu. Bệnh thường tập trung tại các vùng như tay, chân có tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất bên ngoài.

bệnh chàm tổ đỉa kiêng ăn gì

Biểu hiện của Eczema tổ đỉa là mụn nước nổi trên bề mặt da thành đám mảng

Ở người bệnh đang mắc phải chàm tổ đỉa sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, khi gãi sẽ vỡ mủ và khiến vi khuẩn ngày càng lan rộng hơn. Đồng thời, những vết viêm loét sau khi vỡ mủ sẽ sưng đau, khó liền lại.

Bệnh có thể biến chứng nặng hơn nếu bạn không chữa trị kịp thời và gãi khiến dịch nước lan ra ngoài.

✱ Chẩn đoán bệnh 

Bệnh chàm tổ đỉa có những triệu chứng, biểu hiện khác nhau tùy vào cấp độ bệnh và cơ địa của từng người. Đối với trường hợp người đã mắc bệnh nhiều lần, tái đi tái lại thì biểu hiện chẩn đoán có thể phức tạp hơn, đi kèm với đó là thời gian điều trị cũng kéo dài.

chàm tổ đỉa có lây không

Bệnh có thể phát triển lan nhanh các đốm mụn nước và dễ tái đi tái lại do hệ miễn dịch của bạn đã bị suy yếu

Đối với người bị bệnh lần đầu, phát triển và điều trị nhanh chóng được xếp vào giai đoạn cấp tính. Còn người đã bị bệnh nhiều lần sẽ có nguy cơ tái lại cao khi vi khuẩn gặp điều kiện thuận lợi tấn công vào bề mặt da suy yếu, hư tổn.

Nếu nhận thấy trên da của mình xuất hiện các đốm mụn nước nhỏ li ti, ngứa ngáy bạn hãy đề phòng và tới khám tại các cơ sở y tế gần nhất để có hướng chữa trị tốt hơn.

III/ Tại sao lại bị chàm tổ đỉa?

Theo các nghiên cứu của chuyên gia da liễu trên Thế giới, chưa có chủng virus nào hay nguyên nhân chính dẫn tới bệnh chàm tổn đỉa. Tuy nhiên, dựa trên những mẫu bệnh nhân đã mắc bệnh trước đó có thể xác định ngay 1 số lý do chính có thể dẫn tới tình trạng hư tổn da này:

Yếu tố di truyền:

Nếu gia đình, bố mẹ đã từng có tiền sử mắc bệnh chàm tổ đỉa thì con cái sẽ nhận gen di truyền và có khả năng mắc bệnh cao hơn 50% so với người bình thường.

Yếu tố môi trường:

Vi khuẩn tồn tại trong môi trường sống ô nhiễm, bẩn, ẩm thấp có thể kí sinh trên da và gây nên các hư tổn. Thường ở trẻ em hoặc người lớn có sức đề kháng yếu sẽ rất nhạy cảm với yếu tố xung quanh môi trường. Từ đó khả năng mắc bệnh cao hơn và thường có tính lặp lại.

thuốc trị chàm tổ đỉa

Bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân cơ địa từng người hoặc yếu tố vi khuẩn môi trường

Dị ứng:

Trường hợp người có tiền sử dị ứng thường xuyên phải tiếp xúc với căn nguyên gây dị ứng cũng có khả năng cao mắc bệnh.

Yếu tố dị nguyên:

Một số sản phẩm như: bột giặt, sữa tắm, đồ ăn, đồ uống, lông chó, mèo,… có thể là nguyên nhân gây bệnh chàm tổ đỉa cấp tính.

Có thể nói, Eczema tổ đỉa rất da dạng nguyên nhân nên bạn cần tìm hiểu rõ tại sao mình bệnh để có hướng điều trị và phòng ngừa tốt hơn.

IV/ Mẹo vặt chữa trị chàm tổ đỉa nhanh chóng tại nhà

Chữa chàm tổ đỉa dứt điểm, tiết kiệm thời gian là mong muốn chung của nhiều người bệnh. Nếu bạn mới mắc bệnh ở cấp độ nhẹ có thể điều trị nhanh chóng bằng các phương pháp dưới đây.

1- Bôi thuốc đặc trị chuyên dụng

Thuốc bôi tây y được bày bán rất nhiều tại các quầy thuốc nhằm giúp bạn hạn chế sự phát triển thêm của mụn nước chàm tổ đỉa. Thành phần chính của thuốc bôi là hoạt chất kháng khuẩn, tiêu viêm sưng.

chàm tổ đỉa và cách chữa trị

Bôi kem thuốc là biện pháp nhanh chóng tại nhà để giảm thiếu các dấu hiệu của bệnh chàm tổ đỉa, đặc biệt thích hợp với trường hợp bé mắc bệnh

Bên cạnh đó là hợp chất dưỡng da có nguyên liệu từ tự nhiên giúp giảm khả năng kích ứng da. Sau khi sử dụng thuốc bôi, bạn sẽ nhận thấy kết quả thay đổi rõ rệt qua 3 – 5 ngày.

Đồng thời, chữa chàm tổ đỉa bằng kem thuốc bôi được xem là phương pháp nhanh chóng, mang tới tác dụng thấy rõ sau 1 thời gian ngắn điều trị.

2- Điều trị bằng phương pháp dân gian

Bên cạnh các loại kem thuốc bôi tây y, bài thuốc dân gian cũng là 1 sự chọn lựa thay thế khá tốt. Một số mẹo vặt chữa bệnh chàm tổ đỉa bằng nguyên liệu tự nhiên như sau:

① Lá trầu không

Trong lá trầu không có thành phần kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt. Đây cũng là nguyên liệu thường thấy trong các bài thuốc chữa da liễu Đông y.

Để thực hiện, bạn chỉ cần cho lá trầu và rau răm vào nồi nước đun sôi để các chất tiết ra. Sau đó lấy nước rửa vùng da bị viêm mụn, nổi mụn nước hàng ngày. Sau 1 tuần bạn sẽ thấy các đốm mụn nước xẹp nhanh chóng. 

② Tỏi 

Tương tự như lá trầu không, tỏi chứa tinh dầu cay có khả năng sát khuẩn cao. Điều trị chàm tổ đỉa bằng tỏi giúp bạn tiết kiệm khá nhiều chi phí bởi đây là nguyên liệu thường có trong gian bếp với chi phí mua rẻ.

chàm tổ đỉa kiêng ăn gì

Dùng tỏi ngâm rượu để chữa vết Eczema tổ đỉa trên cơ thể

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

Bạn đập dập tỏi ngâm cùng rượu trắng trong vòng 7 ngày. Sau đó bạn lấy bông gòn thấm nước cốt chấm vào các vết mụn nước để chúng xẹp đi.

③ Muối 

Đối với muối tinh, bạn có thể vận dụng theo công thức dưới đây để cải thiện sớm tình trạng da viêm nhiễm, mẩm mụn nước của mình.

Bạn tiến hành rang muối vào trong chảo cho thật nóng rồi đổ ra túi vải mềm. Sau đó bạn áp muối lên vùng da cần điều trị. Mỗi ngày bạn lặp lại 2 lần để sớm cho hiệu quả tốt nhất.

Kết luận: Chữa chàm tổ đỉa bằng các phương pháp tại nhà chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, cấp tính và mới xuất hiện. Đối với trường hợp chàm nặng, mụn nước nhiều bạn cần tìm tới các biện pháp chữa trị dứt điểm bằng công nghệ cao, có phác đồ chuyên biệt để ngăn ngừa khả năng tái phát trở lại.

V/ Chữa trị dứt điểm Eczema tổ đỉa cấp độ nặng hạn chế tái phát

Chàm tổ đỉa có khả năng tái phát trở lại nếu bạn không điều trị dứt điểm ngay từ lần phát bệnh đầu tiên. Đối với tình trạng bệnh đã phát triển nặng, tạo nên hư tổn nhiều trên bề mặt da, bạn cần chú ý chọn lựa cách điều trị tận gốc, phù hợp nhất.

Thông thường, giải pháp tới khám tại các cơ sở da liễu luôn được các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên thực hiện để sớm nhất để phòng tránh biến chứng khôn lường có thể xảy ra.

chàm tổ đỉa là gì

Người bệnh nên tới khám tại các cơ sở y tế để sớm có hướng điều trị dứt điểm bệnh lý

Điều trị Eczema tổ đỉa tại các cơ sở da liễu, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán cấp độ bệnh thực tế. Sau đó, các loại kem bôi, thuốc uống kháng sinh sẽ được kê đơn sao cho phù hợp nhất với tình trạng bệnh lý của mỗi khách hàng.

Sau thời gian điều trị, các vết chàm tổ đỉa sẽ được khắc phục toàn bộ. Tuy nhiên làn da sau hư tổn vẫn có thể để lại hiện tượng bong tróc, khô nứt,.. Khi đó bạn cần dưỡng da thật tốt để cải thiện tình trạng trên đồng thời nâng cao sức đề kháng cho da, ngăn chặn bệnh lý tái phát trở lại.

VI/ Giải đáp các câu hỏi liên quan đến bệnh chàm tổ địa

Xoay quanh bệnh chàm tổ đỉa có rất nhiều câu hỏi liên quan được người bệnh đặc biệt quan tâm. Dưới đây là giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan tới bệnh lý để bạn đọc tìm hiểu, tham khảo thêm thông tin.

1- Bệnh chàm tổ đỉa có lây không? Có nguy hiểm không?

Cần phải hiểu rõ bản chất của bệnh chàm tổ đỉa là sự rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể. Trong 1 số trường hợp, hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động kém, bất thường sẽ dẫn tới tình trạng “nhận nhầm” các tế bào tốt thành tế bào xấu gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Khi đó, cơ chế tăng sinh kháng sinh tấn công ngược trở lại các tế bào tốt trong cơ thể và sinh nên đốm mụn nước (biểu hiện chính của bệnh Eczema tổ đỉa).

bị chàm tổ đỉa

Eczema tổ đỉa không có khả năng lây từ người sang người

Có thể khẳng định, bệnh chàm tổ đỉa không phải do 1 loại virus hay vi khuẩn đặc thù nào gây nên. Do đó, bệnh không có khả năng lây lan từ người này sang người khác như 1 số bệnh da liễu khác.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ da liễu nếu chàm tổ đỉa không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ lây lan, phát triển ra các vùng da khác. Đồng thời, bệnh còn có khả năng biến chứng cho người bệnh như: sẹo lồi, sẹo rỗ, phát triển thành bội nhiễm da, tái phát trở lại theo mùa,…

Vậy nên, bác sĩ khuyên khách hàng hãy phát hiện và điều trị sớm bệnh lý bằng các phương pháp phù hợp để tránh những hậu quả xấu xảy ra.

2- Bệnh chàm tổ đỉa kiêng ăn gì?

Làn da sau những hư tổn nặng do mụn nước chàm tổ đỉa để lại sẽ tạo nên vết thương hở. Để giúp vết thương nhanh liền miệng và hạn chế sẹo, bạn hãy thực hiện theo chế độ kiêng khem dưới đây:

Hải sản.

Rau muống.

Thịt gà.

Thịt bò.

Đồ nếp.

Đồng thời, bên cạnh việc kiêng tránh sẹo xấu trên da thì bạn hãy chú ý không nạp 1 số thực phẩm dưới đây để ngăn chặn bệnh lý phát triển ngày 1 nặng hơn:

Thịt chó.

Sữa và sản phẩm từ sữa.

Đường tinh chế.

Thực phẩm có chứa nhiều hàm lượng Protein.

Tôm, cua đồng.

Bên cạnh đó bạn có thể lập 1 kế hoạch thực đơn giàu chất xơ, Vitamin để sớm hồi phục làn da, tăng cường sức đề kháng giúp hạn chế bệnh tái phát trở lại.

Bài viết trên đây đã nêu rõ nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị đối với bệnh lý chàm tổ đỉa. Bạn đọc còn bất cứ băn khoăn, thắc mắc gì có thể để lại câu hỏi hoặc liên hệ trực tiếp để được chuyên gia tư vấn.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Bệnh chàm
    Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì? Mẹo chữa trị lác sữa cho bé

    Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì? Mẹo chữa trị lác sữa cho bé

    Cập nhật: 29/01/2024 - Tác giả: Jyotsna Lan Anh

    Chàm sữa (lác sữa) ở trẻ sơ sinh gây ngứa ngáy, khó chịu và khiến làn da nhạy cảm của bé bị tổn thương. Bố mẹ cần nhận biết kịp thời và tìm giải pháp chữa trị triệt để, tránh để tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng và chuyển nặng. I – Dấu hiệu

    Chàm Bội Nhiễm là gì? Bệnh có nguy hiểm và lây không

    Chàm Bội Nhiễm là gì? Bệnh có nguy hiểm và lây không

    Cập nhật: 24/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Bệnh chàm bội nhiễm gây nên những hư tổn, bong tróc, đóng vảy trên bề mặt da khiến bệnh nhân ngứa ngáy, ban đỏ,.. Bệnh lý xuất hiện chủ yếu ở trẻ nhỏ có sức đề kháng, hệ miễn dịch kém. Tuy nhiên nếu không cẩn thận đề phòng thì người lớn cũng có nguy

    Bệnh chàm môi là gì? – Nguyên nhân, cách điểu trị tận gốc

    Bệnh chàm môi là gì? – Nguyên nhân, cách điểu trị tận gốc

    Cập nhật: 28/01/2024 - Tác giả: Jyotsna Lan Anh

    Chàm môi là vùng Da môi bị viêm và dị ứng gây đau rát, mức độ nhẹ thường bị bong da, nứt nẻ gây khó chịu. Mức độ chàm môi nặng xuất hiện mụn nước, phù nề, nhiều vết loét. Ngoài ra, Eczema còn được gọi với tên khác như bệnh viêm da môi và

    icon