Cách trị khóe chân bị sưng mủ an toàn tại nhà!

Khóe móng chân sưng tấy kèm mủ gây đau nhức khó chịu. Cách trị khóe chân bị sưng mủ là thông tin được nhiều người tìm kiếm khi gặp phải tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những mẹo chữa trị an toàn tại nhà!

I – Tại sao khóe chân có mủ? Nguyên nhân do đâu?

Khóe móng chân được biết là phần rìa bên cạnh các ngón, chúng nằm sâu vào trong chân để bảo vệ móng. Bình thường khóe chân không bị đau nhức hay khó chịu. Thế nhưng, một số tình trạng khóe chân có mủ (1), sưng tấy phổ biến ở ngón cái, dân gian gọi là bệnh “chín mé”.

Bệnh chín mé rất thường gặp và dễ tái phát nhiều lần gây sưng đau, khó chịu nếu không có cách xử lý hoặc sai cách. Đặc biệt, với những người hay đi giày dép bít mũi, khiến móng chân bị ép chặt. Vì vậy, càng gây đau nhức, có mủ nhiều hơn.

Để biết được cách trị khóe chân bị sưng tấy mủ, cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng này nhé. Thực tế, nguyên nhân chính thường do vi khuẩn tụ cầu khuẩn vàng Herpes gây sưng, mưng mủ khóe chân. 

– Một số người khi làm móng chân, nhân viên dùng dụng cụ lấy khóe không đảm bảo vệ sinh, khiến vi khuẩn xâm nhập gây sưng khóe.

– Lấy khóe nhiều lần tại nhà hoặc thực hiện sai kỹ thuật, loại bỏ nhiều phần da, dẫn đến móng phát triển dài đâm vào da gây tổn thương, vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.

– Những người có thói quen đi giày quá chật, đi giày cao gót, mũi nhọn, mũi kín gây chèn ép lên ngón chân.

– Móng chân quặp mọc ngược vào mô mềm làm ngón chân bị tổn thương.

– Ngoài ra, những người mắc bệnh nền như: tiểu đường, béo phì hoặc HIV/AIDS, suy giảm hệ miễn dịch…cũng dễ gây ra tình trạng khóe móng chân sưng mủ.

Khóe chân có mủ do nhiễm khuẩn

Khóe chân có mủ do nhiễm khuẩn

II – Dấu hiệu nhận biết khóe chân bị mủ?

Khi khóe chân bị sưng mủ sẽ xuất hiện những dấu hiệu từ nhẹ đến nặng như:

– Giai đoạn đầu, khóe chân sưng tấy đỏ, hơi phồng. Khi cử động gây khó chịu, ngứa ngáy và nhức nhẹ. Khi di chuyển cảm giác căng buốt, khó khăn hơn.

– Qua 3 ngày đầu, tình trạng tổn thương khóe chân lan rộng đến các vùng da lân cận, kèm theo sốt nhẹ. Một số người còn cảm thấp mạch đập theo nhịp ở khóe chân. Mủ tích tụ quanh vùng da tổn thương gây khó chịu, đau đớn.

– Với những người có sức đề kháng tốt, khóe chân có thể tự hết và hình thành một lớp da dày. Với với những trường hợp viêm mủ lan rộng và diễn biến nặng, gây ra tình trạng viêm bao hoạt dịch, viêm khớp…

Có 3 mức độ sưng khóe theo nặng, nhẹ như sau:

– Khóe chân sưng mủ nông nhẹ: Bạn chỉ cảm thấy ngứa và triệu chứng nhanh chóng biến mất sau vài ngày.

– Khóe chân sưng mủ dưới da: Lúc này, tổn thương sẽ nhanh chóng ăn sâu vào các mô gây sưng tấy, đau nhức, có mủ.

– Khóe chân sưng mủ sâu: Biến chứng này đã nhiễm sâu vào trong cần phải được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến xương khớp.

III – Cách trị khóe chân bị sưng mủ an toàn?

Khóe chân sưng tấy được phân ra nhiều cấp độ nên sẽ có những cách điều trị khác nhau:

1 – Cách trị khóe chân bị sưng mủ nhẹ tại nhà

Nên làm gì khi bị sưng khóe chân? Trường hợp khóe chân bị sưng nhẹ bạn có thể tự điều trị tại nhà với những bước sau:

– Giữ bàn chân sạch sẽ, khô ráo.

– Sử dụng thuốc tím pha loãng hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh sạch khóe móng và lau khô.

– Khi chân xuất hiện cảm giác khó chịu bạn có thể dùng bông hoặc chỉ nha khoa kê móng chân.

– Ngâm chân với nước muối ấm hoặc nước giấm để sát khuẩn, giảm sưng tấy, đau nhức.

Ngâm chân với nước muối trị khóe móng

Ngâm chân với nước muối trị khóe móng

1.1 Bị sưng khóe chân bôi thuốc gì?

Đối với những trường hợp khóe chân bị sưng nhẹ bạn có thể sử dụng một trong những loại thuốc sau: Fucidin, Foban hoặc Bactroban….Bởi vì, thuốc bôi này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo theo hướng dẫn của bác sĩ tránh lạm dụng thuốc.

Ngoài ra, bạn có tham khảo cách trị khóe chân bị sưng mủ như:

– Ngâm chân với nước giấm: Bạn có thể dùng giấm gạo hoặc giấm táo pha với nước theo tỉ lệ 1 giấm 4 nước. Sau đó, ngâm chân trong 15 – 20 phút và dùng khăn mềm lau khô. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để đạt kết quả như ý.

– Ngâm chân với nước muối Epsom: Muối Epsom (muối Magie sulphat) được ứng dụng khá nhiều trong lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Ngâm chân với muối Epsom giúp giảm đau hiệu quả và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

Cách thực hiện như sau: Bạn pha 2 muỗng canh muối với 1 – 2 lít nước ấm, ngâm chân trong 30 phút. Cuối cùng, lau khô chân với nước sạch và thực hiện mỗi ngày 2 lần.

– Ngâm chân với nước ấm: Nước ấm có công dụng giúp da chân mềm hơn, ngâm chân xong bạn dùng miếng gạc nâng phần chân sưng tấy lên để giảm triệu chứng đau nhức, khó chịu.

Lặp lại cách này trong 3 – 4 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Sau đó, bạn có thể dùng kềm hoặc bấm móng sát khuẩn sạch cắt phần móng mọc ngược. Khi cắt xong băng bó và giữ cẩn thận để móng không bị nhiễm trùng.

2 – Lấy khóe móng chân bị sưng mủ – Cách trị khóe chân mủ tốt

Hiện nay, đã có rất nhiều cửa hàng nail hiện đại cung cấp dịch vụ lấy khóe, cắt móng chân gọn gàng, thẩm mỹ.

Lấy khóe móng chân nên thực hiện sai kỹ thuật còn khiến khóe mọc ngược ăn sâu vào phần thịt. Móng khi bị sưng gây khó khăn cho việc cử động, đi lại. Ngoài ra, còn gây mủ, tiết dịch vàng. Có thể do dụng cụ lấy khóe không được vô trùng hoặc lấy khóe quá sâu gây tổn thương cho da.

Vì vậy, trước khi làm móng bạn nên yêu cầu thợ nail vệ sinh dụng cụ bằng oxy già hoặc hãy sắm riêng một bộ kềm cho riêng mình. Ngâm chân trước khi làm móng để da chân mềm, dễ lấy khóe hơn. Đồng thời, massage xoa bóp xung quanh móng giúp máu lưu thông dễ dàng.

Lấy khóe móng chân

Lấy khóe móng chân

3 – Cách trị khóe chân bị sưng mủ nặng tại cơ sở y tế

Với những trường hợp khóe chân bị sưng mủ nặng tạo thành ổ viêm, bạn nên chủ động đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ hỗ trợ. Lúc này, bác sĩ sẽ chích rạch để đẩy mủ và mô nhiễm trùng ra bên ngoài, giúp tổn thương nhanh lành hơn. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kêu thêm thuốc kháng sinh, thuốc giảm viêm.

Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau để giúp người bệnh giảm đau đớn. Ngoài ra, phần móng mọc ngược cũng được cắt bỏ.

Trường hợp khóe chân bị sưng mủ quá nặng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp X quang để đánh giá khách quan hơn về tình trạm viêm. Từ đó, đưa ra phương pháp xử lý phù hợp.

Cách trị có thể là laser hoặc hóa chất để loại bỏ vĩnh viễn một phần móng chân.

IV – Cách vệ sinh móng chân và các dụng cụ

Hướng dẫn cách vệ sinh móng chân và dụng cụ lấy khóe như sau:

– Bước 1: Trước tiên, bạn cần rửa tay sạch sẽ với nước hoặc xà phòng để tránh đưa vi khuẩn vào móng chân.

– Bước 2: Tiến hành khử trùng làm sạch các dụng cụ cắt móng tay bằng cồn hoặc oxy già, sau đó phơi khô.

– Bước 3: Ngâm chân với nước ấm để làm mềm da và móng chân trong 10 – 20 phút. Bạn có thể pha thêm muối Epsom, giấm hoặc tinh dầu khử trùng vào chậu ngâm chân.

– Bước 3: Dùng khăn mềm lăm khô bàn chân và các ngón chân.

– Bước 5: Thoa thêm thuốc mỡ kháng sinh Polysporin lên các phần ngón chân bị sưng. Bạn có thể tìm mua thuốc mỡ ở các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc.

Vệ sinh dụng cụ lấy khóe giúp ngăn ngừa viêm nhiễm

Vệ sinh dụng cụ lấy khóe giúp ngăn ngừa viêm nhiễm

V – Phòng tránh tình trạng khóe chân sưng mủ

Để phòng tránh tình trạng khóe chân bị sưng mủ, bạn hãy thực hiện những lưu ý sau:

– Sử dụng kềm bấm móng để cắt móng chân và không cắt quá sát, giữ móng dài hơn đầu ngón chân từ 1 – 2mm, tần suất cắt móng khoảng 6 tuần một lần.

– Không cắt móng quá sâu gây áp lực lên móng và gây đau nhức.

– Sau khi đã bấm móng nên dùng dung dịch khử trùng để vệ sinh ngón chân.

– Chỉ nên cắt móng chân gọn gàng.

– Sau khi ngâm chân lúc này móng đã mềm mại hơn, bạn hãy gập phần móng điều chỉnh hướng mọc để móng không mọc ngược, đâm vào da.

– Bạn không nên đi giày quá chật hoặc mũi giày quá nhọn gây bó, bí chân. Đặc biệt, nếu di chuyển nhiễu hãy lựa chọn dép hoặc giày vừa vặn với chân, thoải mái và không gây đau chân.

– Khi tiếp xúc với nguồn nước bẩn cần rửa lại chân hoặc không nên đi chân trần ở nền cát, đất. Bởi vì, cát và đất có thể bám vào kẽ móng chân khó vệ sinh.

– Giữ đường huyết và cân nặng ổn định để giảm nguy cơ viêm nhiễm.

VI – Những sai lầm dễ gặp phải khi điều trị khóe chân sưng mủ

Việc điều trị khóe chân sưng sai cách có thể khiến tình trạng mưng mủ nặng hơn, nên bạn cần chú ý:

– Khi khóe chân bị sưng mủ nặng không nên cố gắng chọc lấy khóe tại nhà, dễ tăng nguy cơ nhiễm trùng, hãy đến bác sĩ để được xử lý cẩn thận và an toàn hơn.

– Không được dùng tay hoặc dụng cụ bấm móng động chạm phần da chín mé. Điều này khiến chúng mọc ngược, đâm sâu vào dưới da.

– Không nên đắp các loại lá cây lên móng, điều này không có tác dụng mà còn khiến da nhiễm trùng nặng hơn. Nếu khóe sưng tấy nặng cần phải chích loại bỏ phần mủ bên trong.

Những lưu ý khi điều trị khóe móng bị sưng mủ

Những lưu ý khi điều trị khóe móng bị sưng mủ

VIII – Ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ

Như đã chia sẻ, ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ do vi khuẩn tụ vàng và virus Herpes gây nên. Cần được xử lý sớm nếu không sẽ gây biến chứng nguy hiểm như: viêm khớp, viêm xương, viêm bao hoạt dịch, nhiễm khuẩn huyết.

IX – Khóe móng chân bị sưng đau có mủ – Nên đến cơ sở y tế khi nào

Lấy khóe móng chân bị sưng đau có mủ nên đi gặp bác sĩ khi gặp những triệu chứng sau:

– Móng chân đau dữ dội;

– Sưng tấy hoặc nhiễm trùng bất kỳ vị trí nào trên bàn chân.

– Mắc các bệnh nền mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch.

– Gặp các dấu hiệu: đau, sưng đỏ có mủ ở khóe chân.

– Khóe máu chân sưng đau kèm theo mủ không cải thiện sau 7 ngày.

Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin về “cách trị khóe chân bị sưng mủ an toàn và hiệu quả nhất. Khi khóe móng bị sưng viêm, có mủ kéo dài bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị dứt điểm. Tránh tình trạng tổn thương nghiêm trọng hơn.

0 / 5. (Bình trọn) 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Nguồn tham khảo

Infected Foot: Symptoms, Causes, and Treatment

How to treat pus-filled cheeks on feet and hands

    Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Cách trị khóe chân bị sưng mủ
    Call
    Zalo