Mụn nang có tự hết không? Cơ chế hình thành và liệu pháp điều trị

Gặp phải tình trạng mụn nang khiến nhiều người lo lắng, không biết liệu mụn nang có tự hết không, làm thế nào để điều trị mụn an toàn, hiệu quả và không để lại sẹo. Đây là loại mụn viêm phức tạp, nếu không điều trị sớm có thể tiến triển thành các ổ viêm lớn, gây tổn thương nghiêm trọng lên da. Để giúp khách hàng giải đáp thắc mắc, chuyên gia da liễu của Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam – Bác sĩ Lê Thị Thủy sẽ thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

I. Cơ chế hình thành mụn nang

Trước tiên, để trả lời cho câu hỏi mụn nang có tự hết không, Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam sẽ đề cập đến cơ chế hình thành mụn nang để người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng mình đang gặp phải. 

Tham vấn ý kiến từ Bác sĩ da liễu Lê Thị Thủy, mụn nang được hình thành trên cơ chế viêm nang lông bị vỡ, gây bít tắc lỗ chân lông. Tại vị trí này, các vi khuẩn gây mụn (C.acnes) có cơ hội xâm nhập vào sâu bên trong lớp trung bì thông qua các nang lông đang bị tổn thương, hình thành nên mụn nang. Khi mới hình thành, mụn nang có hình dáng trông giống mụn trứng cá. Sau khi phát triển, nang mụn sẽ chứa nhiều mủ, dịch màu trắng hoặc màu vàng kèm theo các biểu hiện như: sưng, đau, nóng, rát,…Mụn sẽ vỡ ra khi chín, ăn sâu dưới da, lan sang các vùng nang lông khác, dễ gây nên tình trạng mụn nang mọc thành từng cụm.

Mụn nang có kích thước lớn hơn so với các loại mụn thông thường khác, được xem là một trong những tình trạng mụn viêm nghiêm trọng nhất, dễ gây sẹo lồi, sẹo lõm, thâm mụn sau điều trị. 

Cơ chế hình thành mụn nang

Cơ chế hình thành mụn nang

Xem thêm: Mụn nang cứng dưới da phải làm sao? Bí quyết điều trị

II. Mụn nang có tự hết không?

Lý giải về vấn đề: Mụn nang có tự hết không, chuyên gia da liễu của Bệnh viện thẩm mỹ kangnam thông tin:

Theo bác sĩ da liễu lê thị thủy, Mụn nang không thể tự hết được vì đây là một dạng mụn viêm nặng, biểu hiện nghiêm trọng như: chứa đầy mủ trắng, sưng lớn, đau nhức khi chạm vào. Mụn nang xuất hiện và lan rất nhanh cho các vi khuẩn sau khi xâm nhập vào sâu bên trong ra phát triển, sản sinh mạnh mẽ, khiến cho lớp hạ bì bị tổn thương nghiêm trọng. 

Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám, đánh giá tình trạng mụn và có phác đồ điều trị kịp thời nhằm hạn chế mụn lan rộng, đồng thời hạn chế tối đa tổn thương gây ra trên da – nguyên nhân chính hình thành sẹo xấu (sẹo lồi, sẹo lõm…).

Mụn nang có tự hết không? Chuyên gia lý giải: Không tự hết

Mụn nang có tự hết không? Chuyên gia lý giải: mụn nang không tự hết

III. Nặn mụn nang có sao không?

Nặn mụn nang có sao không? Theo Bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam, bạn có thể tự nặn mụn nang nhưng phải thực hiện đúng thời điểm, đúng kỹ thuật.

Tự nặn mụn nang sai kỹ thuật khi mụn chưa chín là nguyên nhân chính khiến mụn lan rộng hơn sang các vùng da xung quanh, khiến cho tình trạng mụn nang nặng hơn, mọc thành từng cụm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây mất thẩm mỹ. Khi sử dụng tay nặn mụn và thực hiện thao tác nặn mụn viêm nặng sai kỹ thuật, vùng da bị mụn và vùng da lân cận khác dễ bị tổn thương. Lúc này, vi khuẩn trong ổ mụn nang có cơ hội lan ra các vùng da xung quanh. Bên cạnh đó, nặn mụn quá sớm cũng không giúp đẩy được toàn bộ nhân và mủ trong mụn nang ra ngoài. Điều này khiến cho việc chăm sóc và điều trị mụn sau này khó khăn hơn, dễ hình thành nên vùng da với nhiều sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ.

IV. Liệu pháp điều trị mụn nang hiệu quả

1. Điều trị mụn nang tại nhà

Điều trị mụn nang tại nhà là phương pháp tối ưu giúp tiết kiệm chi phí điều trị. Đây cũng là một trong những phương pháp được nhiều người tin tưởng lựa chọn khi tình trạng mụn nang có biểu hiện nhẹ. 

Khi điều trị mụn nang tại nhà, ngoài việc duy trì vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu từ thiên nhiên để hỗ trợ điều trị mụn an toàn, hiệu quả. Một số nguyên liệu thường được sử dụng để điều trị mụn nang tại nhà có thể kể đến như:

– Mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn cao nên được sử dụng nhiều sản phẩm điều trị mụn. Ngoài công dụng trị mụn, mật ong còn giúp hỗ trợ phục hồi da nhanh chóng, làm mềm da, hạn chế tổn thương gây ra trên da. 

Điều trị mụn nang tại nhà bằng mật ong

Điều trị mụn nang tại nhà bằng mật ong

Xem thêm: Mụn nang: Dấu hiệu – Nguyên nhân và phương pháp điều trị!

– Giấm táo: Giấm táo có khả năng kháng khuẩn cao, cung cấp các dưỡng chất giúp da sáng khỏe và phục hồi nhanh chóng. Bên cạnh đó, giấm táo cũng hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa da, phù hợp để điều trị mụn nang. Bạn có thể sử dụng dấm táo như một loại toner sử dụng hàng ngày trong chu trình chăm sóc da mụn

– Nha đam: Trong nha đam có chứa Acid salicylic, giberelin và polysaccharide giúp kháng khuẩn, loại bỏ vi khuẩn gây mụn, se khít lỗ chân lông. Bên cạnh đó, kẽm, vitamin C, vitamin E,…trong nha đam giúp hỗ trợ phục hồi da tổn thương, giúp da tái tạo nhanh chóng, làm mờ thâm sẹo hiệu quả. 

– Tràm trà: Tràm trà chiết xuất từ lá cây trà (Melaleuca Alternifolia) được sử dụng để chấm mụn. Theo nghiên cứu, tinh dầu tràm trả có khả năng gây ức chế lên vùng da bị mụn, ngăn vi khuẩn gây mụn tiếp tục sinh sôi, từ đó làm giảm mụn nang nhanh hơn gấp 3 lần. 

Có thể sử dụng tràm trà để trị mụn nang tại nhà

Có thể sử dụng tràm trà để trị mụn nang tại nhà

2. Điều trị mụn nang tại cơ sở thẩm mỹ

Điều trị mụn nang tại bệnh viện da liễu hoặc các cơ sở thẩm mỹ được các bác sĩ khuyến cáo. Bởi mụn nang là tình trạng mụn viêm nghiêm trọng nhất trong tất cả các loại mụn. Khi điều trị mụn nang sai cách có thể dẫn đến nhiều hệ lụy.

Thay vào đó, để đảm bảo an toàn cho chính mình, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ do điều trị mụn nang sai cách, bạn cần được thăm khám, kiểm tra tình trạng mụn, lên phác đồ điều trị bởi bác sĩ da liễu có kinh nghiệm.

2.1. Sử dụng thuốc uống, bôi theo chỉ định

Người bệnh có thể sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị mụn nang có thể kể đến như: corticosteroid, testosterone hoặc lithium để điều trị mụn. 

Theo đó, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tùy tiện sử dụng thuốc. Bởi lẽ, nếu sử dụng sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc, không đúng liều lượng (đặc biệt là với những sản phẩm thuốc chứa corticosteroid) có thể gây ra hệ lụy không đáng có như: teo mỏng da, đỏ da, chậm lành vết thương,…

Sử dụng thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ để trị mụn nang

Sử dụng thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ để trị mụn nang

2.2. Chiếu sáng sinh học

Chiếu sáng sinh học là phương pháp điều trị mụn nang an toàn, hiệu quả, đã được kiểm định và chứng nhận bởi các tổ chức y tế uy tín tại Việt Nam và trên thế giới. Ứng dụng đèn LED trong điều trị mụn nang giúp làm giảm tình trạng viêm sưng, tấy đỏ. Đồng thời, ánh sáng đỏ cũng giúp điều hoạt động của tuyến bã nhờn, kích thích sản sinh sợi mô liên kết, ngăn ngừa mụn nang tái phát. Do đó, khi kết hợp cả 2 phương pháp chiếu sáng sinh học sẽ mang đến hiệu quả tích cực trong điều trị. 

Chiếu sáng sinh học điều trị mụn nang

Chiếu sáng sinh học điều trị mụn nang

V. Một số lưu ý quan trọng để mụn nang không tái phát sau điều trị

Nhiều khách hàng sau khi điều trị mụn nang duy trì thái độ chủ quan không chăm sóc da với tư tưởng rằng mụn sẽ không tái phát sau điều trị. Tuy nhiên, theo quan sát của bác sĩ Thủy, cứ 10 khách hàng đến điều trị mụn nang thì có tới 7 khách hàng đã bị mụn tái lại nhiều lần nhưng không biết cách để phòng ngừa. Vậy nên, để giúp bạn đọc phòng ngừa mụn nang đúng cách, dưới đây là tổng hợp thông tin về cách để phòng ngừa được khuyến cáo bởi bác sĩ Lê Thị Thủy – Chuyên gia da liễu của Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam.

1. Xây dựng quy trình chăm sóc da đúng cách

Quy trình chăm sóc da đúng cách rất quan trọng, giúp loại bỏ tạp chất dưới da để da chắc khỏe, căng bóng. Theo đó, quy trình chăm sóc da đúng cách được thực hiện theo 4 bước dưới đây:

– Bước 1: Làm sạch da bằng cách sử dụng tẩy trang và sữa rửa mặt. Chỉ nên chọn các sản phẩm dịu nhẹ, phù hợp với da mụn để không làm khô da. 

– Bước 2: Thoa sản phẩm toner, serum duy trì đều đặn hàng ngày.

– Bước 3: Dưỡng ẩm cho da, chỉ sử dụng những sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ, có chứa các thành phần kháng viêm để làm dịu bề mặt da, hạn chế bít tắc lỗ chân lông. 

– Bước 4: Thoa kem chống nắng trong chu trình dưỡng da buổi sáng, bôi lại sau 2 tiếng để giúp bảo vệ da tốt nhất.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn các sản phẩm kem trị mụn phù hợp với làn da của mình, từ đó tăng hiệu quả điều trị mụn. 

Chăm sóc, vệ sinh da đúng cách để phòng ngừa mụn nang

Chăm sóc, vệ sinh da đúng cách để phòng ngừa mụn nang

Xem thêm: Cách điều trị mụn nang không nhân hiệu quả của bác sĩ da liễu

2. Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt

Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt một cách khoa học giúp cơ thể khỏe mạnh, có đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng da, giúp da luôn căng bóng, chắc khỏe. 

Về thói quen ăn uống, bạn nên bổ sung thêm những thực phẩm có lợi cho sức khỏe như: các loại thực phẩm có chứa omega 3 (cá, các loại hạt,…), các loại rau xanh (cải chíp, cải bó xôi,…), uống đủ nước (1,5-2 lít nước/ngày),…để da sáng mịn màng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần loại bỏ/hạn chế một số thực phẩm không tốt cho sức khỏe, có nguy cơ gây mụn như: các loại thực phẩm có chỉ số đường cao (cơm trắng, bánh ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…), các đồ uống có cồn (bia, rượu,..), đồ ăn cay nóng,…Những thực phẩm này có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn và gây nên tình trạng mụn nang. 

Về thói quen sinh hoạt, bạn cũng cần duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Theo đó, bạn nên hạn chế thức khuya quá 12 giờ đêm, ngủ đủ 8 tiếng/ngày, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá lâu. Bên cạnh đó, bạn có thể thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, các vật dụng cá nhân như: điện thoại, kính, chăn gối,..cũng cần được vệ sinh thường xuyên để hạn chế tối đa tình trạng mụn nang tái phát. 

Trên đây là tổng hợp thông tin về vấn đề: mụn nang có tự hết không. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn có phương án phòng ngừa và khắc phục tình trạng mụn nang hiệu quả, không để lại sẹo, thâm sau điều trị. Đồng thời, nếu bạn còn có thắc mắc khác liên quan, vui lòng liên hệ qua hotline: 1900 6466 để được hỗ trợ giải đáp. 

0 / 5. (Bình trọn) 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Nguồn tham khảo

Health Match: “Cystic Acne: What Is It? And How Do You Get Rid Of It?”

Health Life: “What Is Cystic Acne and How Is It Treated?”

Web MD: “Cystic Acne: Definition, Causes, Treatment, and Prevention”

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Mụn nang
    Mụn nang: Dấu hiệu – Nguyên nhân và phương pháp điều trị!

    Mụn nang: Dấu hiệu – Nguyên nhân và phương pháp điều trị!

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Những nốt mụn nang sưng tấy, gây đau nhức và làm giảm tính thẩm mỹ là điều ám ảnh với những người mắc phải. Mụn nang chứa nhiều vi khuẩn, nếu không chăm sóc cẩn thận có thể gây viêm nhiễm, để lại vết thâm. Trong bài viết này, Kangnam sẽ chia sẻ chi tiết

    Mụn nang có nên nặn không? 5 bước xử lý đúng cách

    Mụn nang có nên nặn không? 5 bước xử lý đúng cách

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Nếu bạn đang đối mặt với vấn đề mụn nang có nên nặn không, hãy cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định nặn. Mụn nang chứa nhiều vi khuẩn, nặn không đúng cách dễ gây viêm nhiễm, để lại vết thâm. Hãy tham khảo tư vấn từ bác sĩ nếu cần để có cách

    Mụn nang ở đầu gối: Cách phòng ngừa và xử lý hiệu quả

    Mụn nang ở đầu gối: Cách phòng ngừa và xử lý hiệu quả

    Cập nhật: 24/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn nang ở đầu gối là vấn đề khiến nhiều người cảm thấy khó khăn khi diện trang phục ngắn, hở. Bài viết này sẽ khám phá nguyên nhân gây mụn nang, những triệu chứng đáng chú ý và cách điều trị hiệu quả, giúp làn da mềm mịn và không có bất cứ dấu

    Thuốc trị mụn nang viêm: 6 ‘thần dược’ đánh bại mụn viêm

    Thuốc trị mụn nang viêm: 6 ‘thần dược’ đánh bại mụn viêm

    Cập nhật: 24/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Những nốt mụn viêm đỏ đau đớn không chỉ khiến chúng ta tự ti, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến diện mạo và các mối quan hệ hàng ngày. Tuy nhiên, các loại thuốc trị mụn nang viêm có thể giúp bạn tái sinh làn da, giành lại vẻ đẹp tự nhiên và tự

    1 Liệu trình trị mụn nang là bao lâu?Bác sĩ giải đáp

    1 Liệu trình trị mụn nang là bao lâu?Bác sĩ giải đáp

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Trị mụn nang phải tuân thủ theo liệu trình của bác sĩ để đảm bảo điều trị nhanh, hiệu quả và an toàn. Vậy 1 liệu trình trị mụn nang là bao lâu? Trong bài viết này, bác sĩ da liễu Lê Thị Thủy – Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam sẽ hỗ trợ giải đáp

    Mụn nang bọc: Nguy cơ biến chứng khó lường

    Mụn nang bọc: Nguy cơ biến chứng khó lường

    Cập nhật: 29/01/2024 - Tác giả: Helen Lê Giang

    Mụn nang bọc có triệu chứng đặc thù, khó điều trị và dễ biến chứng. Mụn nang xuất hiện gây đau đớn, làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Vậy đâu là nguyên nhân làm hình thành loại mụn này và có cách nào để điều trị dứt điểm không? I. Đặc điểm của mụn

    Call
    Zalo