Cách xử lý vết thương té xe trầy chân nữ không để lại sẹo

Một vết thương té xe trầy chân nữ thường có các dấu hiệu như chảy máu, đau nhức, sưng nhẹ. Khi không may té xe và bị trầy xước ở chân, các bạn nữ nên nắm rõ cách kiểm tra vết thương, cầm máu và xử lý vết trầy khéo léo nhằm giúp vết thương mau lành và không để lại sẹo. Đồng thời tìm hiểu về chế độ ăn kiêng khi cơ thể đang có vết thương hở cũng là việc hết sức quan trọng, giúp bạn sớm lành da, liền thương.

1/ Hướng dẫn kiểm tra vết thương té xe trầy chân nữ

Khi xuất hiện một vết trầy xước ở chân, trước tiên các bạn nữ cần kiểm tra thật kỹ vết thương (1) để chắc chắn rằng có thể chăm sóc vết thương đó tại nhà và không cần đến trung tâm y tế. Bởi nhiều trường hợp vết thương té xe chảy nhiều máu, sâu và có diện tích lớn nếu không được xử lý tại các trung tâm y tế sẽ dễ bị nhiễm trùng.

Hướng dẫn kiểm tra vết thương:

– Bạn cần rửa sạch tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi kiểm tra vết thương để đảm bảo vệ sinh.

– Chuẩn bị những vật liệu cần thiết để kiểm tra vết thương như: găng tay y tế, bông gòn sạch, nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát trùng nhẹ, và một băng vết thương sạch.

– Quan sát kỹ vết thương xem bạn có thể nhìn thấy mỡ, cơ, gân hoặc xương qua vết thương đó hay không. Nếu bạn nhìn thấy những phần đó tức là vết thương rất sâu và bạn cần đến cơ sở y tế để được đánh giá và điều trị.

– Bạn cần thực hiện cầm máu khi thấy vết thương chảy quá nhiều máu. Khi đó hãy dùng áp lực lên vết thương bằng một miếng bông sạch hoặc khăn sạch để kiểm soát máu. Nếu vết thương không ngừng chảy máu hoặc máu chảy mạnh và không thể kiểm soát, bạn nên tìm đến cơ sở y tế để tiếp tục xử lý.

– Nếu vết thương xuất hiện thêm các mảng da rách nát, hở thịt, bạn cần tiến hành sơ cứu ngay lập tức trước khi đến bệnh viện. Hãy rửa sạch tay và đeo găng tay y tế trước khi tiếp cận với vết thương. Sử dụng băng vết thương sạch hoặc khăn sạch để áp lên vết thương và cố gắng cầm máu. Sau đó, nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý thích hợp.

vết thương té xe trầy chân nữ

Khi xuất hiện một vết trầy xước ở chân, trước tiên các bạn nữ cần kiểm tra thật kỹ

2/ Hình ảnh té xe trầy chân ở nữ

Một số hình ảnh té xe trầy xước chân ở nữ:

Hình ảnh vết thương ở đầu gối do té xe

Hình ảnh vết thương ở đầu gối do té xe

vết trầy xước nhẹ ngoài da

vết trầy xước nhẹ ngoài da

Đầu gối bị trầy xước do ma sát với mặt đường

Đầu gối bị trầy xước do ma sát với mặt đường

Xử lý vết thương té xe

Xử lý vết thương té xe

3/ Cách cầm máu vết thương trầy chân

Để cầm máu hiệu quả cho vết thương té xe trầy chân nữ, tốt nhất bạn nên đè chặt vào miệng vết thương. Đối với vết thương nhỏ, bạn đặt băng hoặc gạc vào miệng vết thương rồi ấn một lực nhẹ xuống. Còn đối với vết thương té xe nặng, rách da, bạn cần dùng lực trong thời gian lâu hơn để máu ngưng chảy.

Hướng dẫn các bước cầm máu cụ thể cho vết trầy xước ở chân:

– Bước 1: Rửa tay thật kỹ bằng xà phòng và nước sạch để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

– Bước 2: Dùng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ vệ sinh vết thương, rửa nhẹ quanh vết thương bằng miếng bông gạc sạch.

– Bước 3: Đặt miếng bông gạc sạch áp lên vết thương, dùng lực nhẹ và giữ khoảng 10 phút đến khi máu đông lại và ngừng chảy.

– Bước 4: Khi máu ngừng chảy, bạn dùng băng gạc băng bó lại vết thương, lưu ý không nên băng quá chặt sẽ khiến máu khó lưu thông, đồng thời thay băng gạc thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.

Ngoài ra, bạn nên theo dõi vết thương thường xuyên nhằm đảm bảo không có dấu hiệu bất thường như nhiễm trùng, sưng đỏ, mưng mủ xuất hiện. Nếu có, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có cách điều trị và chăm sóc đúng đắn.

Hướng dẫn các bước cầm máu

Đặt miếng bông gạc sạch áp lên vết thương

4/ Cách xử lý vết thương té xe không để lại sẹo

Vết thương hở nếu không được xử lý đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo. Do đó, bạn cần nắm rõ quy trình xử lý vết thương hở do té xe gây ra, nhằm phòng tránh sẹo tối đa và giúp vết thương mau lành.

4.1 Cầm máu

Trong trường hợp vết thương chảy nhiều máu, bạn cần cầm máu bằng cách ấn miếng băng gạc sạch hoặc 1 chiếc khăn mỏng khoảng vài phút để máu ngừng chảy. Sau đó vệ sinh lại vết thương để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn.

4.2 Sát trùng vết thương

Sát trùng vết thương bằng dung dịch sát trùng như nước muối sinh lý hoặc chlora 0,9%. Bạn dùng bông gạch sạch thấm vào dung dịch rồi lau nhẹ nhàng quanh vết thương.

4.3 Dùng thuốc chống nhiễm trùng

Bạn có thể dùng thêm thuốc chống nhiễm trùng dạng lỏng hoặc kem để vết thương được vệ sinh hoàn toàn. Mỗi lần dùng chỉ cần một lượng nhỏ rồi băng bó lại bằng miếng gạc sạch.

Dùng thuốc chống nhiễm trùng

Dùng thuốc chống nhiễm trùng

4.4 Bảo vệ vết thương

Bảo vệ vết thương là việc quan trọng để tránh cho vết thương tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường xung quanh. Bạn dùng băng gạc hoặc băng keo quấn quanh vết thương, không quá chặt hay quá lỏng để máu tuần hoàn ổn định.

4.5 Theo dõi và chăm sóc vết thương

Bạn nên nhớ cần kiểm tra vết thương và thay băng hàng ngày để đảm bảo nó không nhiễm trùng. Nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu khác thường nào như sưng, đỏ, có mủ, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

5/ Những giai đoạn lành của vết thương ở chân

Vết trầy xước chân do té xe có thể trải qua những giai đoạn lành lại như sau:

5.1 Giai đoạn sưng đau

Sưng và đau là hiện tượng sẽ xuất hiện ngay sau khi vết thương xuất hiện, có thể dai dẳng khoảng vài giờ hoặc vài ngày. Vết thương sưng và đau đi kèm hiện tượng nóng đỏ, khi đó cơ thể cũng sẽ phản ứng bằng cách tăng sự thông huyết và dịch chất đến vị trí vết thương.

5.2 Giai đoạn tái tạo mô

Đây là giai đoạn sẽ kéo dài khoảng vài tuần, khi cảm giác sưng, đau giảm dần, vết thương sẽ tạo màng nhầy để làm tiền đề cho việc tái tạo lại các mô. Các tế bào mô được tái tạo, phục hồi đồng nghĩa với việc các chức năng của da cũng dần khôi phục.

Giai đoạn tái tạo mô

Giai đoạn tái tạo mô kéo dài vài tuần

5.3 Giai đoạn lành sẹo

Giai đoạn lành sẹo có thể cần từ vài tuần cho đến vài tháng. Vị trí vết thương tạo thành sẹo mịn hoặc sẹo lồi, theo thời gian có thể sẽ được cải thiện.

Lưu ý: Thời gian lành vết thương té xe có thể khác nhau ở mỗi người tùy theo độ nông, sâu, kích thước vết thương, tình trạng sức khỏe và cách chăm sóc vết thương của mỗi người.

6/ Vết trầy xước do té xe bị sưng phải làm sao?

Trường hợp bạn N.T.H (27 tuổi, tại Phù Ninh – Phú Thọ): “Đầu gối của em bị trầy xước khá nhiều và rộng do ngã xe, may mắn là không chảy máu nhiều nhưng em thấy rất đau và sưng khá to ở vị trí bị trầy xước, giờ em nên làm gì để vết thương bớt đau và giảm sưng nề ạ?”

Đối với trường hợp này, bác sĩ giải đáp: “Vết xước do té xe gây ra có thể sưng trong vài ngày đầu, khi đó bạn có thể sử dụng túi chườm lạnh để giảm sưng, giảm đau và ngăn chặn không để vết thương lan rộng. Bên cạnh đó, bạn có thể băng ép và gối cao bên chân bị thương để giảm phù nề nhanh chóng. Trong trường hợp sau 1-2 ngày, vết thương vẫn không cải thiện hoặc càng ngày càng đau nhức và sưng to hơn. Tốt nhất bạn nên tìm đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.”

Vết xước do té xe gây ra có thể sưng trong vài ngày đầu

Vết xước do té xe gây ra có thể sưng trong vài ngày đầu

7/ Vết thương té xe trầy chân nữ khi nào nên gặp bác sĩ?

Khi nhận thấy vết thương ngã xe có những dấu hiệu sau đây, tốt hơn bạn nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

– Vết trầy xước lớn, sâu và xuất hiện nhiều vết cắt có thể cần được băng bó và điều trị đặc biệt.

– Chân bị đau nhức nặng và gặp khó khăn khi di chuyển, rất có thể đã bị tổn thương vào nội tạng, xương, dây chằng, khi đó bạn nên tìm gặp bác sĩ.

– Nếu vết thương sưng đỏ, nóng và có mủ, rất có thể là dấu hiệu nhiễm trùng và bạn cần điều trị bằng kháng sinh hoặc các liệu pháp khác tại những cơ sở y tế.

– Nếu sau 1-2 tuần, vết trầy xước vẫn sưng, đau hoặc bạn có tiền sử về bệnh tiểu đường, bệnh tim, suy giảm miễn dịch, tốt hơn nên đến bệnh viện kiểm tra.

8/ Có vết thương hở ở chân nên kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cho người đang có vết thương hở cần được quan tâm, nhằm giúp quá trình lành vết thương diễn ra nhanh chóng. Cụ thể sau đây là những thực phẩm nên kiêng sau khi té xe, trầy chân:

1. Hạn chế các thực phẩm dễ gây viêm và làm chậm quá trình lành vết thương như hải sản, thịt bò, thịt gà, đồ nếp, rau muống,…

2. Tránh tiêu thụ các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê vì chúng có thể ảnh hưởng đến thời gian hồi phục và lành vết thương.

3. Hạn chế tiêu thụ đường, chất béo bão hòa, các thực phẩm chế biến sẵn vì có thể khiến vết thương trở nên sưng, viêm lâu hơn.

Ngoài việc kiêng những thực phẩm trên, bạn nên tích cực bổ sung protein, uống nhiều nước, bổ sung vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa để phục vụ tốt cho quá trình tái tạo mô và hỗ trợ cho hệ miễn dịch cân bằng.

Hạn chế các thực phẩm dễ gây viêm

Hạn chế các thực phẩm dễ gây viêm

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

  • Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • TP.HCM:

            666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

            218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam

Thái Nguyên: 194 Phan Đình Phùng, TP. Thái Nguyên
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Bắc Ninh : 519-521 Ngô Gia Tự, P. Tiền An, TP. Bắc Ninh
Thanh Hóa  : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam

Website: https://benhvienthammykangnam.vn/

Vết thương té xe trầy chân nữ cần được kiểm tra, bảo vệ và xử lý đúng cách sẽ giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn, đồng thời không để lại sẹo xấu. Đôi chân cũng là bộ phận quan trọng đối với nữ giới, đừng để những vết sẹo thâm do ngã, té xe khiến bạn cảm thấy tự ti.

0 / 5. (Bình trọn) 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Nhận báo giá

Nhận báo giá

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Ưu đãi

Ưu đãi hot

Nhận ngay
Nguồn tham khảo

AARP: ”11 Important Steps to Take After a Car Crash”

Goshen Health: “Emergency Treatment for Car Accident Injuries”

Miracle Rehab Clinic: “9 Steps of Recovery After a Car Accident”

Nemours KidsHealth: “What to Do After a Car Crash (for Teens)”

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Cách trị sẹo té xe
Cách trị sẹo té xe trong 7 ngày không tì vết

Cách trị sẹo té xe trong 7 ngày không tì vết

Cập nhật: 06/06/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

Sẹo do ngã xe được đánh giá là loại sẹo có ảnh hưởng lớn nhất tới tính thẩm mỹ, nhất là khi sẹo hình thành tại vùng da mặt. Trị sẹo té xe (1) quan trọng nhất là phải phân biệt được loại sẹo đang gặp phải và lựa chọn phương pháp phù hợp. Cùng tìm

Call
Zalo