Phân biệt các loại sẹo thường gặp và Cách điều trị dứt điểm sẹo trên da

Sẹo hình thành khi làn da bị tổn thương. Có rất nhiều các loại sẹo khác nhau tùy vào mức độ tổn thương, cơ địa và cách chăm sóc của mỗi người mà sẹo có thể mờ dần hoặc tồn tại vĩnh viết. Bài viết dưới đây Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam sẽ giới thiệu chi tiết những loại sẹo khác nhau.

I/ Sẹo được hình thành như thế nào?

Sẹo được hình thành sau khi vùng da bị thương tổn do vết thương, tai nạn, bỏng hoặc gặp chấn thương khác. Khi cơ thể có vết thương, các phản ứng tự bảo vệ được kích hoạt để khôi phục vùng bị tổn thương. Quá trình này diễn ra qua ba giai đoạn chính: sưng viêm, tăng sinh tế bào và sửa chữa, tái tạo, khôi phục. Thời gian lành vết thương từ 3 đến 6 tháng, tùy thuộc vào mức độ và loại hình tổn thương (1).

Sẹo hình thành thông qua quá trình làm lành tự nhiên của cơ thể

Sẹo hình thành thông qua quá trình làm lành tự nhiên của cơ thể

II/ Ảnh hưởng của các loại sẹo đến cuộc sống hàng ngày

Sẹo gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, cuộc sống hằng ngày, sự tự tin, vận động hạn chế, khó khăn khi lựa chọn trang phục….Cụ thể như sau:

– Giảm sự tự tin: Sẹo nếu nằm ở vị trí dễ thấy trên cơ thể như khuôn mặt hoặc tay, khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc không tự tin khi giao tiếp với người khác.

– Hạn chế vận động: Một số loại sẹo có thể gây hạn chế khi vận động, đặc biệt nếu sẹo nằm ở các vùng cơ thể cần phải di chuyển nhiều như khớp hoặc các cơ bắp. Sự hạn chế này làm cho việc thực hiện các hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn và gây ra đau đớn.

– Khó chịu về vật lý: Ngứa ngáy, cảm giác căng trên da hoặc đau đớn ảnh hưởng đến sự thoải mái và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người mắc sẹo.

– Hạn chế trong việc lựa chọn trang phục: Các loại sẹo làm cho việc lựa chọn trang phục trở nên khó khăn hơn. Người có sẹo cảm thấy tự ti và không thể lựa chọn các bộ trang phục làm nổi bật vết sẹo.

– Khó khăn trong các hoạt động xã hội: Sự tự ti và cảm giác khó chịu do sẹo có thể khiến việc tham gia các hoạt động xã hội khó khăn hơn.

Sẹo ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của người mắc phải

Sẹo ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của người mắc phải

III/ Phân biệt các loại sẹo thường gặp

Tùy vào đặc điểm, cấu trúc sẹo có thể chia thành các loại sẹo khác nhau, phổ biến như: sẹo thâm, sẹo rỗ và sẹo lõm, sẹo phì đại, sẹo co rút, sẹo giãn…. (2)

1 – Sẹo thâm

Sẹo thâm có màu sậm hoặc đậm hơn so với màu da tự nhiên xung quanh. sẹo thâm được hình thành sau khi vết thương lành hoặc tổn thương da. Sẹo thâm có màu đỏ, nâu, hoặc đen, phụ thuộc vào màu da và cấp độ tổn thương ban đầu.

Nguyên nhân chính gây ra sẹo thâm là do quá trình lành sẹo không đồng đều, khiến cho sản xuất melanin (chất gây ra màu sắc cho da) bị tăng lên hoặc không đều. Dẫn đến phần da xung quanh sẹo trở nên sậm màu hơn, tạo nên sự tương phản rõ rệt.

2 – Sẹo lõm và sẹo rỗ

Sẹo lõm có đặc điểm mặt da bị lõm xuống so với vùng da xung quanh. Nguyên nhân của sẹo lõm do thiếu hụt cấu trúc cơ bản trong trung bì da, tạo ra một vết sẹo có chiều sâu hơn so với bề mặt da xung quanh.

Sẹo lõm  và sẹo rỗ hình thành do những vấn đề về da như mụn trứng cá, bệnh thủy đậu hoặc các viêm nhiễm da do vi khuẩn xâm nhập. Đặc biệt, việc sử dụng steroid tại chỗ cũng gây ra sẹo lõm.

Các loại sẹo lõm được chia thành những loại chính, bao gồm: Sẹo lõm chân đáy nhọn, sẹo lõm chân vuông, sẹo hình đáy tròn và sẹo rỗ hỗn hợp.

– Sẹo lõm chân đáy nhọn xuất hiện với hình dạng sâu, rộng và tạo ra bề mặt da không đều, thiếu mịn màng. Sẹo lõm đáy nhọn gây khó khăn trong việc điều trị, đặc biệt là khi điều trị mụn trứng cá không đúng cách.

– Sẹo hình chân vuông có cạnh thẳng và rộng hơn, thường xuất hiện dưới má có thể do nặn mụn sai cách hoặc do bệnh thủy đậu gây nên.

– Sẹo hình đáy tròn tạo ra các vết lõm với các cạnh nghiêng, nhấp nhô trên bề mặt da, thường xuất hiện nhiều ở vùng má dưới và cằm.

– Sẹo rỗ hỗn hợp hình thành do các loại sẹo rỗ khác nhau gồm sẹo đáy nhọn, sẹo chân vuông, sẹo đáy tròn. Loại sẹo này do mụn trứng cá và các tổn thương khác gây nên. Sẹo dạng hỗn hợp thường khá phổ biến nhưng phức tạp hơn.

Các loại sẹo rỗ phổ biến trên da

Các loại sẹo rỗ phổ biến trên da

3 – Sẹo lồi

Sẹo lồi hình thành do quá trình tăng sinh collagen để chữa lành vết thương. Sẹo lồi thường gặp ở những người sở hữu làn da sẫm màu, người châu Phi hay người châu Á.

sẹo lồi có thể gây ra cảm giác ngứa, đau nhẹ, căng cứng và làn da thiếu mịn màng. Kích thước sẹo lồi còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương, diện tích, chiều dài của vết thương lúc ban đầu. Theo thời gian, vết sẹo phát triển lớn hơn và lan rộng ra các vùng da xung quanh.

Theo một số nghiên cứu đã chứng minh, độ tuổi từ 10 – 30 là giai đoạn sẹo lồi phát triển mạnh mẽ nhất. So với các loại sẹo khác, sẹo lồi phát triển nhanh chóng, dễ dàng xâm lấn vào tổ chức trung bì xung quanh da.

Ngoài ra, sẹo lồi cũng phát triển từ những vết thương nhỏ như: vùng da dùng kim tiêm, mụn trứng cá, do côn trùng cắn.

4 – Sẹo phì đại

Sẹo phì đại hình thành do sự mất cân bằng giữa hai quá trình tổng hợp và phân hủy collagen trong giai đoạn thứ hai khi lành sẹo.

Ban đầu, sẹo phì đại phát triển lớn và cứng, có màu đỏ và gây ngứa tương tự như sẹo lồi. sẹo phì đại chỉ phát triển trong một khoảng thời gian nhất định.

Một điểm đặc biệt của sẹo phì đại là khả năng tự thoái lui sau một thời gian. Mặc dù không thể dự đoán chính xác thời gian sẹo phì đại sẽ dừng phát triển và thoái lui, nhưng thường thì quá trình này kéo dài từ 12 đến 18 tháng.

Sẹo phì đại là vết sẹo trồi lên trên hẳn so với bề mặt da

Sẹo phì đại là vết sẹo trồi lên trên hẳn so với bề mặt da

5 – Sẹo co rút

Sẹo co rút phát triển sau các vết thương nghiêm trọng như tai nạn hoặc bỏng. Đặc điểm của sẹo co rút có xu hướng ăn sâu vào da, gây đau và ảnh hưởng đến vận động, di chuyển, đặc biệt là khi sẹo nằm gần các khớp hoặc các cơ bắp.

6 – Sẹo giãn

Sẹo giãn hình thành dưới dạng các vết rạn da phổ biến trên cơ thể, xuất hiện ở các vùng như bắp tay, bắp chân, bụng, đùi, hông, mông. sẹo giãn không phát triển từ vết thương trực tiếp mà do các yếu tố như: sự căng giãn quá mức của da do thay đổi cân nặng nhanh chóng, mang thai, tuổi dậy thì, thậm chí là sử dụng corticosteroid.

Vết rạn da gây ra cảm giác ngứa ngáy và khó chịu, đặc biệt là khi da bị căng, nứt nẻ. Những dấu hiệu này gây ra sự không thoải mái và làm giảm tự tin về ngoại hình.

Sẹo giãn là dạng sẹo do mô da bị kéo căng và mở rộng

Sẹo giãn là dạng sẹo do mô da bị kéo căng và mở rộng

IV/ Vị trí sẹo thường xuất hiện nhiều

Các loại sẹo có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, phụ thuộc vào nguyên nhân và loại sẹo cụ thể. Dưới đây là một số vị trí phổ biến mà các loại sẹo có thể xuất hiện:

– Sẹo lõm : Thường xuất hiện ở mặt, cổ, vai, hoặc các vùng da khác trên cơ thể nơi có tổn thương da, chẳng hạn như từ mụn trứng cá, viêm nang lông, hay vết thương sâu.

– Sẹo lồi : xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, do tổn thương từ phẫu thuật, vết thương nghiêm trọng, hoặc các loại bỏng.

– Sẹo co rút: Hình thành từ các vùng da có di chuyển nhiều như cổ, khớp, hoặc các vùng da mềm như bắp tay, bắp chân.

– Sẹo giãn: vùng bụng, đùi, hông, mông, ngực và bắp đùi, do sự căng giãn quá mức của da khi tăng cân nhanh chóng, mang thai, dậy thì.

Sẹo hình thành tại nhiều vị trí trên cơ thể

Sẹo hình thành tại nhiều vị trí trên cơ thể

V/ Cách điều trị và làm mờ các loại sẹo

Sẹo là những tổn thương tồn tại vĩnh viễn trên da, việc loại bỏ hoàn toàn rất khó khăn. Tuy nhiên, có thể làm cho sẹo mờ dần đi theo thời gian bằng những phương pháp như kem bôi, tiêm corticosteroid, áp dụng, dùng phương pháp laser…tùy thuộc mỗi loại sẹo, tình trạng của sẹo. Cụ thể như sau:

1 – Điều trị sẹo lõm

– Thay da sinh học: Sử dụng các hoạt chất có tính axit bao gồm: AHA, BHA, Retinol, Tretinol để loại bỏ lớp sừng và kích thích tái tạo da. Việc kết hợp các biện pháp chăm sóc và dưỡng da cùng với thay da sinh học giúp tăng cường hình thành tế bào mới, giảm thiểu sự xuất hiện của sẹo lõm.

– Lăn kim: Dùng kim siêu vi để tạo ra các vết thương giả trên bề mặt da, kích thích cơ chế tự chữa lành và tăng sản xuất collagen, elastin. Kết hợp với các sản phẩm chăm sóc da, lăn kim giúp làm đầy vết sẹo lõm, cải thiện độ đàn hồi của da.

– Bóc tách đáy sẹo: Đây là một thủ thuật xâm lấn tác động trực tiếp đến các mô sợi bên dưới chân sẹo để phá vỡ liên kết và nâng bề mặt sẹo lên.

– Tiêm filler: Phương pháp sử dụng chất làm đầy để lấp đầy phần da bị thiếu trên vết sẹo lõm, giúp làm đầy và làm mờ vết sẹo. Kỹ thuật này rất đơn giản, hiệu quả ngay tức thì nhưng cần được thực hiện tại cơ sở thẩm mỹ chuyên khoa để phòng tránh rủi ro.

Phương pháp bóc tách đáy sẹo

Phương pháp bóc tách đáy sẹo

2 – Điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại

– Sử dụng thuốc tiêm chứa corticosteroid: Thuốc tiêm giúp làm chậm quá trình hình thành tế bào da, ức chế sản xuất collagen và glycosaminoglycan. giúp giảm cảm giác ngứa, kháng viêm và làm giảm kích thước của sẹo. Phác đồ điều trị cụ thể sẽ được xác định dựa trên đánh giá của bác sĩ về đặc điểm của sẹo.

– Phương pháp laser: Các loại laser như laser argon, laser CO2, laser neodymium, laser nhuộm xung…. được sử dụng để điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại. được áp dụng cho các sẹo mới hình thành để làm chậm quá trình tạo mô sợi gây sẹo. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát có thể xảy ra và phương pháp này hiệu quả hơn đối với sẹo mới hình thành.

– Phẫu thuật loại bỏ sẹo lồi, sẹo phì đại: Phương pháp phẫu thuật được áp dụng để cắt bỏ sẹo lồi, sẹo phì đại khi các liệu pháp khác không mang lại hiệu quả. Sau đó, bác sĩ có thể tiêm corticosteroid bổ sung để kiểm soát tái tạo tế bào da.

– Áp lạnh: Phương pháp này sử dụng lượng nitơ lỏng ở nhiệt độ cực thấp để đóng băng vùng da sẹo. Quá trình đóng băng làm mô sẹo hoại tử và tự bong tróc, giúp làm phẳng bề mặt da và giảm sự xuất hiện của sẹo lồi.

Tiêm corticosteroid trị sẹo lồi

Tiêm corticosteroid trị sẹo lồi

3 – Điều trị sẹo giãn

Để điều trị sẹo giãn (vết rạn), có một loạt các phương pháp được áp dụng như:

– Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm: Thoa gel hoặc dầu dưỡng ẩm kết hợp massage nhẹ nhàng để giúp hoạt chất thẩm thấu vào vùng rạn, cải thiện độ đàn hồi của da.

– Sử dụng thuốc thoa: Các loại thuốc thoa chứa Tretinoin hoặc Axit hyaluronic được sử dụng để kích thích sản xuất collagen và làm đầy vùng da bị rạn. Việc sử dụng thuốc thoa cần được hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên khoa.

– Sử dụng công nghệ laser và sóng RF: Các phương pháp như laser sóng RF và sóng siêu âm được áp dụng để kích thích sự hình thành collagen trong da, giúp làm mờ , giảm kích thước của vết rạn.

– Peel da hóa học: Sử dụng các hoạt chất có tính axit trong quá trình peel da hóa học để làm mềm lớp sừng và tăng cường khả năng tái tạo collagen trong da. vết rạn được thu nhỏ và mờ dần sau điều trị.

4 – Dùng kem trị sẹo

Kem trị sẹo được nhiều người ưa chuộng vì tính tiện lợi, giá cả hợp lý và cũng mang lại hiệu quả cao. Những sản phẩm trị sẹo được bào chế dưới dạng gel hoặc kem bôi, chiết thành các tuýp nhỏ gọn dễ mang theo. Trên thị trường có nhiều loại kem trị sẹo được đánh giá cao về hiệu quả, bao gồm Esthetique Scar Creme, Forscar,  Hiruscar PostAcne, Dermatix…. Cụ thể như sau:

4.1 – Kem trị sẹo Dermatix Ultra

Sản phẩm thuộc thương hiệu Hanson Medical – Mỹ, sử dụng công nghệ silicone gel kết hợp với cyclopentasiloxane (CPX) giúp làm phẳng sẹo. Được FDA chứng nhận an toàn, Dermatix Ultra còn được chứng minh lâm sàng trong việc giảm ngứa và khó chịu do sẹo.

Thành phần nổi bật của sản phẩm bao gồm: nhóm este của vitamin C, công nghệ CPX và cyclic mang lại hiệu quả làm mềm da và là phẳng sẹo. Ưu điểm của kem Dermatix Ultra nằm ở chất lượng sản phẩm tốt, mà còn ở dạng tuýp tiện lợi, khả năng hỗ trợ điều trị sẹo đa dạng. Đồng thời, bảo vệ da khỏi tác động của tia UV. Dermatix Ultra cũng có độ lành tính cao, phù hợp sử dụng cho mọi đối tượng từ trẻ em đến phụ nữ đang cho con bú. Sử dụng mỗi ngày 2 – 3 lần trong vòng 2 tháng đến 1 năm để đạt kết quả tốt nhất.

Dermatix Ultra cũng là sản phẩm kem trị sẹo có nguồn gốc từ Mỹ

Dermatix Ultra cũng là sản phẩm kem trị sẹo có nguồn gốc từ Mỹ

4.2 – Scar Esthetique Creme

Sản phẩm của thương hiệu Rejuvaskin với thành phần chiết xuất từ 23 loại thảo dược thiên nhiên, ứng dụng công nghệ tiên tiến từ Châu Âu, kem bôi trị các loại sẹo có khả năng làm mềm và làm phẳng vùng sẹo. Đồng thời giúp da mềm mại đều màu hơn sau tổn thương.

Các hoạt chất như: chiết xuất hành tây, Coenzyme Q-10, và Pycnogenol kết hợp với dẫn xuất Vitamin A và Vitamin C tạo nên một sản phẩm làm mờ sẹo hiệu quả. Với thiết kế nhỏ gọn và kết cấu gel thẩm thấu nhanh. Scar Esthetique là lựa chọn phù hợp cho mọi loại sẹo, từ sẹo lõm đến sẹo rỗ.

4.3 – Gel trị sẹo Forscar

Gel trị sẹo Forscarmột đến từ Châu Âu ứng dụng công nghệ Silicone và chất chống oxy hóa Squalane 5%. Forscar giúp làm giảm nhiệt độ của lớp sừng, làm mềm và là phẳng sẹo. Sản phẩm này có tác dụng trên cả sẹo lâu năm và sẹo mới, giúp cải thiện sự đàn hồi cho da, lấp đầy các loại sẹo lõm/ sẹo rỗ. Mỗi ngày nên sử dụng từ 2 – 3 lần ít nhất trong 2 tháng để gel phát huy tác dụng.

4.4 – Hiruscar PostAcne

Sử dụng công thức độc quyền từ Thụy Sĩ và chiết xuất nhiều thành phần từ thiên nhiên như: Pionin, MPS, Allium Cepa và Vitamin B3, Hiruscar PostAcne có khả năng làm mờ vết thâm mụn và ngăn chặn mụn tái phát. Được đánh giá cao về an toàn da liễu và hiệu quả làm mờ sẹo.

Sử dụng các sản phẩm trị sẹo đều đặn có thể giúp làm mờ và giảm thiểu sự xuất hiện của sẹo. Tuy nhiên, hiệu quả có thể thay đổi tùy thuộc vào đặc tính của từng loại sẹo và cơ địa của mỗi người. Để đạt được kết quả tốt nhất, nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng sản phẩm.

VI/ Điều trị sẹo với công nghệ cao tại bệnh viện thẩm mỹ Kangnam

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để điều trị sẹo hãy tham khảo Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam, đây là một lựa chọn đáng tin cậy để lấy lại làn da mịn màng. Với hơn 10 năm hoạt động trên thị trường thẩm mỹ, Kangnam đã khẳng định được chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ.

– Đội ngũ bác sĩ giỏi: Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Da liễu với kinh nghiệm lâu năm và am hiểu sâu về cách điều trị sẹo. Các bác sĩ không chỉ có kinh nghiệm tại Việt Nam mà còn từng học tập và làm việc tại các môi trường làm đẹp quốc tế.

– Công nghệ tiên tiến chuẩn Hàn: Bệnh viện sử dụng các công nghệ chữa sẹo theo tiêu chuẩn quốc tế như: phương pháp cấy mỡ, PRP sẹo sau phẫu thuật, cấy da, Bio Scar….với các thiết bị hiện đại và tính năng ưu việt. Mỗi phương pháp điều trị đều mang lại nhiều công dụng như xóa sẹo, trẻ hóa da, giảm thâm và có tỷ lệ tái phát thấp. Quan trọng nhất, quá trình điều trị không gây đau đớn hoặc bỏng rát cho khách hàng.

– Quy trình thực hiện vô khuẩn: Môi trường của bệnh viện luôn được khử trùng định kỳ, các vật dụng y tế được nâng cấp thường xuyên. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho quá trình thực hiện các ca thẩm mỹ và giảm thiểu rủi ro nhiễm trùng.

Xóa bỏ sẹo lồi sau 1 liệu trình

Xóa bỏ sẹo lồi sau 1 liệu trình

VII/ Cách chăm sóc làn da để tránh các loại sẹo

Để tránh sẹo xấu trên da sau các tổn thương, việc chăm sóc làn da một cách cẩn thận và đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo trên da:

– Bảo vệ da khỏi tổn thương: Sử dụng đồ bảo hộ khi tham gia vào các hoạt động có thể gây tổn thương cho da như: việc sử dụng kính chắn nắng, đội mũ bảo hiểm khi lái xe máy và đeo găng tay khi làm việc.

– Chăm sóc vết thương: Vệ sinh vết thương sạch sẽ và bôi thuốc chống viêm để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nhiễm trùng. Sử dụng băng vết thương hoặc băng dính y tế để bảo vệ vùng tổn thương khỏi bị cọ xát hoặc va đập.

– Không tự ý lột vết thương hoặc vết rạn da: Điều này có thể làm tổn thương da nhiều hơn và tăng nguy cơ để lại sẹo.

– Chăm sóc da hàng ngày: Bảo vệ da khỏi tác động của tia UV bằng cách sử dụng kem chống nắng hàng ngày và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Sử dụng các sản phẩm dưỡng da phù hợp làn da để duy trì độ ẩm và độ đàn hồi của da.

– Ăn uống lành mạnh: Bổ sung đầy đủ các loại thức ăn giàu vitamin và khoáng chất giúp da khỏe mạnh từ bên trong.

– Hạn chế việc gãi da: Tránh gãi da quá mức, đặc biệt là các vùng da có vết thương hoặc vết rạn, điều này có thể làm tổn thương da và tăng nguy cơ để lại sẹo.

– Điều trị sẹo sớm: Nếu bạn có vết thương hoặc vết rạn, hãy tìm kiếm các phương pháp điều trị ngay từ khi xuất hiện nhằm giảm nguy cơ để lại sẹo.

Thoa kem chống nắng bảo vệ da trước khi ra ngoài

Thoa kem chống nắng bảo vệ da trước khi ra ngoài để phòng tránh các loại sẹo

Bài viết trên đây Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam đã giải đáp cụ thể các loại sẹo phổ biến và phương pháp điều trị phù hợp. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích, từ đó tìm ra được cách khắc phục sẹo hiệu quả. Nếu bạn đang tham khảo các phương pháp trị sẹo tại Kangnam, hãy liên hệ theo hotline 1900.6466 để được tư vấn cụ thể.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề các loại sẹo
    Sẹo đáy nhọn: Tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

    Sẹo đáy nhọn: Tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

    Cập nhật: 23/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Sẹo đáy nhọn hay còn gọi là sẹo chân đá nhọn hoặc sẹo rỗ đáy nhọn, tiếng anh là icepick scar. Đây là một vấn đề da thường gặp, gây phiền toái cho nhiều người. Sẹo này có thể xuất hiện sau khi da có nốt mụn viêm, vết thương hở, phẫu thuật hoặc tai

    icon