Mụn Trứng Cá Đỏ: 5 nguyên nhân, 2 Cách chữa trị hiệu quả

Mụn trứng cá đỏ có phạm vi “phủ sóng” cực kỳ rộng rãi khiến cho không ít người gặp phải khó khăn và bất tiện trong cuộc sống. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những kiến thức hữu ích nhất, giúp bạn mau chóng khôi phục lại làn da mịn màng ít khuyết điểm.

1/ Mụn trứng cá đỏ là gì? Triệu chứng?

Nhiều người lầm tưởng rằng đây là một dạng mụn thông thường, nhưng thực chất lại là một biểu hiện của bệnh lý trứng cá đỏ (tên Tiếng Anh là rosacea), xuất hiện nhiều trên da mặt.

Loại bệnh này được phân loại vào danh sách viêm da mãn tính, có thể bùng phát theo từng đợt dai dẳng khó kiểm soát.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn, dưới đây là một vài dạng biểu hiện phổ biến của bệnh:

Những triệu chứng của PPR khá tương đồng với mụn nhọt, các tín hiệu nhận biết như sau:

Nổi cục đỏ tấy ở vùng nhiều dầu (chữ T, 2 bên má…)

Có thể nhìn rõ mạch máu bị vỡ.

Mảng da nổi thành từng đám, cảm giác cứng và nặng nề.

Bề mặt da thô, lỗ chân lông to.

Mụn trứng cá đỏ

Mụn trứng cá đỏ

HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
đăng ký tư vấn

Xem thêm: Mụn trứng cá không nhân: Bí quyết loại bỏ mụn không nhân

2/ Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá đỏ là gì?

Trên thực tế, chưa có tuyên bố chính thức về nguyên nhân chính gây nên bệnh lý trứng cá đỏ, nhưng nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết luận rất xác thực. Cụ thể đó là:

2.1/ Do lưu lượng máu tăng

Trong một vài trường hợp dị thường, lưu lượng máu tăng đột biến dưới tầng biểu bì, lâu dần gây giãn rộng kích thước thành mạch khiến da ửng hồng thành mảng.

Cũng bởi vì các sợi mao mạch khá mỏng và yếu nên nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho da bị nổi cộm thành từng nốt đỏ sần sùi. Các vi khuẩn và bụi bẩn lúc này rất dễ dàng gây ra viêm nhiễm.

Do lượng máu tăng đột ngột

Do lượng máu tăng đột ngột

2.2/ Do khí hậu, môi trường

Rất nhiều bằng chứng cho thấy việc tiếp xúc với khí hậu khắc nghiệt thường xuyên (bức xạ môi trường, ánh sáng xanh, nhiệt độ cao…) sẽ làm tổn thương các mạch máu và mô liên kết dưới da.

Khí hậu nóng khô trầm trọng sẽ là nhân tố “thổi bay” độ ẩm trên bề mặt da, khiến cho hệ thống mao mạch dễ bị giãn căng, đỏ bừng thành mảng. Khi đó, những nốt sần trứng cá đỏ có cơ hội tăng sinh và lây lan nhiều ngày một nhiều thêm.

2.3/ Do thoái hóa nền da

Tuổi càng cao thì những mô liên kết dưới da yếu dần đi và không còn đủ khả năng nâng đỡ. Điều này làm cho dịch huyết thanh bị ngưng đọng lại và trở thành tác nhân gây viêm từ bên trong.

Vì thế, mạch máu sẽ dễ bị đứt gãy và rò rỉ hồng cầu ra bên ngoài, làm cho da luôn trong trạng thái căng tức, nhạy cảm và nổi lên từng đốm đỏ.

Đặc biệt, khi cơ thể bài tiết qua tuyến mồ hôi, các độc tố sẽ càng làm cho tình trạng da chuyển biến xấu đi nhanh chóng.

Do nền da bị thoái hóa

Do nền da bị thoái hóa

2.4/ Do hóa chất, thực phẩm

Dik ứng với các sản phẩm chăm sóc da cũng là 1 trong trong số những nguyên nhân khiến da nóng rát và nổi ban đỏ. Tuy nhiên, những người thuộc nhóm này thường xếp vào dạng mức độ nhẹ, dễ dàng khắc phục trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, sự bừng đỏ trên da còn được xác định là có liên quan tới thức ăn cay, rượu, đồ nóng. Bởi vậy mà hơn 60% đối tượng bị mụn trứng cá đều có liên quan tới vấn đề dinh dưỡng.

2.5/ Do vi sinh vật

Các loài Demodex (ký sinh sống trong nang tóc) có thể gây ra phản ứng viêm tại một số vùng trên gương mặt như má, mũi. Nhưng tỷ lệ gặp phải thường rất hiếm nên vẫn cần được các chuyên gia nghiên cứu và phân tích kỹ hơn.

Bên cạnh tất cả những tác nhân trên, một vài lý do khác cũng được đưa ra là:

Tích tụ sắt giữa các tế bào (triệu chứng Ferritin)

Nội tiết thay đổi (stress, mang thai, kinh nguyệt…)

Do bộ máy di truyền ADN từ đời trước.

Thành mạch tăng sinh và giãn nở đột ngột.

Vi khuẩn hình thành mụn

Vi khuẩn hình thành mụn

Xem thêm: Mụn trứng cá ở cằm: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

3/ Mụn trứng cá đỏ ngứa do đâu?

Tình trạng mụn trứng cá đỏ ngứa ngáy có thể do dị ứng với mỹ phẩm, thuốc, thay đổi hormone, căng thẳng, stress lâu ngày….

– Dị ứng với mỹ phẩm, các thành phần của thuốc….

– Phản ứng với Benzoyl peroxide: Đây là một chất có khả năng ức chế vi khuẩn. Tuy nhiên, nó một số người bị mẫn cảm với Benzoyl peroxide gây ra mụn trứng cá đỏ.

– Tác động từ tia cực tím.

– Rối loạn hormone: Khi hormone androgen  tăng cao kích thích tuyến nhờn hoạt động quá mức.

– Làn da bị ảnh hưởng từ các thiết bị điện tử, mũ bảo hiểm, balo.

– Căng thẳng, stress lâu ngày: Nếu bạn thường xuyên căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực có thể khiến mụn biến chứng nặng hơn.

– Ra nhiều mồ hôi: Mồ hôi chứ nhiều muối khoáng, khi tiết nhiều mồ hôi khiến làn da bị ngứa náy, khó chịu và phản ứng lại với muối.

Mụn trứng cá đỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau

Mụn trứng cá đỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau

4/ Mụn trứng cá đỏ ở mũi?

Theo bác sĩ Lê Thị Thủy – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam cho biết: Mụn trứng cá đỏ ở mũi hình thành do các lỗ chân lông bị bít tắc, hệ thống tĩnh mạch bị suy giảm, rối loạn chức năng kháng khuẩn….

– Chức năng kiểm soát vận mạch gặp bất thường.

– Hệ thống tĩnh mạch suy giảm.

– Kích thích hình thành mạch máu.

– Rối loạn chức năng kháng khuẩn peptide.

– Do chế độ ăn uống không khoa học, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc do ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường.

Dấu hiệu nhận biết mụn trứng cá đỏ ở mũi quá 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Tiền trứng cá đỏ.

Với giai đoạn đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy vùng da luôn có cảm giác nóng bừng, châm chích khó chịu. Nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, stress hoặc chế độ ăn uống không hợp lý có thể khiến các triệu chứng phát triển nặng hơn.

+ Giai đoạn 2: Mạch máu bị giản.

Thời điểm này vùng mũi xuất hiện các nốt ban đỏ, phù nề, giãn mạch máu.

+ Giai đoạn 3: Viêm nhiễm.

Giai đoạn này mũi sần sùi kèm theo các nốt mụn mủ.
+ Giai đoạn 4:

Đến giai đoạn 4 bạn có thể bị viêm mũi.

Mụn trứng cá ở mũi

Mụn trứng cá ở mũi

5/ Mụn trứng cá đỏ có nguy hiểm không?

Cũng theo bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy, mụn trứng cá đỏ có gây nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Điều này gây ảnh hưởng đến làn da vừa gây hại cho khuôn mặt, vừa ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày.

6/ Cách trị mụn trứng cá đỏ hiệu quả nhanh

Qua nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia hàng đầu đã đưa ra rất nhiều cách trị mụn nhanh tương ứng với từng mức độ khác nhau:

6.1/ Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc được khuyến khích sử dụng sẽ có thành phần kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm thiểu giãn nở thành mạch máu. Trong đó phải kể đến:

Kem bôi

Kem Metronidazole 1% và Azelaic 20% giúp xoa dịu các nốt nóng đỏ.

2,5% benzoyl peroxide (1-2 lần/ngày) giúp kiểm soát tốt hơn hệ thống miễn dịch dưới da.

Natri sulfacetamid 10% / lưu huỳnh 5% điều trị tổn thương trong TH bị nhẹ.

Thuốc uống

– Doxycycline và tetracycline liều thấp, phù hợp với người bị mụn trứng cá đỏ quanh mắt.

– Isotretinoin làm mờ các nốt ban đỏ, hạn chế cảm giác ngứa rát.

Tùy thuộc vào từng tình trạng biểu hiện của mỗi cá nhân, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ dẫn thích hợp để đảm bảo kết quả mang lại tốt nhất, không xảy ra rủi ro nguy hiểm.

Thuốc bôi trị mụn

Thuốc bôi trị mụn

6.2/ Điều trị bằng laser

Nếu như phương pháp trị liệu bằng thuốc không mang lại hiệu quả, thậm chí còn gây ra nhiều phản ứng phụ, thì bạn có thể lựa chọn kỹ thuật laser.

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các chùm tia laser được điều chỉnh linh hoạt từ xung độ thấp đến cao để làm thu gọn mao mạch. Kết hợp với đó, những ánh sáng xanh/đỏ sẽ góp phần vào quá trình phục hồi và ngăn chặn nguy cơ tái phát triệu chứng.

Trước khi quyết định điều trị, bạn vẫn nên thảo luận với các chuyên gia nhằm đảm bảo độ an toàn và hiệu quả.

Điều trị bằng tia laser

Điều trị bằng tia laser

6.3/ Cách trị mụn trứng cá đỏ tại nhà

Đối với những người xuất hiện mụn trứng cá đỏ, số lượng ít có thể áp dụng các cách trị mụn tại nhà bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên.

Chanh tươi trị mụn trứng cá đỏ

Chanh là nguyên liệu chứa nhiều axit citric có khả năng thải độc, loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm cho làn da. Bên cạnh đó, axit còn tẩy tế bào chết, bụi bẩn và kích thích tái tạo tế bào da mới. Chính vì vậy, ngăn chặn mụn thâm ăn sâu vào biểu bì.

Hướng dẫn cách thực hiện như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị 1/3 quả chanh tươi, tăm bông.

– Bước 2: Vắt lấy nước cốt, bỏ hạt.

– Bước 3: Rửa mặt với nước ấm rồi dùng tăm bông thấm nước cốt chanh rồi chấm lên các nốt mụn.

– Bước 4: Giữ nguyên trên da trong 30 phút, cuối cùng rửa lại mặt.

Trị mụn trứng cá đỏ bằng chanh

Trị mụn trứng cá đỏ bằng chanh

BẠN CẦN TÌM ĐỊA CHỈ TRỊ MỤN UY TÍN ???

tư vấn cùng bác sĩ

Xem thêm: Mụn trứng cá ở lưng: 3 Nguyên nhân, 5 Cách chữa trị nhanh

Kết hợp tinh bột nghệ và mật ong

Hoạt chất Curcumin trong tinh bột nghệ có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn đỏ. Kết hợp với mật ong tạo thành mặt nạ trị mụn trứng cá đỏ, giúp làn da mềm mại, trắng sáng hơn.

Cách thực hiện công thức này như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị 1 thìa cafe tinh bột nghệ, 1 thìa cafe mật ong.

– Bước 2: Trộn đều 2 nguyên liệu trên với nhau thành hỗn hợp sền sệt.

– Bước 3: Làm sạch da mặt rồi thoa hỗn hợp lên da.

– Bước 4: Sau 20 phút rửa lại với nước sạch.

Loại bỏ mụn trứng cá đỏ đơn giản bằng tinh bột nghệ và mật ong

Loại bỏ mụn trứng cá đỏ đơn giản bằng tinh bột nghệ và mật ong

Sử dụng nha đam cùng mật ong loại bỏ mụn trứng cá đỏ

Nha đam hay lô hội chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất giúp làm xẹp nốt mụn trứng cá. Hơn nữa, hàm lượng nước trong nha đam giúp cấp ẩm ngăn ngừa da bị bong tróc. Khi kết hợp với mật ong sẽ gia tăng hiệu quả.
– Bước 1: Chuẩn bị 1 thìa cafe gel nha đam, 1 thìa cafe mật ong.

– Bước 2: Trộn 2 nguyên liệu trên thành hỗn hợp sánh mịn.

– Bước 3: Rửa sạch vùng da mụn, rồi thoa hỗn hợp lên da.

– Bước 4: Lưu lớp mặt nạ trên da trong 20 phút.

Dùng nha đam, mật ong loại bỏ mụn

Dùng nha đam, mật ong loại bỏ mụn

Trị mụn trứng cá đỏ bằng rau diếp cá

Cách trị mụn trứng cá đỏ bằng diếp cá là thảo dược có công dụng sát khuẩn, kháng viêm, loại bỏ bã nhờn giảm thiểu hình thành mụn trên da.

– Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá, rửa sạch rồi xay nhuyễn.

– Bước 2: Rửa sạch mặt rồi đắp bã rau diếp cá lên vị trí mụn.

– Bước 3: Sau 30 phút bạn bỏ lớp mặt nạ diếp cá rồi rửa mặt với nước mát.

tich

7/ Bí kíp phòng tránh mụn trứng cá đỏ

Dựa vào những nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh lý này, bạn có thể chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống hiệu quả thông qua các tips dưới đây.

7.1/ Chăm sóc da đúng cách

Đa số các vấn đề về da đều có liên quan tới thói quen chăm sóc hằng ngày, bạn cần chú ý thực hiện đúng cách và chuẩn khoa học mới có thể ngăn ngừa tổn thương da.

Rửa mặt 2 lần/ngày, sử dụng dòng sản phẩm phù hợp và ít gây khô căng.

Không quên bước tẩy trang vào buổi tối trước khi rửa mặt.

Tẩy da chết và đắp mặt nạ theo chu kỳ 3-4 ngày/lần.

Không được tự ý bóp nặn mụn hoặc chà mạnh vào da.

Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài hoặc phải ngồi làm việc với laptop quá lâu.

Chế độ chăm sóc da mặt đúng cách

Chế độ chăm sóc da mặt đúng cách

7.2/ Cân bằng dinh dưỡng, lối sống

Việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh cũng đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc phòng tránh bệnh lý trứng cá đỏ.

Đây là giải pháp tuyệt diệu để vừa cải thiện sức khỏe và vừa nuôi dưỡng làn da trắng mịn, không phải chịu bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào.

Kế hoạch ăn uống:

Giảm các món ngọt, béo ngậy, nhiều dầu và cay nóng.

Tăng nhóm chất xơ, vitamin A, C và khoáng chất tốt: rau củ, trái cây tươi, đậu hạt…

Bổ sung axit amin và axit béo omega-3 giúp khôi phục độ đàn hồi: thịt nạc, dầu hướng dương, sữa chua, cá hồi…

Uống đủ nước (1,5L/ngày) theo đúng lịch sinh học.

Lối sống sinh hoạt:

Ngủ tối thiểu 7h/ngày và không thức quá 23h đêm.

Thêm các hoạt động thể dục (30P/ngày) vào thời gian biểu sáng/chiều.

Không làm việc quá sức, thư giãn tinh thần nhằm đẩy lùi lo âu hay stress.

7.3/ Sử dụng mỹ phẩm thích hợp

Chính vì các loại mỹ phẩm là “vật bất ly thân” của rất nhiều chị em nên bạn cần tìm hiểu, lựa chọn một cách kỹ lưỡng sao cho phù hợp với đặc điểm làn da của mình.

Một số gợi ý dành cho bạn là:

Phấn nước (tích hợp kem nền và phấn phủ), kết cấu mỏng nhẹ.

Kem lót không dầu, dễ tán và ít mùi hương.

Kem/thuốc bôi trị mụn có thành phần kháng sinh, chống sừng hóa…

Ưu tiên chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đúng chuẩn thương hiệu.

Lựa chọn mỹ phẩm phù hợp

Lựa chọn mỹ phẩm phù hợp

8/ Cách chăm sóc da mụn trứng cá đỏ

Với những làn da bị mụn trứng cá đỏ, bạn hãy chăm sóc theo những cách sau:

– Rửa mặt sạch sẽ: Mỗi ngày bạn hãy rửa mặt 2 lần, không nên chà sát mạnh thay vào đó hãy massage nhẹ nhàng để máu được lưu thống, phòng tránh bít tắc và chống nếp nhăn.

– Không sử dụng sữa rửa mặt chứa chất tẩy rửa.

– Nên lựa chọn mỹ phẩm phù hợp với da.

– Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài: Dùng kem chống nắng rất cần thiết để bảo vệ da, tuy nhiên bạn hãy lựa chọn loại kem chống nắng phù hợp để tránh gây bít tắc khiến làn da bị mụn nặng nề hơn.

– Sử dụng kem dưỡng ẩm: Trước khi dùng kem dưỡng ẩm bạn hãy đọc kỹ thành phần trong kem dưỡng và nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ da liễu.
– Hạn chế sử dụng mỹ phẩm: Việc dùng mỹ phẩm dày đặc và thường xuyên dễ khiến lỗ chân lông bị bít tắc.

– Bổ sung các dưỡng chất: Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho quá trình trị mụn.

– Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để dưỡng ẩm cho da và đào thải độc tố.

– Hạn chế sờ tay lên mặt và thường xuyên thay vỏ chăn, gối để hạn chế vi khuẩn.

Mọi vấn đề liên quan đến mụn trứng cá đỏ đã được BV Kangnam phân tích chi tiết, giúp bạn giảm bớt lo lắng khi không may gặp phải tình trạng này. Điều quan trọng nhất chính là cần xây dựng nếp sống khoa học hơn để bảo toàn dáng vẻ làn da trắng sáng mịn đẹp.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề điều trị mụn trứng cá
    Mụn trứng cá tuổi dậy thì? Bí quyết loại bỏ mụn triệt để

    Mụn trứng cá tuổi dậy thì? Bí quyết loại bỏ mụn triệt để

    Cập nhật: 28/03/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn trứng cá tuổi dậy thì xảy ra rất phổ biến, thường do hormone nội tiết tố chưa ổn định. Vậy mụn trứng cá có tự hết được không? Cách điều trị như nào? Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây. I/Nguyên nhân hình thành mụn trứng cá tuổi dậy thì?1 – Vì

    Cách nặn mụn trứng cá đúng cách tại nhà không gây Sẹo

    Cách nặn mụn trứng cá đúng cách tại nhà không gây Sẹo

    Cập nhật: 28/03/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Có nên nặn mụn trứng cá hay không là băn khoăn của nhiều người bởi nỗi lo ngại sẽ khiến da bị tổn thương và nhiễm trùng. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng nếu nhân mụn không được loại bỏ thì tình trạng  sẽ ngày càng nặng và không thể khỏi được. Chuyên

    Tại sao có mụn trứng cá? Lý giải nguyên nhân và cơ chế hình thành

    Tại sao có mụn trứng cá? Lý giải nguyên nhân và cơ chế hình thành

    Cập nhật: 22/04/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn trứng cá là bệnh nang lông tuyến bã, dầu thừa bị bít tắc bên trong lỗ chân lông, khiến lỗ chân lông phì đại và viêm nhiễm. Khi bị mụn trứng cá, người bệnh cảm giác đau nhức, bị sưng đỏ, mưng mủ ở vùng mụn. Vậy tại sao có mụn trứng cá? Điều

    Vì sao xuất hiện mụn trứng cá? biến chứng nhỏ và cách ngăn ngừa

    Vì sao xuất hiện mụn trứng cá? biến chứng nhỏ và cách ngăn ngừa

    Cập nhật: 28/03/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn trứng cá là vấn đề phổ biến trên da, thường thấy ở những người có làn da dầu và các bạn trong độ tuổi dậy thì. Mụn không chỉ gây sưng, đau nhức mà còn làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Để hiểu và điều trị trứng cá đúng cách, bạn có thể

    Mụn trứng cá ở mông: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh

    Mụn trứng cá ở mông: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh

    Cập nhật: 28/03/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn trứng cá dưới mông gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người phản ánh bị mụn ở mông khiến họ cảm thấy thiếu tự tin trong một số trường hợp. Để biết nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa mụn ở dưới mông, hãy

    Mụn trứng cá ở cằm: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

    Mụn trứng cá ở cằm: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

    Cập nhật: 28/03/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn trứng cá ở cằm là một tình trạng thường gặp ở cả nam và nữ giới từ 18 tuổi trở lên. Trước khi bạn “giải cứu” được làn da của mình, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và một số biện pháp khắc phục phổ biến hiện nay. 1/ Nguyên nhân bị mụn trứng

    icon