Viêm nang lông: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa hiệu quả

Viêm nang lông thường gặp ở cả nam và nữ giới do một loại virus, vi khuẩn, nấm gây nên và có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể gây ngứa ngáy, khó chịu. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm lỗ chân lông trong bài viết dưới đây nhé!

I – Viêm nang lông là bệnh gì?

Nang lông có chức năng điều khiển quá trình sản sinh và phát triển các nang tóc, lông. Tình trạng viêm nang lông hình thành khi các nang này bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm, biểu hiện bằng các nốt sưng đỏ, ngứa rát. Viêm nang lông có thể xảy ra ở nhiều vùng da trên cơ thể như: tay, chân, đầu, mặt, lưng, vùng kín….Đồng thời, có thể gặp ở bất kỳ trường hợp nào.

Viêm nang lông hình thành do vi khuẩn gây nên

Viêm nang lông hình thành do vi khuẩn gây nên

Xem Thêm : Viêm nang lông nách: Nguyên nhân & Cách điều trị hiệu quả nhanh

II – Phân loại viêm nang lông

Dưới đây là các biến thể viêm lỗ chân lông thường gặp:

1 – Viêm nang lông do tụ cầu vàng

Vi khuẩn Staphylococcus aureus là tác nhân gây nên nhiễm trùng nang lông, hình thành có nốt mụn nhỏ chứa mủ màu trắng hoặc đỏ. Nếu người bệnh biết cách chăm sóc bệnh có thể phục hồi tốt trong những ngày tiếp theo. Tuy nhiên, những trường hợp viêm lỗ chân lông do tụ cầu vàng mãn tính, cần phải chủ động đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được điều trị.

2 – Viêm nang lông do Pseudomonas aeruginosa

Pseudomonas aeruginosa là vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong nước nóng như: bồn tắm, xoáy nước….Loại vi khuẩn này có thể lây nhiễm sang nang lông, biểu hiện bằng những nốt phan ban, ngứa ngáy. Sau vài ngày những triệu chứng này tự biến mất và hiếm khi biến chứng nặng.

3 – Viêm nang lông do Malassezia

Malassezia là một loại nấm men xâm nhập vào các nang lông gây ra hiện tượng ngứa ngáy và các nốt mụn giống mụn trứng cá. Loại nấm men này thường phát triển ở ngực và lưng, bệnh phát triển mạnh khi cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi.

Malassezia là một loại nấm men gây nên nhiễm trùng nang lông

Malassezia là một loại nấm men gây nên nhiễm trùng nang lông

4 – Viêm nang lông do lông mọc ngược

Là một loại viêm nhiễm nang lông hình thành trên mặt, cổ, vùng bikini hoặc khi cạo lông sai cách.

5 – Sycosis barbae

Đây là dạng viêm nhiễm nang lông mức độ năng, có thể để lại sẹo. Sycosis barbae gây nhiễm trùng toàn bộ nang lông, tạo thành mụn mủ lớn có màu đỏ. Khi bị viêm lỗ chân lông Sycosis barbae bạn không nên cạo rộng và nên đến cơ sở da liễu chuyên khoa để được điều trị đúng cách.

6 – Vi khuẩn gram âm

Loại vi khuẩn này xuất hiện sau thời gian dài sử dụng thuốc kháng sinh điều trị mụn trứng cá. Theo thời gian, vi khuẩn gram âm phát triển nhanh chóng và dẫn đến mụn viêm nặng hơn.

7 – Nhọt cụm

Tình trạng nhọt cụm xuất hiện do mụn nhọt mọc theo nhiều cụm kết hợp khi nang lông bị nhiễm trùng, có kích thước lớn. Một số trường hợp cần phải sử dụng thuốc điều trị hoặc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ ổ viêm.

Nhọt mọc theo từng cụm trên da

Nhọt mọc theo từng cụm trên da

Xem Thêm : Spa trị viêm nang lông Tốt, Uy tín nhất tại Hà Nội, Tp Hcm

8 – Nhọt

Mụn nhọt hình thành khi nang lông bị nhiễm trùng sâu bên trong da. Nhọt có màu đỏ, mềm và gây đau sau vài ngày để lại sẹo. Một số trường hợp cần sử dụng thuốc kháng sinh hoặc can thiệp thủ thuật rạch mủ.

9 – Tăng bạch cầu ái toan

Viêm lỗ chân lông tăng bạch cầu ái toan thường gặp ở những người có hệ thống miễn dịch kém hoặc trẻ sơ sinh. Tình trạng này không lây lan, triệu chứng nhận biết là các nốt mụn mủ ngứa ở vai, cánh tay trên, cổ và trán. Mặc dù bệnh không cần điều trị nhưng có nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần.

III – Viêm lỗ chân lông do nguyên nhân nào gây nên?

Tình trạng viêm nang lông do tác nhân từ bên trong và bên ngoài cơ thể gây nên, bao gồm:

1 – Tác nhân từ bên trong cơ thể

– Rối loạn tuyến dầu: Tuyến dầu hay còn gọi là tuyến bã nhờn, khi tuyến này hoạt động mạnh mẽ dầu nhờn làm tắc nghẽn nang lông, cản trở sự phát triển của các sợi lông. Hơn nữa, tốc độ phát triển tế bào mới vẫn hoạt động những tế bào chết không được bài tiết nên tích tụ lại nang lông, gây bít tắc lỗ chân lông và gây viêm nhiễm.

– Mất cân bằng về độ axit: Gây tắc tốc độ mất nước ở da, nhờ vậy vi khuẩn có môi trường thuận lợi để phát triển và gây viêm nhiễm nang lông bên trong.

– Do bệnh lý: Một số bệnh lý như đề kháng suy giảm, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa, bệnh nội tiết, bệnh tiểu đường….

2 – Tác nhân tư bên ngoài cơ thể

Những tác nhân từ bên ngoài gây viêm nhiễm nang lông bao gồm: tụ cầu khuẩn, vi khuẩn gram âm, Proteus, Pseudomonas, nấm men, nấm sợi, virus herpes….

– Viêm nhiễm nang lông trên mặt: Tụ cầu khuẩn là tác nhân chính, mụn trứng cá bội nhiễm hoặc vi khuẩn gram âm, u mềm lây hay nhiễm Demodex folliculorum ở các nang lông.

– Viêm nhiễm nang lông ở râu: Thường do tụ cầu trùng vàng Staphylococcus aureus, vi khuẩn gram âm, nấm sợi, virus herpes, tổn thương do mụn trứng cá đỏ gây nên. Khi mắc phải tụ cầu này bệnh thường tái phát nhiều lần, khó điều trị và tái phát nhiều lần. Bên cạnh đó, tình trạng viêm nhiễm có thể phát triển nghiêm trọng, ăn sâu vào bên trong nang lông, gây áp xe hoặc mụn nhọt.

– Viêm nhiễm nang lông vùng da đầu và gáy: Tác nhân gây nên thường do tụ cầu trùng và nấm sợi.

– Viêm nhiễm nang lông ở chân: Thường gặp ở nữ giới có thói quen tẩy hoặc cạo lông chân.

– Viêm nhiễm nang lông ở nách thường do tụ cầu trùng, Pseudomonas aeruginosa, nấm men Candida, ở mông thường do tụ cầu trùng và nấm sợi gây nên.

IV – Những ai có nguy cơ cao bị mắc nhiễm trùng nang lông?

Tình trạng viêm nhiễm nang lông thường gặp ở những trường hợp sau:

– Những người mắc bệnh lý về da như: Viêm da, mụn trứng cá.

– Trường hợp lông mọc ngược do ma sát với quần áo quá chật, cạo râu, cạo lông….

– Những người bị chấn thương do tai nạn hoặc đã từng phẫu thuật.

– Những người đang sử dụng các loại kem bôi steroid hoặc kháng sinh điều trị mụn trứng cá tạo điều kiện cho vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển.

– Trường hợp thừa cân, béo phì.

– Một số trường hợp suy giảm hệ miễn dịch như người mắc bệnh tiểu đường, bệnh bạch cầu, suy thận, ghép tạng hoặc HIV/AIDS….tạo kiều kiện cho vi khuẩn, vi rút phát triển.

– Nơi sinh sống có khí hậu nóng, ẩm.

Viêm nhiễm nang lông có thể gặp ở cả nam và nữ giới

Viêm nhiễm nang lông có thể gặp ở cả nam và nữ giới

V – Biến chứng nguy hiểm nhiễm trùng nang lông có thể gặp phải?

Viêm nhiễm nang lông là căn bệnh thường gặp và có thể điều trị dứt điểm, Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan để bệnh kéo dài mà không phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:

– Viêm nhiễm lan rộng, nguy hiểm hơn là gây hoại tử da.

– Bệnh tái phát nhiều lần gây nhiễm khuẩn, khó điều trị dứt điểm.

– Gặp phải tình trạng rụng tóc nhiều, phá hủy nang tóc dẫn đến tóc không thể mọc lại.

– Rối loạn sắc tố tại vùng da viêm nhiễm nang lông, gây ra các mảng tăng sắc tố, giảm hoặc tối màu da.

–  Các vết mụn khi vỡ ra rất dễ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

VI – Cách điều trị viêm nang lông dứt điểm, hiệu quả

Viêm nhiễm nang lông đa số đều có thể điều trị khỏi bằng việc thay đổi lối sống sinh hoạt mà không cần điều trị. Tuy nhiên, với một số trường hợp viêm nhiễm kéo dài, tái phát nhiều lần và điều trị không thuyên giảm, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và được điều trị kịp thời, đúng cách.

1 – Sử dụng kem, thuốc

Tùy vào nguyên nhân và mức độ nhiễm trùng nang lông, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp. Theo đó, một số loại thuốc được sử dụng như: thuốc sát khuẩn, kháng sinh, thuốc kháng sinh toàn thân, thuốc chống nấm….

– Thuốc sát khuẩn: Sử dụng dung dịch sát khuẩn trong các trường hợp như: Povidon-iodin, Hexamidine, Chlorhexidine…

– Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ: Một số loại kháng sinh được sử dụng để kiểm điều trị viêm nhiễm nang lông bao gồm: thuốc mỡ Neomycin, kem bôi Sulfadiazin bạc, Erythromycin, Clindamycin, Acid fusidic, Mupirocin…. Khi tình trạng biến chứng nặng nề, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp thuốc kháng sinh toàn thân như: Cloxacillin, Amoxicillin/Acid Clavulanic…

– Thuốc chống nấm: Trường hợp nhiễm trùng nang lông do nấm gây nên, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng nấm bôi tại chỗ như: Clotrimazole, Ketoconazole… Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định dùng thuốc kháng nấm toàn thân đường uống như: Itraconazole và Fluconazole.

Thuốc kháng sinh điều trị ngoài da

Thuốc kháng sinh điều trị ngoài da

Xem Thêm : Triệt lông bị viêm nang lông: Bí quyết chăm sóc hiệu quả

2 – Điều trị bằng Laser

Điều trị bằng tia laser được ứng dụng trong trường hợp nhiễm trùng nang lông. Với việc dùng tia laser phá hủy các nang, làm lông ở một số vùng da nhất định không mọc lại trong thời gian dài. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng và nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, để tránh gây kích ứng cho da. Đặc biệt là những trường hợp có làn da nhạy cảm.

3 – Tiểu phẫu

Phương pháp tiểu phẫu được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng nang lông do mụn nhọt hoặc hậu bối. Lúc này, bác sĩ sẽ rạch để dẫn lưu mủ ra ngoài. Khi nhọt mềm, phát triển lớn và chứa nhiều mủ có thể nhìn thấy bằng mắt thường, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện uy tín để được tiến hành tiểu phẫu.

Tiểu phẫu loại bỏ tình trạng nhiễm trùng

Tiểu phẫu loại bỏ tình trạng nhiễm trùng

VII – Cách phòng tránh tình trạng nhiễm trùng nang lông

Để phòng tránh tình trạng viêm nhiễm nang lông và giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Bạn cần phải thay đổi và thực hiện một số cách để hạn chế mắc phải bệnh lý này:

– Vệ sinh da sạch sẽ: Mỗi ngày bạn nên làm sạch và lau khô da, không nên để da ẩm ướt kéo dài, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm nhiễm.

– Không nên tắm nước quá nóng và hạn chế ngâm mình trong bồn tắm và hồ bơi….

– Hạn chế cạo râu, cạo lông thường xuyên. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra lưỡi dao và nên dùng kem dưỡng ẩm sau khi cạo để cung cấp dưỡng chất cho da.

– Nên lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái và mềm mại, không nên mặc đồ bó sát gây tắc bí bách lỗ chân lông.

– Thường xuyên thay khăn tắm, vỏ chăn ga, gối để tránh vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây viêm nhiễm cho da. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng chung khăn và đồ cá nhân với người khác.

Nên thường xuyên thay vỏ chăn, ga, gối

Nên thường xuyên thay vỏ chăn, ga, gối

Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh “Viêm nang lông” nguyên nhân, triệu chứng nhận biết và cách điều trị phù hợp. Tốt nhất, khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường bạn nên chủ động thăm khám để được điều trị kịp thời. Ngoài ra, nên xây dựng lối sống, sinh hoạt khoa học để tránh nguy cơ viêm nhiễm nang lông.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề viêm nang lông
    Review địa chỉ thẩm mỹ viện, Spa trị viêm nang lông bằng Laser uy tín

    Review địa chỉ thẩm mỹ viện, Spa trị viêm nang lông bằng Laser uy tín

    Nên khám viêm lỗ chân lông ở đâu tốt, chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu của đông đảo khách hàng. Vậy tiêu chí đánh giá 1 thẩm mỹ viện, Spa trị viêm nang lông uy tín, an toàn là gì? Hãy cùng xem review mục sở thị địa chỉ chữa viêm chân

    6 cách trị dứt điểm viêm nang lông nách tại nhà – hiệu quả nhanh chóng

    6 cách trị dứt điểm viêm nang lông nách tại nhà – hiệu quả nhanh chóng

    Viêm nang lông nách là một dạng bệnh lý phổ biến trên da tại những vị trí ẩm ướt, bài tiết nhiều mồ hôi. Tuy không hại đến sức khỏe nhưng nó luôn là nỗi “ám ảnh” của nhiều chị em, vì gây ngứa, sưng đau và mùi hôi khó chịu. Đừng bỏ qua 6

    Viêm nang lông vùng kín: Nguyên nhân và cách khắc phục triệt để

    Viêm nang lông vùng kín: Nguyên nhân và cách khắc phục triệt để

    Tình trạng viêm nang lông có thể gặp ở vùng kín, với những triệu chứng như: Các nốt màu đỏ, có mủ, ngứa ngáy vùng kín. Vậy viêm nang lông vùng kín do nguyên nhân nào gây nên? Cách nhận biết thế nào? Những cách điều trị viêm nang lông dứt điểm? Cùng tìm

    Bị viêm nang lông kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh lành da?

    Bị viêm nang lông kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh lành da?

    Để cải thiện sớm tình trạng da của mình, bên cạnh việc điều trị sớm bằng phương pháp phù hợp, bị viêm nang lông kiêng ăn gì, nên ăn gì cũng cần được người bệnh hết sức quan tâm, lưu ý. Bài viết là những tổng hợp chi tiết về chế độ dinh dưỡng đặc

    Viêm nang lông ở mặt – Bí quyết chữa trị dứt điểm ngăn ngừa tái phát

    Viêm nang lông ở mặt – Bí quyết chữa trị dứt điểm ngăn ngừa tái phát

    Viêm nang lông ở mặt gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của tổng thể gương mặt, khiến cho nhiều người cảm thấy tự ti. Tình trạng này xuất hiện do các nang lông trên da mặt bị vi khuẩn, nấm xâm nhập. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân – triệu chứng – cách chữa

    Viêm nang lông ở trẻ em: Nguyên nhân & cách điều trị hiệu quả

    Viêm nang lông ở trẻ em: Nguyên nhân & cách điều trị hiệu quả

    Viêm nang lông ở trẻ em là tình trạng lỗ chân lông bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc nấm mốc sản sinh với 4 nguyên nhân chính là: di truyền từ mẹ sang con, vệ sinh cơ thể cho trẻ không sạch sẽ, mặc quần áo bó sát, rối loạn tuyến dầu . Triệu

    icon