Mụn nang dưới da và quy trình chăm sóc của bác sĩ da liễu

Mụn nang dưới da là được xếp vào loại mụn ác tính khó điều trị dứt điểm và thường để lại sẹo nặng. Chỉ khi hiểu đúng về mụn nang và có cách chăm sóc đúng cách mới có thể cải thiện mụn hiệu quả.

I- Dấu hiệu nhận biết mụn nang dưới da

Mụn nang nằm sâu dưới da xuất hiện dưới dạng u cục, sưng to trên bề mặt da và thường có màu đỏ. Những nốt mụn này dễ dàng nhận biết bởi đặc điểm như:

– Mụn có kích thước lớn nổi rõ trên bề mặt da ở dạng u lớn kèm theo cảm giác đau đớn và khó chịu.

– Chúng phát triển riêng rẽ hoặc mọc thành cụm liền kề.

– Bên trong nang mụn có mủ hoặc không. Những nốt mụn chứa mủ bên trong thường nhiều vi khuẩn, dịch nhầy, chất bã.

– Ban đầu mụn viêm nang cứng và khó vỡ hơn so với mụn mủ bình thường.

– Thời gian trôi qua, mụn mềm hơn khi sờ vào sẽ có cảm giác bên trong mềm và lỏng. Lúc này mụn dễ bị vỡ, viêm nhiễm nếu cạy hoặc nặn mụn.

Mụn nang nổi rõ trên bề mặt với da màu đỏ bao quanh

Mụn nang nổi rõ trên bề mặt với da màu đỏ bao quanh

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

II- Nguyên nhân gây ra mụn nang ở dưới da

Sự xáo trộn tiết nhờn của cơ thể và lỗ chân lông bít tắc không thể giải phóng là nguyên nhân chính gây ra mụn nang cứng dưới da. Ngoài ra, nốt mụn cứng hình thành do nguyên nhân sau:

– Nếu cả bố và mẹ đã từng bị mụn nang thì khả năng cao bạn cũng có nguy cơ gặp tình trạng này.

– Thời tiết hanh khô, nóng ẩm cũng là tác nhân khiến bã nhờn tiết ra nhiều. Làn da dễ sinh ra mụn hoặc khiến mụn thêm trầm trọng.

– Thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, hóa chất,… thì nguy cơ bị mụn rất cao.

– Chế độ ăn nhiều sữa tách béo, thực phẩm nhiều carbohydrate, chất kích thích… sẽ gây ra tình trạng mụn mang khiến chúng thêm nghiêm trọng hơn.

– Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như: thức khuya, căng thẳng, âu lo… sẽ làm kích thích sản sinh ra chất gây ra mụn.

– Một số người mắc các bệnh nội tiết như: cushing, bệnh cường giáp trạng, đa nang buồng trứng… làm tăng mức độ bị mụn nang.

– Những loại thuốc có thành phần corticoid, isoniazid, thuốc nhóm halogen, androgen, lithium… cũng khiến mụn nang hình thành.

– Các bước chăm sóc da thiếu khoa học, chà xát quá mạnh hay sờ tay lên mặt, mỹ phẩm sử dụng kém chất lượng… Những điều đó gây tổn thương da tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra mụn.

Mụn hình thành do vi khuẩn hoạt động tại lỗ chân lông bị bít tắc

Mụn hình thành do vi khuẩn hoạt động tại lỗ chân lông bị bít tắc

III- Mụn nang có nguy hiểm hay không?

Mụn nang là loại mụn nguy hiểm đến sức khỏe nếu không nhận biết sớm và điều trị đúng cách. Chúng hình thành dựa trên cơ chế viêm nang lông, phần nhiễm trùng khi bị vỡ ra sẽ lan đến tầng trung bì của da. Tình trạng mụn kéo dài sẽ làm cho làn da bị tổn thương nghiêm trọng và viêm nhiễm trầm trọng hơn.

Muốn điều trị triệt để tình trạng mụn nang, hãy tìm đến bác sĩ da liễu thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp để sớm lấy lại làn da mịn màng.

IV- Mụn nang không điều trị đúng cách gây ra hậu quả như thế nào?

Nếu không chữa trị đúng cách, mụn nang dưới da sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:

– Mụn tiến triển nặng: Thực tế mụn cứng dưới da là thể mụn viêm nhiễm nặng nếu chữa trị không đúng cách sẽ khiến mụn sưng to đau nhức và khó chịu.

– Áp xe: Mụn chẳng may bị vỡ ra lại không được điều trị kịp thời sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập dẫn gây ra nhiễm trùng dẫn đến áp xe.

– Sẹo rỗ hình thành: Mụn nang càng để lâu sẽ gây tổn thương đến cấu trúc da và làm tăng nguy cơ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ mất thẩm mỹ. Đây là lý do bác sĩ da liễu đưa ra lời khuyên điều trị càng sớm càng tốt.

– Tốn chi phí và mất thời gian điều trị: Mụn về bản chất là mãn tính hoàn toàn có thể tái phát nếu chăm sóc không đúng cách. Đặc biệt, khi sẹo hình thành thì chi phí điều trị rất lớn khó mà phục hồi như ban đầu.

– Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống: Người bị mụn u nang sẽ luôn cảm thấy căng thẳng, tự ti. Những nốt mụn nổi rõ trên bề mặt làm ảnh hưởng đến giao tiếp, học tập và cuộc sống hàng ngày.

Nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến mụn lây lan rộng và nhiễm trùng da

Nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến mụn lây lan rộng và nhiễm trùng da

V- Quy trình chăm sóc da bị mụn nang dưới da của bác sĩ da liễu

Bác sĩ da liễu cho biết, tuân thủ đúng các bước skincare tại nhà vô cùng quan trọng giúp đẩy nhanh hiệu quá trình điều trị mụn nang. Khi bạn thực hiện các bước dưỡng da khoa học sẽ củng cố hàng rào bảo vệ da, ức chế vi khuẩn gây mụn và giúp lỗ chân lông thông thoáng, cải thiện mụn nang.

1/ Tối giản quy trình làm sạch

Muốn giảm mụn nang hiệu quả nên tối giản quy trình làm sạch với các bước sau:

– Tẩy trang da vào buổi tối và rửa mặt 2 lần/ ngày bằng các sản phẩm dịu nhẹ giúp da thông thoáng.

– Thoa các sản phẩm đặc trị mụn phù hợp với làn da. Tốt nhất nên sử dụng sản phẩm được bác sĩ da liễu chỉ định và duy trì trong thời gian dài.

– Dưỡng ẩm hàng ngày với những sản phẩm chứa thành phần kháng viêm và làm dịu da. Hãy chọn kem dưỡng có kết cấu mỏng nhẹ, dễ thẩm thấu để không làm lỗ chân lông bít tắc. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng bởi mụn nang nhạy cảm rất dễ bị kích ứng.

– Chống nắng hàng ngày, chọn những loại kem chống nắng dành riêng cho da mụn với chỉ số SPF 30++ trở lên. Bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 tiếng để hiệu quả chống nắng tốt hơn.

2/ Lựa chọn sản phẩm riêng biệt dành cho mụn nang dưới da

Tránh xa những sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần gây mụn làm bít tắc lỗ chân lông, làm kích ứng da như:

– Không sử dụng các sản phẩm chứa nhiều dầu như: dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu oliu, tinh dầu quả bơ, dầu khoáng… Những thành phần đó sẽ làm bít tắc lỗ chân lông tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn hoạt động.

– Tránh những mỹ phẩm có hương liệu tạo màu, tạo mùi có khả năng kích ứng da và làm tăng độ nhạy cảm của làn da khiến mụn hình thành.

– Mỹ phẩm có thành phần sáp ong, acid béo, cồn béo… làm mềm da sẽ gây bóng nhờn, kích thích nhân mụn nên cần bỏ qua.

Nên lựa chọn kỹ càng và chỉ sử dụng sản phẩm rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ

Nên lựa chọn kỹ càng và chỉ sử dụng sản phẩm rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ TRỊ MỤN UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

3/ Điều trị mụn từ bên trong qua thói quen ăn uống

Việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống cũng giúp cải thiện tình trạng mụn nang. Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn những thực phẩm sau:

– Bổ sung trong chế độ ăn uống các thực phẩm chứa omega – 3 có trong các loại cá, hạt óc chó, hạt lanh… Bên cạnh đó ăn nhiều các loại rau quả có màu xanh để bổ sung vitamin C để cải thiện tình trạng mụn nang.

– Uống đủ 2 lít nước/ ngày để cung cấp đủ ẩm cho da.

– Loại bỏ những món ăn từ sữa, thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, đồ uống chứa caffeine, món cay nóng, dầu mỡ. Những món đó đều kích thích tuyến bã nhờn hoạt động làm cho mụn càng sưng viêm nặng hơn.

– Ngủ đủ 8h/ ngày, không thức quá khuya để làn da có thời gian nghỉ ngơi. Bên cạnh đó hạn chế căng thẳng nên luyện tập thể thao nhẹ nhàng để điều hòa nội tiết tố.

– Vệ sinh sạch sẽ những vật dụng cá nhân như: mắt kính, vỏ chăn, vỏ gối để những vi khuẩn không tiếp xúc với da.

– Bỏ thói quen sờ tay lên mặt, cạy, nặn mụn nang bởi những điều đó sẽ làm tổn thương bề mặt da khiến vi khuẩn lây lan và khó điều trị hơn.

Việc thay đổi thói quen chăm sóc da khoa học, ăn uống sinh hoạt điều độ không làm mụn nang hết tức thì. Tuy nhiên, đây là yếu tố bổ trợ giúp cải thiện tình trạng mụn nang trên mặt.

Mụn nang dưới da làm cho nhiều người khổ sở bởi loại mụn này khó điều trị dứt điểm lại để lại sẹo thâm. Do đó, khi phát hiện ra những nốt mụn nên tìm đến bác sĩ da liễu điều trị kịp thời. Bên cạnh đó đừng quên vệ sinh da mặt sạch sẽ và thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh mụn hiệu quả.

0 / 5. (Bình trọn) 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Nguồn tham khảo

NBC News: “How to treat cystic acne, according to dermatologists”
healthline: “What Is Cystic Acne and How Is It Treated?”
Web MD: “Cystic Acne”

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Mụn nang
    Cách điều trị mụn nang không nhân hiệu quả của bác sĩ da liễu

    Cách điều trị mụn nang không nhân hiệu quả của bác sĩ da liễu

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mặc dù mụn nang không nhân không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Nó khiến cho người bị cảm thấy bối rối, không tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Do đó, khi phát hiện mụn nang cần có hướng điều trị và chăm sóc đúng cách.

    1 Liệu trình trị mụn nang là bao nhiêu tiền? Trị mụn Kangnam

    1 Liệu trình trị mụn nang là bao nhiêu tiền? Trị mụn Kangnam

    Cập nhật: 01/04/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn nang là vấn đề ra liễu gây ra nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến ngoại hình của người mắc phải. Đối diện với tình trạng này, nhiều người tìm kiếm giải pháp trị mụn với mong muốn có được làn da khỏe đẹp. Tuy nhiên, một trong các câu hỏi được nhiều người

    Mụn nang có tự hết không? Cơ chế hình thành và liệu pháp điều trị

    Mụn nang có tự hết không? Cơ chế hình thành và liệu pháp điều trị

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Gặp phải tình trạng mụn nang khiến nhiều người lo lắng, không biết liệu mụn nang có tự hết không, làm thế nào để điều trị mụn an toàn, hiệu quả và không để lại sẹo. Đây là loại mụn viêm phức tạp, nếu không điều trị sớm có thể tiến triển thành các ổ

    Mụn nang: Dấu hiệu – Nguyên nhân và phương pháp điều trị!

    Mụn nang: Dấu hiệu – Nguyên nhân và phương pháp điều trị!

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Những nốt mụn nang sưng tấy, gây đau nhức và làm giảm tính thẩm mỹ là điều ám ảnh với những người mắc phải. Mụn nang chứa nhiều vi khuẩn, nếu không chăm sóc cẩn thận có thể gây viêm nhiễm, để lại vết thâm. Trong bài viết này, Kangnam sẽ chia sẻ chi tiết

    Mụn nang có nên nặn không? 5 bước xử lý đúng cách

    Mụn nang có nên nặn không? 5 bước xử lý đúng cách

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Nếu bạn đang đối mặt với vấn đề mụn nang có nên nặn không, hãy cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định nặn. Mụn nang chứa nhiều vi khuẩn, nặn không đúng cách dễ gây viêm nhiễm, để lại vết thâm. Hãy tham khảo tư vấn từ bác sĩ nếu cần để có cách

    Mụn nang ở đầu gối: Cách phòng ngừa và xử lý hiệu quả

    Mụn nang ở đầu gối: Cách phòng ngừa và xử lý hiệu quả

    Cập nhật: 24/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn nang ở đầu gối là vấn đề khiến nhiều người cảm thấy khó khăn khi diện trang phục ngắn, hở. Bài viết này sẽ khám phá nguyên nhân gây mụn nang, những triệu chứng đáng chú ý và cách điều trị hiệu quả, giúp làn da mềm mịn và không có bất cứ dấu

    Call
    Zalo