Nặn Mụn Tại Nhà: Đúng cách, An toàn, Không để lại Sẹo

Việc nên hay không nên nặn mụn gây ra nhiều ý kiến tranh luận trái chiều trong cộng đồng làm đẹp. Vậy để chữa trị dứt điểm và không gây tổn thương cho da, liệu rằng có nên nặn bỏ nhân mụn? Nếu có thì quy trình thực hiện như thế nào? Có thể tự thực hiện tại nhà hay cần phải đến spa để xử lý?

I – Có nên tự nặn mụn tại nhà không?

Nhiều người lựa chọn cách nặn mụn bởi họ cho rằng việc lấy đi những cồi nhân bên trong sẽ giúp mụn nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên, không ít người lại cho rằng hành động này sẽ gây thương tổn cho da và tiềm ẩn những nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn.

Vậy đâu mới là cách thức chữa mụn an toàn và hiệu quả nhất?

Nếu bạn đang có ý định nặn mụn trong đầu, hãy dừng lại bởi 3 lý do sau:

Không phải mụn nào cũng tự nặn được

Hiện có rất nhiều loại mụn khác nhau và không phải loại nào bạn cũng có thể tự nặn. Bạn chỉ được phép nặn các mụn đơn giản như mụn cám và mụn đầu đen cỡ nhỏ. Riêng các mụn nặng như: mụn đầu trắng,  mụn đầu đinh… việc tự nặn sẽ khiến da tổn thương và lây lan dịch mụn sang các vùng da khác.

nặn mụn spa

Xem thêm: Nổi mụn sau tai là bị gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nguy hiểm hơn, có những dạng mụn ăn sâu vào hạ bì da và va chạm với nhiều dây thần kinh. Nếu tự “xử lý” mụn, bạn sẽ bị loét da và sưng viêm phát sốt.

Kỹ thuật nặn mụn chưa đúng

Thứ hai, nặn mụn nghe có vẻ đơn giản nhưng lại khó hơn bạn nghĩ rất nhiều. Không đơn thuần là lấy nhân/cồi mụn bên trong, bạn còn phải hút hết dịch và loại bỏ gốc mụn. Thao tác này cần sự hỗ trợ của cá trang thiết bị hiện đại, chuyên dụng, không phải gia đình nào cũng có.

Hầu hết khách hàng nặn mụn chỉ dựa theo bản năng là chèn ép và lấy bằng được nhân mụn. Không những mụn không bị tiêu diệt, tự nặn còn làm trầy xước da – tạo môi trường lý tưởng cho mụn mới.

Không đảm bảo vệ sinh da

Cuối cùng, bạn có tin tưởng tay mình 100% sạch sẽ khi tự nặn mụn không? Chắc chắn là không. Vi khuẩn trên tay kết hợp cùng vi khuẩn có sẵn trên da sẽ là combo “hủy diệt’ khiến da mụn càng thêm trầm trọng.

Đặc biệt, trong quá trình lấy nhân mụn, máu và dịch chảy ra cũng làm thượng bì vô tình nhiễm khuẩn. Từ đó, da sẽ xuất hiện các ổ viêm tạo tiền đề cho lứa mụn tiếp theo.

II – Nên nặn mụn trong trường hợp nào?

Theo tư vấn từ chuyên gia da liễu Lê Thị Thủy (Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam), một số dạng mụn sau đây nên nặn bỏ cồi nhân bên trong nhanh chóng.

1. Mụn nhẹ, không viêm, không mủ

Với các dạng mụn nhỏ, có đầu đen hoặc trắng, không sưng tấy hay nổi mủ thì việc nặn bỏ được khuyến cáo thực hiện.

Vì là dạng mụn nhẹ nên quá trình nặn mụn có thể tiến hành dễ dàng, không gây tổn thương da hoặc lây nhiễm vi khuẩn sang các vùng da bên cạnh.

2. Mụn nhỏ, mọc đơn lẻ và không tập trung thành đám

Nếu mụn mọc thành từng cụm lớn, việc tác động đến một nốt mụn sẽ ảnh hưởng đến các ổ nhọt bên cạnh. Vì thế, bạn chỉ nên tiến hành nặn mụn nếu nó mọc đơn lẻ từng cái, có kích thước nhỏ không bị sưng, cứng hoặc đau nhức.

nặn mụn đúng cách

3. Mụn mọc ở vị trí an toàn

Đa số mụn phát sinh trên mặt ở các vị trí mọc mụn như má, mũi, cằm, trán, quanh miệng,…  Vậy đâu là vị trí an toàn và có thể nặn mụn?

Theo các chuyên gia da liễu, nếu mụn hội tụ các đặc điểm ở trên (không sưng tấy, viêm nhiễm, mọc đơn lẻ và đã già cồi), đồng thời mụn mọc ở những khu vực như má, mụn ở trán, lưng, mông thì có thể nặn bỏ để sạch hết nhân và vi khuẩn phía dưới.

Các vị trí khác có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nên cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định nặn bỏ.

4. Mụn đã chín, cồi nhân đẩy lên trên

Trường hợp mụn già, có phần cồi nhân nhú hẳn trên bề mặt da thì việc nặn bỏ nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Thời điểm này nặn mụn rất dễ, không gây đau đớn và hạn chế tối đa tổn thương tế bào da vùng ổ mụn.

Nếu không nặn, phần nhân cồi ở sâu trong da sẽ lây lan vi khuẩn sang nhiều vùng da bên cạnh. Thậm chí, nó còn biến thành mụn ẩn và ở mãi dưới da, việc điều trị sau này cũng sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

que nặn mụn

III – Một số loại mụn nguy hiểm KHÔNG NÊN nặn

Dưới đây là danh sách những dạng mụn nguy hiểm tuyệt đối không nên nặn bỏ. Nếu cố tình thực hiện, không chỉ làn da bị tổn hại và lây lan nặng hơn mà còn có thể gây ra những biến chứng về sức khỏe.

✘ Không nặn mụn đinh râu

Mụn định râu có thể gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ em và cả người già. Nó có dạng khối lớn, sưng to và đầu có ngòi mủ. Đinh râu thường mọc ở quanh miệng, cằm và gây khó chịu, đau nhức cho người mắc phải.

Các chuyên gia da liễu khuyên không nên động chạm hoặc có hành động nặn bỏ với dạng mụn đinh râu. Bởi quá trình thực hiện nếu bị lây nhiễm vi khuẩn sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu.

✘ Đừng nhầm sợi bã nhờn với mụn

Sợi bã nhờn là một cơ chế bình thường của da thường phát sinh ở mũi, cằm với hình dạng những chấm trắng li ti. Nhiều người nhầm tưởng sợi bã nhờn với mụn và có hành động nặn bỏ để làm sạch những nhân trắng li ti. Điều này được khuyến cáo là không nên bởi nó gây ảnh hưởng đến cấu trúc của da, khiến da yếu và mỏng hơn.

Cách tốt nhất là giữ vệ sinh da mặt mỗi ngày kết hợp với tẩy tế bào chết 2 lần/ tuần để cải thiện tình trạng sợi bã nhờn trên da.

nặn mụn khủng

Xem thêm: Nuốt tinh trùng có hết mụn không? Bác sĩ da liễu Kangnam giải đáp

Mụn trứng cá bọc sưng viêm, có mủ

Với những ổ nhọt sưng đỏ hoặc có mủ, tuyệt đối không động chạm hoặc có hành động nặn bỏ. Bởi việc nặn mụn bọc sưng viêm không chỉ khiến khổ chủ đau đớn mà còn rất dễ nhiễm trùng da. Điều này đồng nghĩa với việc mụn ngày càng phát triển nặng hơn và lây lan rộng.

Chuyên gia da liễu khuyên rằng, với dạng mụn này hãy giữ vệ sinh da sạch sẽ và sử dụng một số sản phẩm trị sưng. Nếu lâu không khỏi thì cần đến gặp bác sĩ để khám và tư vấn giải pháp chữa trị hiệu quả.

✘ Không nặn mụn ác tính

Nếu trên mặt hoặc cơ thể bất chợt xuất hiện ổ nhọt sưng to đi kèm với triệu chứng sốt nhẹ, rất có thể, đó là mụn ác tính. Tuyệt đối không nên nặn bỏ những cục mụn như vậy để tránh biến chứng nguy hiểm.

✘ Mụn thịt, mụn cóc

Những dạng mụn này thực chất là gốc thịt nổi lên trên da, không thể loại bỏ hoàn toàn chỉ bằng cách nặn mụn. Bạn chỉ có thể đến các cơ sở thẩm mỹ để điều trị chuyên sâu bằng laser.

nặn mụn đầu đen ở mũi

✘ Mụn mọc ở vị trí nguy hiểm

Một số vị trí gần với dây thần kinh nên việc nặn mụn có thể khiến bạn gặp phải biến chứng nguy hại về sức khỏe như méo miệng, liệt mặt, co giật, thậm chí là tử vong.

Vậy nên, hãy  tránh nặn mụn ở vùng quanh miệng, cằm, gần mắt, lông mày, thái dương,…

IV –  Hướng dẫn kỹ thuật tự nặn mụn đúng cách

Mặc dù không nên nhưng bạn vẫn có thể nặn mụn tại nhà nếu được trang bị đầy đủ thiết bị, nắm chắc kỹ thuật nặn mụn và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Các bước tự nặn mụn như sau:

Khử khuẩn cho dụng cụ nặn mụn bằng cồn hoặc ngâm trong nước muối loãng.

Chọn loại bao tay mỏng, có độ bó cao tạo cảm giác chân thực.

Dùng 2 ngón trỏ nhẹ nhàng ấn vào vị trí mụn, giữ nguyên tới khi nhân mụn nổi đầu lên.

Dùng nhíp kéo thân và gốc mụn ra. Nếu chưa hết nhân, tiếp tục ấn để nhân trồi lên.

Nếu có dịch hoặc mủ chảy ra, lau sạch bằng bông y tế tẩm cồn. Lau đến đâu nặn tiếp đến đó.

Sau khi nặn, bạn hãy rửa sạch lại bằng nước muối loãng và lau bằng khăn khô.

Thoa một lớp thuốc mỡ trị mụn để vết thương mau khép miệng và tránh nhiễm trùng.

V – Nặn mụn xong nên làm gì để không bị sẹo?

Sau đây là một số chỉ định từ chuyên gia da liễu để đảm bảo da nhanh chóng hồi phục và duy trì độ thẩm mỹ tối ưu:

? Thoa sản phẩm phục hồi da

Tuyệt đối tránh việc tự ý thoa hay bôi bất kì loại kem nào chưa được chỉ định để tránh gây hại cho khu vực nhạy cảm này.

kim nặn mụn y tế

Xem thêm: 9 Bước skincare cho da khô mụn: Hướng dẫn từ A-Z

Các loại kem sử dụng sau nặn mụn thường thiên về công dụng chữa lành vết thương và ngăn ngừa sẹo thâm, sẹo lõm hình thành. Thời điểm và tần suất bôi cũng nên lưu ý thực hiện theo đúng lời khuyên từ chuyên gia da liễu.

? Tránh việc đụng chạm vào vùng da mới nặn mụn

Bình thường, việc chạm tay lên da vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn và gây mụn. Nếu không bỏ ngay thói quen này thì tình trạng da của bạn sẽ càng bị đe dọa hơn.

Bởi thời điểm này da ở dạng vết thương hở và cực kì nhạy cảm. Vì thế, thao tác chạm tay lên da có thể mang theo nhiều vi khuẩn và khiến mụn tái phát trở lại. Thậm chí mức độ mụn còn có thể nặng nề hơn trước rất nhiều.

? Hạn chế trang điểm ngay sau nặn mụn

Với các chị em phụ nữ thì trang điểm là sở thích cũng như vũ khí giúp chị em nâng tầm nhan sắc bản thân. Thế nhưng, sau khi nặn mụn hãy hạn chế make up đến khi vùng điều trị lành thương hoàn toàn.

nặn mụn có tốt không

Tất nhiên, bạn có thể bỏ qua kem nền, phấn má,… nhưng tuyệt đối đừng quên thoa kem chống nắng khi đi ra ngoài.

Bởi sản phẩm chống nắng sẽ hỗ trợ bảo vệ da an toàn trong giai đoạn nhạy cảm này, tránh mọi tác nhân gây hại trong ánh nắng mặt trời.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

  1. Avatar photo Trịnh Huyền viết:

    Mình cứ ngứa tay thôi. Mụn non chưa có nhân mình cũng nặn. Để rồi bây giờ trên mặt toàn nốt bị thâm đỏ. Đang dự định đi lăn kim thử xem. Cô bạn mình cũng đi nặn mụn lăn kim rồi, thấy bảo hiệu quả lắm.

Comments are closed.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Nặn mụn
Cách nặn mụn trứng cá đúng cách tại nhà không gây Sẹo

Cách nặn mụn trứng cá đúng cách tại nhà không gây Sẹo

Cập nhật: 28/03/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

Có nên nặn mụn trứng cá hay không là băn khoăn của nhiều người bởi nỗi lo ngại sẽ khiến da bị tổn thương và nhiễm trùng. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng nếu nhân mụn không được loại bỏ thì tình trạng  sẽ ngày càng nặng và không thể khỏi được. Chuyên

Sợi bã nhờn là gì? Cách trị sợi bã nhờn trả lại làn da trắng khỏe

Sợi bã nhờn là gì? Cách trị sợi bã nhờn trả lại làn da trắng khỏe

Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

Dễ lầm tưởng sợi bã nhờn là mụn bởi hình dạng và kích thước của chúng giống nhau. Thực tế, bã nhờn không phải là điều đáng lo ngại như mụn, tuy nhiên vẫn rất cần thiết phải làm sạch tuyến bã nhờn giúp da trắng khỏe hơn. I. Sợi bã nhờn là gì?1.1. Biểu

Cách nặn mụn thịt ở mắt: có hết không, khi nào nên gặp bác sĩ

Cách nặn mụn thịt ở mắt: có hết không, khi nào nên gặp bác sĩ

Cập nhật: 24/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách nặn mụn thịt ở mắt, giúp mụn thịt tự rụng tại nhà. Mụn thịt là những mụn nhỏ màu trắng hoặc giống màu da, xuất hiện li ti dưới mắt. Mụn thịt thường không gây đau như mụn trứng cá mủ thông thường, nhưng khiến da sần sùi,

Nặn mụn ẩn: 5 bước thực hiện an toàn, đúng cách ngay tại nhà

Nặn mụn ẩn: 5 bước thực hiện an toàn, đúng cách ngay tại nhà

Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

Nặn mụn ẩn thường gây ra không ít khó khăn và đau đớn cho người thực hiện. Thậm chí, họ còn phải “đấu tranh” với nốt sần này nhiều lần mà vẫn chưa loại bỏ triệt để. Nếu bạn cũng đang ở trong tình trạng này, Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam sẽ mang tới cách

Nặn mụn xong nên làm gì? 8 Điều “Phải Nhớ” để hết thâm

Nặn mụn xong nên làm gì? 8 Điều “Phải Nhớ” để hết thâm

Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

Nặn mụn xong nên làm gì để da mịn màng và không tái phát mụn là vấn đề nhức đầu của rất nhiều khách hàng hiện nay. Trước những bối rối và lo lắng đó, Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này trong bài viết dưới đây. I. Chăm

Nặn mụn ẩn có tốt không? Cách phòng ngừa mụn ẩn hiệu quả

Nặn mụn ẩn có tốt không? Cách phòng ngừa mụn ẩn hiệu quả

Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

Mụn ẩn xuất hiện trên bề mặt khiến làn da sần sùi, thô ráp gây cảm giác khó chịu. Do đó, nhiều chị em băn khoăn nặn mụn ẩn có tốt không? Thực tế nặn mụn ẩn sai cách có thể biến  chúng thành mụn viêm sưng. Do đó, bài viết dưới đây sẽ chia

icon