Bật mí bí quyết loại bỏ mụn bọc trong lỗ mũi an toàn và dứt điểm

Tình trạng mụn bọc trong lỗ mũi xuất hiện khiến cho nhiều người cảm thấy hoang mang. Chúng không chỉ gây ra phiền toái mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng hoặc bệnh lý. Do đó, bài viết dưới đây sẽ đi vào tìm hiểu cách khắc phục mụn an toàn và hiệu quả nhất.

I- Nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn trong lỗ mũi

Nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn trong lỗ mũi là do: lỗ chân lông bít tắc, lông mọc ngược, nhổ lông mũi, ngoáy mũi, mụn rộp, đeo khuyên mũi, sổ mũi kéo dài, tình trạng nhiễm trùng sâu bên trong mũi hoặc một số bệnh lý như viêm nang lông, viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Cụ thể:

1/ Lỗ chân lông bị bít tắc

Lỗ chân lông bị bít tắc là nguyên nhân lớn nhất gây mụn trong lỗ mũi. Chân lông bít tắc do tích tụ dầu thừa, tế bào da chết. Khi kết hợp với tình trạng ẩm ướt và nhiệt độ cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi gây ra mụn.

Hơn nữa, vùng da trong lỗ mũi nhạy cảm lại thường bị bỏ qua khi vệ sinh hàng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả,  lỗ mũi sẽ hình thành mụn bọc có nguy cơ nhiễm trùng

2/ Lông mũi mọc ngược

Thay vì mọc theo hướng mọc thông thường từ lỗ chân lông ra ngoài thì lông lại mọc vào bên trong cơ thể tạo thành những búi lông. Điều đó khiến lỗ chân lông thành một “hũ kín” nên khi vi khuẩn xâm nhập sẽ tạo thành những nốt mụn bọc.

3/ Nhổ lông mũi

Lông mũi giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, ngăn chặn bụi bẩn và giữ độ ẩm cho mũi. Vậy nên khi bạn thực hiện nhổ lông sẽ vô tình phá hủy đi “hàng phòng ngự” gây ra những tổn thương tại lỗ chân lông. Bụi bẩn xâm nhập sẽ gây kích ứng làm viêm nhiễm làm hình thành mụn bọc.

4/ Thói quen ngoáy mũi bằng tay

Thói quen ngoáy mũi sẽ làm tổn thương da bên trong, đồng thời vi khuẩn từ bàn tay sẽ mang vào dẫn đến viêm nang lông. Những nốt mụn sưng đỏ hoặc tụ mủ ở lỗ mũi sẽ hình thành.

Ngoáy mũi sẽ đưa vi khuẩn từ tay vào mũi gây viêm nhiễm

Ngoáy mũi sẽ đưa vi khuẩn từ tay vào mũi gây viêm nhiễm

HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
đăng ký tư vấn

5/ Mắc bệnh mụn rộp

Mụn rộp mọc trong mũi do hoạt động của virus Herpes Simplex tuýp 1 gây ra nhiều mụn nước li ti. Chúng tụ lại ở vùng da với đầu màu trắng do tích tụ mủ bên trong. Khi không điều trị dứt điểm sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm cực kỳ nguy hiểm.

6/ Đeo khuyên mũi

Đeo khuyên mũi là lựa chọn mà nhiều người lựa chọn nhằm tạo điểm nhấn cũng như tạo phong cách cá nhân ấn tượng. Tuy nhiên, khi bạn quyết định xỏ khuyên mũi sẽ khiến da vùng này tổn thương. Khi đó bụi bẩn, vi khuẩn, bã nhờn tích tụ ở vùng tổn thương khiến mũi xuất hiện mụn chứa mủ.

7/ Sổ mũi kéo dài

Thời tiết thay đổi bất thường khiến cho những ai có sức đề kháng yếu mắc các bệnh lý cảm cúm, sổ mũi làm dịch mũi tiết ra nhiều. Môi trường bên trong mũi ẩm ướt nên dễ dàng bị tấn công gây viêm nhiễm và nổi mụn sưng tấy.

Do thói quen sinh hoạt, ăn uống không điều độ, hợp lý

Những người có thói quen sử dụng trà, cà phê, thuốc lá, bia, rượu thì nguy cơ mọc mụn rất cao. Ngoài ra, tiêu thụ nhiều những gia vị cay nóng, món nhiều đường, chất béo cũng là nguyên nhân khiến mụn mọc trong lỗ mũi.

Bên cạnh đó, lối sống thiếu khoa học, thức khuya thường xuyên, làm việc quá sức cũng gây ra mụn trong mũi và nhiều vị trí khác.

Sổ mũi kéo dài khiến mũi ẩm ướt nên vi khuẩn dễ xâm nhập hơn

Sổ mũi kéo dài khiến mũi ẩm ướt nên vi khuẩn dễ xâm nhập hơn

II- Giai đoạn tiến triển của mụn bọc trong lỗ mũi

Mụn viêm trong lỗ mũi phát triển theo 3 giai đoạn như sau: mụn nhẹ, mụn trung bình, mụn viêm nặng. Dưới đây là chi tiết các giai đoạn của mụn bọc ở lỗ mũi.

1/ Mụn nhẹ

Mụn bọc nhẹ là kết quả của viêm nhiễm do bỏ quên hoặc vệ sinh trong mũi không sạch sẽ. Giai đoạn này, mụn mới hình thành nên chỉ sưng nhẹ, kích thước không quá lớn. Nhìn bằng mắt thường sẽ thấy da xung quanh sưng đỏ, chạm vào sẽ có cảm giác hơi nhức.

2/ Mụn trung bình

2-3 ngày tiếp theo, mụn bọc nhẹ sẽ phát triển nên nặng hơn. Lúc này, mụn đã sưng to hơn gây cảm giác đau đớn, khó chịu. Phần đầu mụn chứa dịch mủ màu trắng đục hoặc vàng.

Trong giai đoạn mụn bọc trung bình, phải cẩn thận tránh để mụn vỡ bởi điều này có thể gây viêm nhiễm nặng hơn. Kể cả khi lành mụn cũng gây mất thẩm mỹ trên khuôn mặt.

3/ Mụn viêm nặng

Trong giai đoạn này, nhân mụn khô lại. Mụn chín chứa đầy mủ có thể vỡ ra kèm theo máu và dịch mủ. Bạn có thể lấy nhân mụn nhưng phải làm sạch da và đảm bảo loại bỏ hoàn toàn dịch mủ để tránh viêm nhiêm cũng như tái phát mụn bọc.

Bạn nên chú ý, muốn mụn không tái phát thêm thì nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để lấy nhân mụn. Điều này nhằm tránh những tổn thương cho da.

III- Mụn bọc trong lỗ mũi có nguy hiểm không?

Mụn bọc trong lỗ mũi có nguy hiểm bởi vì mụn bọc trong lỗ mũi tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây đau nhức, viêm sưng, khó chịu, làm mất thẩm mỹ. Với những người mang bệnh lý tiểu đường hoặc suy giảm chức năng miễn dịch, khi mụn vỡ ra sẽ khiến vi khuẩn đi sâu vào mô dẫn đến viêm mô tế bào.

Vùng viêm nhiễm lan sâu và lan rộng sẽ dẫn đến nhiễm trùng dẫn đến sốt cao, đau nhức dữ dội. Kể cả khi đã khỏi cũng dẫn đến hiện tượng thâm. Nhiều trường hợp nặng hơn, vi khuẩn phá vỡ “hàng phòng thủ” bảo vệ vệ mô dẫn đến nhiễm trùng máu, tắc, viêm nhiễm ở mạch máu gây nguy hiểm tính mạng.

Mụn xuất hiện trong mũi gây khó chịu và đem đến nhiều phiền toái

Mụn xuất hiện trong mũi gây khó chịu và đem đến nhiều phiền toái

IV- Cách điều trị mụn ở lỗ mũi an toàn nhất

Có 3 cách điều trị mụn ở lỗ mũi an toàn tại nhà: điều trị mụn ở lỗ mũi bằng kem bôi ngoài da, thoa thuốc sát trùng hoặc dùng thuốc giảm đau và kháng viêm. Dưới đây là chi tiết 3 cách điều trị mụn ở lỗ mũi.

1/ Điều trị bằng kem bôi ngoài da

Các loại kem bôi ngoài da có thể điều trị hiệu quả tình trạng mụn bọc ở lỗ mũi. Những sản phẩm đó có tác dụng điều trị mụn trên da, đồng thời kiểm soát nhờn hiệu quả nhờ vào cơ chế làm sạch lỗ chân lông. Mọi người nên sử dụng các loại kem bôi có thành phần gồm:

– Sản phẩm chứa thành phần BHA:  Có công dụng kháng khuẩn, tẩy tế bào chết hiệu quả. Nhờ đó, nhân mụn được đẩy nhanh ra ngoài, bụi bẩn được loại bỏ và se khít lỗ chân lông.

– Thuốc trị mụn có thành phần Benzoyl Peroxide: Hoạt chất này được sử dụng rộng rãi để điều trị mụn bọc, mụn mủ… Thuốc trị mụn Benzoyl Peroxide được bác sĩ da liễu khuyên dùng có nồng độ từ 2.5 – 5%. Khi thoa trên da sẽ tiêu diệt ổ vi khuẩn gây mụn mang đến hiệu quả trị mụn dài lâu.

Thành phần này còn cung cấp độ ẩm, làm dịu da, và hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương nhanh hơn.

– Kem bôi hoặc thuốc chứa axit salicylic: Hoạt chất này khi thâm nhập vào da sẽ đánh tan các tế bào chết giúp lỗ chân lông không còn tắc nghẽn. Không chỉ thế, tình trạng sưng tấy, mẩn đỏ cũng giảm thiểu nhanh chóng giúp đẩy nhanh tốc độ chữa lành mụn. Về tổng thể, axit salicylic an toàn nhưng mất đến vài tuần mới thấy hết tác dụng.

2/ Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm

Mụn mọc ở lỗ mũi thường mang đến cảm giác đau nhức, khó chịu nên bạn hãy bổ sung thêm các loại thuốc kháng viêm và giảm đau được bác khuyên dùng để làm dịu cơn đau nhức. Bạn có thể sử dụng những loại thuốc sau:

-Tetracyclin: Loại thuốc này giúp giảm sưng tấy của mụn được dùng để điều trị mụn trong lỗ mũi. Đồng thời, ngăn ngừa viêm nhiễm nặng hơn.

– Minocycline: Thuốc không chỉ chống viêm nhiễm và giảm đau mà còn hạn chế tình trạng tái phát của mụn.

– Clindamycin: Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho da và bảo vệ da khỏi các tác nhân độc hại.

– Sulfamid: Có tác dụng loại bỏ vi khuẩn gây mụn và dần làm mờ những nốt mụn trong lỗ mũi.

– Doxycycline: Thuốc kháng khuẩn giúp chống viêm sưng, giảm đau và cải thiện sức kháng của da.

Đây đều là những loại thuốc cần được bác sĩ kê đơn nên trước khi uống cần hỏi ý kiến bác sĩ.

3/ Thoa thuốc sát trùng

Ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau hoặc kem bôi, bạn có thể sử dụng các loại thuốc sát trùng chuyên dụng. Quan trọng là lựa chọn các sản phẩm có khả năng sát trùng hiệu quả không gây nguy hại cho da.

Tùy thuộc vào tình trạng mụn, bạn có thể lựa chọn thuốc uống, thuốc bôi cho phù hợp

Tùy thuộc vào tình trạng mụn, bạn có thể lựa chọn thuốc uống, thuốc bôi cho phù hợp

BẠN CẦN TÌM ĐỊA CHỈ TRỊ MỤN UY TÍN ???

tư vấn cùng bác sĩ

V- Phương pháp ngăn ngừa mụn bọc trong lỗ mũi

Muốn không trở thành “nạn nhân” của mụn bọc ở trong lỗ mũi một lần nữa, hãy chú ý đến các phương pháp ngăn ngừa sau đây:

– Xây dựng vệ sinh, chăm sóc da mụn bọc trong mũi đúng cách.

– Hạn chế ngoáy mũi thường xuyên hoặc những động tác quá mạnh.

– Thường xuyên vệ sinh tay và tránh cho tay chạm vào mặt và mũi.

– Không nhổ lông mũi bằng bất kỳ phương pháp.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt là vào thời điểm giao mùa.

– Thường xuyên rèn luyện thể chất để cơ thể khỏe mạnh chống lại các tác nhân từ môi trường.

– Thực hiện lối sống lành mạnh, hạn chế tiêu thụ rượu, bia, đồ ngọt, thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ,… Đồng thời tránh xa chất kích thích và thuốc lá.

– Cân bằng thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi để kiểm soát căng thẳng.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

  • Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • TP.HCM:

            666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

            218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam

Thái Nguyên: 194 Phan Đình Phùng, TP. Thái Nguyên
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Bắc Ninh : 519-521 Ngô Gia Tự, P. Tiền An, TP. Bắc Ninh
Thanh Hóa  : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam

Website: https://benhvienthammykangnam.vn/

Mụn bọc trong lỗ mũi gây ra khá nhiều phiền toái mang đến cảm giác khó chịu và đau đớn. Muốn khắc phục đơn giản không mất nhiều thời gian phục hồi hãy thử những cách đã được giới thiệu trên đây.

5 / 5. (Bình trọn) 34

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Nhận báo giá

Nhận báo giá

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Ưu đãi

Ưu đãi hot

Nhận ngay

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Mụn bọc trong lỗ mũi
Call
Zalo