Nâng ngực – Có nên uống nước dừa để tăng kích thước ngực?

Không nên uống nước dừa trước và sau khi nâng ngực vì nước dừa có tính âm cao. Việc uống nước dừa trước khi nâng ngực sẽ làm cho việc cầm máu trong lúc phẫu thuật trở nên khó khăn hơn. Sau khi nâng ngực, nước dừa có thể gây tình trạng xuất huyết và nhiễm trùng tại vị trí đường mổ, cũng như làm chậm tốc độ bình phục. Do đó, không nên uống nước dừa để tránh nguy cơ gây ra tình trạng xuất huyết và nhiễm trùng vết mổ.

I/ Hàm lượng dinh dưỡng trong nước dừa

Đây là loại nước trái cây có vị ngọt thanh và thơm mát, mang đến khá nhiều giá trị dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể. Các thành phần chính trong 240ml nước dừa phải kể tới là:

  • Carb (15g) tồn tại dưới dạng đường dễ tiêu hóa
  • Đường: 8g
  • Kali: 61 mg
  • Magie: 50mg
  • Canxi: 50mg
  • Natri: 5,54 mg

Các chất điện giải trên đều đóng vai trò quan trọng trong sự lưu chuyển dòng chảy tuần hoàn và trao đổi chất.

Theo nghiên cứu, nước dừa còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do và phòng chống bệnh tật. Loại thức uống này cũng giúp hồi phục năng lượng, tăng sức đề kháng cho hệ bạch huyết hoạt động hiệu quả.

Nước dừa tương đối tốt cho sức khỏe

Nước dừa tương đối tốt cho sức khỏe

II/ Nâng ngực uống nước dừa được không?

Mặc dù nước dừa là món đồ giải khát lý tưởng, lại chứa nhiều dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh nhưng khi phẫu thuật nâng ngực, bạn cần phải hết sức chú ý khi sử dụng. Trước khi nâng ngực không nên uống nước dừa bởi vì đây là loại quả gây loãng máu và khó cầm máu trong lúc phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật nâng ngực thì việc uống nước dừa cũng khiến tốc độ lành chậm hơn, làm tăng tình trạng xuất huyết và nhiễm trùng ở vị trí mổ.

1/ Trước khi nâng ngực uống nước dừa được không?

Chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ ngực tại Kangnam, khách hàng trước khi nâng ngực từ 10-15 ngày phải kiêng một số món đồ như:

  • Thức uống có cồn và thuốc lá.
  • Thuốc kháng sinh, vitamin tổng hợp, thực phẩm chống đông máu.
  • Thuốc tránh thai hoặc dược phẩm điều hòa nội tiết.

Nước dừa nếu uống quá 500ml/ngày sẽ dễ dẫn tới tình trạng loãng máu, suy giảm chức năng của tiểu cầu và bạch cầu. Điều này sẽ cản trở rất lớn tới khâu cầm máu trong lúc phẫu thuật.

Vì vậy, trong giai đoạn chuẩn bị trước nâng ngực, bạn chỉ nên uống tối đa 1 quả dừa, cách ngày phẫu thuật khoảng 1 tuần để đảm bảo an toàn cho ca thẩm mỹ.

2/ Sau khi nâng ngực uống nước dừa được không?

Trong các tài liệu Đông Y, đặc điểm của nước dừa là có tính âm cao, hoàn toàn không thích hợp dành cho phụ nữ mang bầu và người có vết thương hoặc vừa trải qua phẫu thuật.

Việc uống loại nước này ngay sau khi kết thúc quá trình cấy ghép vòng 1 sẽ làm tăng tình trạng xuất huyết và nhiễm trùng tại vị trí đường mổ. Từ đó, tốc độ lành lại của bầu ngực cũng bị chậm hơn, thậm chí còn gây ra nhiều phản ứng nặng nề.

Sau khoảng 7-10 ngày, khi đã tiến hành cắt chỉ và mô da đã lành lại hoàn toàn, bạn có thể bắt đầu bổ sung nước dừa (<450ml/ngày) nhằm đẩy nhanh quá trình chữa lành.

Sau nâng ngực uống nước dừa được không?

Nâng ngực có nên uống nước dừa?

Tóm lại, nâng ngực uống nước dừa được không? Câu trả lời chính là có, nhưng bạn phải biết cách dùng đúng thời điểm, đúng liều lượng để không gây tổn hại cho cơ thể.

III/ Những lưu ý cần kiêng sau khi nâng ngực

Nếu bạn vẫn còn đang mơ hồ về kế hoạch chăm sóc tại nhà sau khi nâng cấp “núi đôi” thì hãy lưu lại những cẩm nang bổ ích dưới đây. Những thực phẩm cần kiêng sau khi nâng ngực xong đó là thịt gà, xôi, đồ nếp, hải sản, thịt bò, rau muống, rượu bia, thuốc lá, đồ ăn cay nóng, trứng. Cần hạn chế hoạt động thể thao mạnh và quan hệ sau nâng ngực để đảm bảo quá trình hồi phục trở nên tốt nhất.

Đối với việc vận động sau hậu phẫu thì chị em nên vận động nhẹ nhàng, tập yoga và đi bộ trong tầm 10-15 phút mỗi ngày để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn. Bổ sung thêm các món ăn như rau củ, hoa quả tươi, thực phẩm chứa nhiều protein và nước khoáng.

1/ Đối với thực phẩm

Một khẩu phần dinh dưỡng “sạch” và hợp khoa học sẽ giúp ích rất lớn cho sự hồi phục của vòng 1. Cho nên, các chị em phải hết sức cẩn trọng khi lựa chọn thực phẩm hằng ngày.

Những món kiêng kỵ:

Thịt gà, xôi nếp: có tính nóng, gây khó tiêu và đầy bụng, dễ sinh ra viêm nhiễm hoặc mưng mủ tại vết mổ.

Hải sản: là nguồn cơn sinh ra phản ứng histamin, tạo cảm giác ngứa ngáy và dị ứng, vết thương khó lành.

Thịt bò, rau muống: kích thích tổng hợp collagen, làm mô sẹo bị đầy lên nhanh chóng, đồng thời dễ làm gia tăng bầm tím trên bầu ngực.

Rượu bia, thuốc lá: ảnh hưởng tiêu cực đến tuần hoàn máu, làm cản trở quá trình sửa chữa mô da.

Đồ cay: dễ làm đảo lộn nội tiết, hormone hoạt động kém hiệu quả, vùng vết thương khó liên kết các sợi mô với nhau.

Trứng: món tanh dễ khiến đường mổ bị rách rộng, mô sẹo sau khi liền lại có màu loang lổ và trắng bợt.

Kiêng khem cẩn thận sau khi nâng sửa ngực

Kiêng khem cẩn thận sau khi nâng sửa ngực

Những món cần bổ sung:

Rau củ: ưu tiên loại giàu vitamin A, vitamin C giúp ích cho sự tái tạo mô và tăng khả năng miễn dịch (khoai lang, cà chua, súp lơ, cải xanh…)

Hoa quả tươi: trái cây họ cam quýt, các loại quả tính ôn và có thể dùng dưới dạng nước ép.

Protein: từ thịt nạc heo và các cây đậu, hạt… giúp sản xuất tế bào biểu bì, giúp ổn định bầu ngực tốt hơn.

Nước khoáng: uống đủ 1,5-2l nước/ngày để bảo đảm sự trao đổi chất thuận lợi, đào thải đốc tố hiệu quả, thúc đẩy da lành nhanh.

Như vậy, bên cạnh việc nắm rõ Nâng ngực uống nước dừa được không?, các chị em còn phải thuộc lòng các nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn sau phẫu sao cho hợp lý nhất.

2/ Hoạt động thể thao

Trong khoảng 1 tuần sau nâng, bầu ngực có cảm giác sưng căng và đau nhẹ, nên bạn phải hạn chế mọi hoạt động thể thao, cũng như các việc làm chân tay quá sức.

Nếu vô tình gây va đập vào vòng 1, chất liệu độn rất dễ bị sai lệch vị trí, các mô tuyến vú xung quanh cũng phải đối diện với tổn thương.

Tất cả những bộ môn đòi hỏi thể lực mạnh như: bơi lôi, bóng chuyền, chạy nhảy… đều phải được loại bỏ ra khỏi thời gian biểu hằng ngày.

3/ Đối với quan hệ tình dục

Các bác sĩ khuyến cáo rằng, khách hàng phải tạm ngừng chuyện sinh hoạt vợ chồng. Điều này giúp ngăn ngừa các tình trạng: nắn bóp gây lệch vẹo ngực, tư thế ngửa hoặc cúi quá lâu gây đau nhức, mồ hôi tiết nhiều làm tích tụ ổ viêm…

Phái nữ phải luôn theo dõi tình trạng bộ ngực của mình một cách cẩn thận, sau 3 tháng mới có thể quan hệ tình dục nhưng vẫn cần chú ý nhẹ nhàng.

Vào khoảng 6 tháng trở đi, bạn hoàn toàn có thể thoải mái trong chuyện “phòng the”, nhưng hãy tái khám trước đó và tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé!

Chú ý khi quan hệ vợ chồng sau sửa ngực

Chú ý khi quan hệ vợ chồng sau sửa ngực

4/ Đối với vận động hậu phẫu

Chị em chỉ nên chọn các bài vận động nhẹ nhàng: hít thở, yoga, đi bộ… trong 10-15’/ngày. Điều đó giúp cho máu bầm không bị ứ đọng quá lâu, các cơ da nâng đỡ cũng sớm vào trạng thái ổn định.

Cho tới khoảng 2-3 tháng sau phẫu, bạn đã có thể bắt đầu hoạt động thể chất trở lại, nhưng vẫn nên cẩn thận hết sức nhằm tránh gây ra hậu quả ngoài ý muốn.

Các nàng cũng phải tránh việc ngồi hay nằm quá nhiều ở một chỗ, không nên sử dụng laptop hay máy tính quá lâu khiến hệ thần kinh căng thẳng.

Vận động nhẹ nhàng giúp ngực chóng lành

Vận động nhẹ nhàng giúp ngực chóng lành

Nâng ngực uống nước dừa được không? Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời thỏa đáng cho mình. Hãy ghi nhớ các lưu ý quan trọng mà BV Kangnam mang đến để chủ động chăm sóc “gò đào” tốt nhất nhé!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Chăm sóc sau nâng ngực
    Nâng ngực có đau không? Tỷ lệ người bị đau trong quá trình nâng ngực là bao nhiêu?

    Nâng ngực có đau không? Tỷ lệ người bị đau trong quá trình nâng ngực là bao nhiêu?

    Theo bác sĩ Bùi Đức Nhiên (Chuyên khoa Phẫu thuật và Tạo hình thẩm mỹ, bệnh viện Kangnam), phẫu thuật nâng ngực không gây đau do khách hàng đã được gây vô cảm trước khi thực hiện. Thông thường, bầu ngực khi mới chỉnh sửa sẽ có cảm giác sưng căng, đau tức

    Sau phẫu thuật nâng ngực bao lâu thì ngực trở nên mềm

    Sau phẫu thuật nâng ngực bao lâu thì ngực trở nên mềm

    Bác sĩ Phạm Hồng Sơn (Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam) cho biết, thời gian để ngực mềm mại trở lại sau nâng ngực là khoảng 3-6 tháng, tùy thuộc vào cơ địa và tay nghề của bác sĩ thực hiện, cũng như quá trình chăm sóc sau phẫu thuật có đảm bảo khoa học hay

    Nâng ngực có đi máy bay được không?Những lưu ý quan trọng để giảm thiểu rủi ro

    Nâng ngực có đi máy bay được không?Những lưu ý quan trọng để giảm thiểu rủi ro

    Nâng ngực có đi máy bay được không là nỗi băn khoăn của không ít tín đồ thẩm mỹ trước những thông tin liên quan đến sự cố nổ, vỡ túi độn. Vậy thực hư vụ việc nâng ngực đi máy bay bị nổ có đúng không? Cùng giải đáp chi tiết ngay sau đây.I

    Thời gian bao lâu sau khi nâng ngực mới được nằm nghiêng?

    Thời gian bao lâu sau khi nâng ngực mới được nằm nghiêng?

    Bác sĩ Galvin Nguyen (Chuyên khoa Phẫu thuật và Tạo hình thẩm mỹ, bệnh viện Kangnam) chia sẻ thời điểm sau nâng ngực, các chị em nên nằm ngửa để tránh ảnh hưởng đến cấu trúc của bầu ngực, và sau 2-3 tuần mới được nằm nghiêng. Lưu ý rằng sau phẫu thuật,

    Nâng ngực có bị mất cảm giác: Nguyên nhân và cách khắc phục

    Nâng ngực có bị mất cảm giác: Nguyên nhân và cách khắc phục

    Nâng ngực có bị mất cảm giác hay không là “rào cản” muôn thuở khiến chị em chưa tự tin khi thực hiện giải pháp thẩm mỹ này. Để giúp khách hàng tránh khỏi bi quan trước những thông tin tiêu cực, Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam sẽ giải đáp cụ thể qua bài viết

    Hướng dẫn chăm sóc và phục hồi sau khi nâng ngực

    Hướng dẫn chăm sóc và phục hồi sau khi nâng ngực

    Để đạt kết quả tốt nhất và tránh để lại sẹo sau nâng ngực, chăm sóc sau nâng ngực bao gồm 3 giai đoạn cần chú ý: 5-7 ngày, 10-20 ngày và 1-2 tháng. Cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và đúng 7 lưu ý sau: hạn chế vận động mạnh, dùng

    Gọi điện
    icon
    Báo giá
    icon

    Chat Online