Chào Tuyền,
Xăm môi bị sưng nên chườm đá lạnh để giúp thu nhỏ vùng sưng, đồng thời làm giảm cảm giác nhức buốt. Ngoài ra, khách hàng cũng nên thay đổi khẩu phần ăn uống, bổ sung nhiều vitamin để vết thương nhanh phục hồi.
Bởi vì, hiện tượng môi bị sưng sau khi xăm là phản ứng tự nhiên của cơ thể, do da môi bị tổn thương cơ học trong quá trình đưa mực vào lớp biểu bì. Tuy nhiên, mức độ sưng có thể khác nhau giữa từng người do nhiều yếu tố như:
Môi bị sưng sau khi xăm là phản ứng bình thường
– Cơ địa mỗi người: Có những người có cơ địa nhạy cảm, phản ứng viêm và sưng nề sau tổn thương sẽ mạnh hơn bình thường. Trường hợp này thường chỉ là phản ứng sinh lý, không nguy hiểm.
– Kỹ thuật xăm và tay nghề người thực hiện: Nếu quá trình xăm tác động quá sâu hoặc kéo dài thời gian tác động lên vùng môi, mô mềm sẽ bị kích ứng mạnh hơn, dẫn đến tình trạng sưng to.
Công nghệ và kỹ thuật không còn mới
– Vệ sinh dụng cụ và môi trường: Nếu không đảm bảo vô khuẩn, môi có thể bị nhiễm khuẩn nhẹ gây viêm mô tại chỗ, làm tình trạng sưng nghiêm trọng hơn.
– Dị ứng với mực xăm: Một số loại mực có thể chứa thành phần gây kích ứng hoặc dị ứng, làm môi sưng nhiều, đỏ và có thể ngứa hoặc đau rát.
Mực xăm không đảm bảo chất lượng
Thông thường, môi sẽ bị sưng sau khi xăm khoảng 1–3 ngày rồi giảm dần. Trong giai đoạn này, Tuyền có thể cảm thấy hơi khó chịu nhưng sẽ không kèm theo các biểu hiện như sốt, chảy mủ, nổi hạch hoặc đau nhức dữ dội.
Trường hợp nếu xảy ra những dấu hiệu nhiễm trùng như: đau tăng lên, vùng da quanh môi tấy đỏ lan rộng, có dịch vàng chảy ra, sốt nhẹ hoặc sưng hạch ở vùng cổ….Tuyền nên chủ động đến cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ.
Ngoài ra, để giảm thiểu tình trạng xăm môi bị sưng, Tuyền có thể thực hiện theo những cách sau:
– Chườm đá: Dùng đá lạnh bọc trong khăn mềm, chườm nhẹ nhàng quanh môi 10 – 15 phút để giảm sưng và làm dịu da kích ứng.
– Uống thuốc kháng viêm (khi cần): Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu về việc sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid như Paracetamol, Ibuprofen hoặc Arnica để giảm sưng và viêm nếu tình trạng khó chịu.
Uống thuốc kháng viêm sau khi phun môi
– Chế độ ăn uống khoa học: Uống đủ nước và bổ sung nước ép trái cây. Đồng thời, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và các loại hạt (giàu chất chống oxy hóa). Ngoài ra, Tuyền nên hạn chế đồ ăn nhiều đường, muối và các chất kích thích (cà phê, bia, rượu, thuốc lá) để tránh làm môi mất nước và sưng nặng hơn.
– Nằm ngẩng cao đầu: Kê cao đầu khi ngủ trong những ngày đầu sau phun môi để giảm áp lực và lưu thông máu đến vùng môi, giúp hạn chế sưng đau và phù nề.
Môi lên màu chuẩn và căng mọng
Tuyền nên theo dõi các dấu hiệu bất thường sau khi xăm môi. Nếu có nghi ngờ nhiễm trùng hay dị ứng, nên đến cơ sở y tế sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời.