Mụn cóc có tự rụng không? Bí quyết loại bỏ mụn cóc nhanh

Mụn cóc có thể mọc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Nhiều người băn khoăn không biết mụn cóc có tự rụng không? Thông thường, một số loại mụn có sẽ tự rụng sau một thời gian mà không cần điều trị. Để biết cụ thể mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

I – Mụn cóc có tự rụng không?

Mụn cóc có tự rụng không? Thực tế mụn có có thể rụng, theo thống kê khoảng 25% mụn cóc tự rụng sau 3 – 6 tháng. Tuy nhiên, 65% còn lại mụn cóc có thể mất đến vài năm để biến mất hoàn toàn nếu không có biện pháp điều trị. Hơn nữa, virus mụn cóc có thể lây lan sang các vị trí khác, dẫn đến cơ thể xuất hiện nhiều mụn hơn. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên thăm khám sớm khi cơ thể hình thành mụn cóc.

Mụn có có tự rụng không? Có thể nhưng mất nhiều thời gian

Mụn có có tự rụng không? Có thể nhưng mất nhiều thời gian

Xem thêm: Mụn cóc gây đau nhức, cách điều trị và những lưu ý quan trọng

II – Mụn cóc có gây ngứa không?

Mụn cóc có gây ngứa vì mụn thường do virus HPV gây nên đây là một loại virus gây u nhú ở người, lây lan qua nhiều con đường khác nhau.

Khi xâm nhập vào da thông qua vết thương hở, gây cho tác tế bào phát triển quá mức hình thành các nốt sần sùi trên da. Khi các nốt mụn cóc bị kích ứng nên thường gây ngứa.

III – Tổng hợp những cách điều trị khiến mụn cóc rụng

Điều trị mụn cóc là càng sớm càng tốt là cách ngăn ngừa virus lây lan sang các khu vực khác. Bạn có thể tham khảo một số cách như: phương pháp dân gian, điều trị bằng thuốc Tây y, áp dụng ngoại khoa.

1 – Phương pháp trị mụn có tự dân gian

Sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên gồm: quả sung, tỏi lá tía tô, nha đam, giấm táo….

1.1 – Quả sung

Trong Đông Y, sung có công dụng giải độc, làm sạch đường ruột và tăng cường hệ tiêu hoá….Vì quả sung chứa hàm lượng chất chống oxy hoá cao, có khả năng kháng virus, làm xẹp các nốt mụn cóc và chống nhiễm trùng.

Hướng dẫn cách sử dụng:

Bước 1: Chuẩn bị sung tươi nhiêu mủ, cắt đôi để lấy nhựa.

Bước 2: Bạn bôi trực tiếp nhựa sung lên các nốt mụn cóc.

Bước 3: Giữ nguyên trong 30 – 45 phút và áp dụng mỗi ngày.

Nên hạn chế tiếp xúc vùng da mụn cóc với ánh nắng mặt trời.

Chữa mụn cóc bằng quả sung

Chữa mụn cóc bằng quả sung

1.2 – Dùng tỏi

Tỏi có chứa hàm lượng allicin lớn như một chất kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt virus cao và không ảnh hưởng đến sự phát triển của các lợi khuẩn. Bạn có thể thực hiện theo cách sau.

– Bước 1: Chuẩn bị 1 vài tép tỏi giã nát chắt lấy nước cốt.

– Bước 2: Lau sạch vùng da bị mụn cóc.

– Bước 3: Nước cốt tỏi trộn cùng 1 thìa cafe mật ong thành hỗn hợp đồng nhất.

– Bước 4: Sau 10 – 15 phút rửa lại với nước ấm.

Ngoài ra, bạn có thể dùng tỏi tươi cắt lát mỏng rồi chà nhẹ nhàng lên vùng da bị mụn cóc trong 5 – 10 phút. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần.

1.3 – Sử dụng lá tía tô

Lá tía tô chứa hoạt chất Limonene và Perillaldehyde có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của virus. Để điều trị mụn cóc bạn có thể thực hiện theo cách sau:

– Bước 1: Chuẩn bị một vài lá tía tô, rửa sạch và đem giã nát.

– Bước 2: Đắp lá tía tô đã giã lên các nốt mụn và dụng băng gạc buộc cố định lại. Ngoài ra, bạn nên thực hiện cách này vào buổi tối để tránh xê dịch vùng da đắp.

– Bước 3: Tháo băng vào sáng hôm sau rồi dùng nước sạch để rửa.

Hiệu quả sau vài tuần các nốt mụn teo dần, tự rụng và biến mất hoàn toàn.

Dùng lá tía tô làm rụng mụn cóc

Dùng lá tía tô làm rụng mụn cóc

Xem thêm: Điều trị mụn cóc bằng laser là gì? Có hiệu quả không

1.4 – Nha đam

Nha đam là một trong những nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong làm đẹp. Bởi nha đam giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất. Đồng thời, còn chứa glycoprotein có công dụng làm lành vùng da tổn thương, chống viêm, giảm kích ứng. Ngoài ra, còn thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng. Kiên trì sử dụng nha đam trong thời gian để trị mụn cóc.

Hướng dẫn cách sử dụng:

– Bước 1: Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi, gọt bỏ vỏ giữ lại phần gel.

– Bước 2: Rửa sạch vùng da mụn rồi bôi gel nha đam lên và đóng băng lại trong 2 – 3 tiếng. Áp dụng mỗi ngày 2 lần.

Ngoài ra, bạn có thể dùng nha đam nấu nước uống hàng ngày. Dùng liên tục để nâng cao đề kháng và nhanh đẩy lùi virus.

Lưu ý: Cách này không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Đồng thời, không dùng nha đam khi bị tiêu chảy vì nguyên liệu này có công dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa.

1.5 – Giấm táo

Giấm táo cũng là cách điều trị mụn cóc. Theo đó, bạn dùng giấm táo pha loãng với nước. Bởi vì, giấm táo chứa nhiều acid malic, acid lactic, acid salicylic,…có công dụng bào mòn các nốt mụn cóc, ngăn ngừa sự phát triển của virus.

Tuy nhiên, acid trong giấm có thể bị kích ứng hoặc gây bỏng.Vì vậy, bạn hãy pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 2:1. Tiếp theo, dùng bông y tế hoặc bông tẩy trang thấm dung dịch giấm táo thoa lên các nốt mụn. Sau đó, băng kín trong vòng 3 – 4 tiếng rồi tháo ra. Để đạt hiệu quả nhanh nhất, bạn nên thoa giấm táo mỗi ngày. Với trường hợp vùng da có vết thương hở, tuyệt đối không áp dụng cách này.

Giấm táo phương pháp trị mụn cóc hiệu quả

Giấm táo phương pháp trị mụn cóc hiệu quả

2 – Điều trị mụn có bằng thuốc Tây y

Bên cạnh cách điều trị mụn cóc bằng dân gian, bạn có thể tham khảo cách trị bằng thuốc Tây. Tuy nhiên, cần có chỉ định của bác sĩ, sử dụng những loại thuốc phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Một số loại thuốc chữa mụn cóc như: Cantharidin, Acid Salicylic….

– Cantharidin: Với khả năng làm hoại tử lớp thượng bì và làm rụng các nốt mụn cóc. Cantharidin được bác sĩ da liễu chỉ định trong khoảng 3 – 4 tuần. Bên cạnh đó, Acid trichloracetic 80% cũng có công dụng hoại tử da, nên bạn có thể thoa thuốc 4 lần mỗi tuần cho khi mụn hết sạch. Ngoài ra, để tránh tác dụng phụ không mong muốn hoặc để lại sẹo xấu, bạn nên chú ý không bôi thuốc lên niêm mạc, vùng da lành, khu vực gần mắt hay cơ quan sinh dục….

– Acid Salicylic: Acid Salicylic có nồng độ 5 – 40% có tác dụng làm bong lớp sừng trên da, dần dần làm mỏng và rụng các nốt mụn. Trong quá trình điều trị, bạn nên bôi trực tiếp lên vùng da mụn. Tuyệt đối không thoa lên vùng da lành, mụn ruột, niêm mạc hay nốt sùi mào gà. Bên cạnh đó, nếu thuốc dây vào mắt bạn cần phải rửa sạch với nước trong 15 phút. Cuối cùng, nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Thuốc Tây y trị mụn cóc

Thuốc Tây y trị mụn cóc

Xem thêm: Mụn cóc ở bụng: Hình ảnh nhận biết và cách chữa trị

3 – Trị mụn cóc bằng thủ thuật ngoại khoa

Tại cơ sở y tế bạn thường áp dụng các phương pháp ngoại khoa như: đốt điện, áp lạnh, tiểu phẫu….

– Đốt điện: Đây là cách điều trị dùng dòng điện cao tần để lấy nhân và tiêu diệt mụn cóc tận gốc. Phương pháp này phù hợp với mụn cóc có kích thước dưới 1cm. Bác sĩ sẽ khoét sâu dưới vùng da mụn.

– Áp lạnh: Áp lạnh được điều trị thành nhiều đợt. Mỗi đợt bác sĩ sẽ phun nitơ lỏng vào nốt mụn cóc. Lúc này các nốt phỏng và mụn nước bắt đầu hình thành quanh các nốt mụn. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây đau đớn cho người bệnh. Sau một thời gian, các mô chết của mụn sẽ tự bong tróc. Chính vì vậy, vị trí mụn cóc sẽ khỏi và không gây sẹo.

– Tiểu phẫu: Bác sĩ sẽ chỉ định tiểu phẫu với các nốt mụn ở vị trí bằng có kích thước dưới 2cm. Trước khi loại bỏ mụn, người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ để giảm đau đớn. Vết thương được khâu kín, không gây nhiễm trùng, thời gian phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, mụn vẫn có thể tái phát do nhân mụn và gốc không được lấy håết.

IV – Cách phòng ngừa hình thành mụn cóc

Mụn cóc có xu hướng lây lan nên cần phải áp dụng biện pháp phòng tránh đúng cách để giảm thiểu nguy cơ:

– Vệ sinh tay sạch sẽ mỗi ngày dùng xà phòng rửa tay, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người khác hoặc dùng chung phòng tắm.

– Băng vết thương hở, vết loét để tránh virus xâm nhập.

– Không chạm vào vị trí mụn cóc có thể khiến chúng lây lan rộng.

– Đi ủng hoặc giày khi lội nước hoặc đi dép trong phòng tập thể thao.

– Bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như rau xanh, trái cây.

Trái cây chứa nhiều dưỡng chất

Trái cây chứa nhiều dưỡng chất

Trên đây là những thông tin về “Mụn cóc có tự rụng không”. Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng của mụn cóc hãy chủ động đến các cơ sở y tế để được điều trị sớm nhất.

Nguồn tham khảo

Should You Remove Warts at Home Or Let Them Fall Off

Warts: Types, Causes, Symptoms, Risk Factors And Treatment

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề mụn cóc
    11 Cách điều trị mụn cóc sinh dục hiệu quả cho cả nam và nữ

    11 Cách điều trị mụn cóc sinh dục hiệu quả cho cả nam và nữ

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    11 cách điều trị mụn cóc sinh dục tại nhà bằng tỏi, giấm táo, lá tía tô, tinh dầu tràm trà, trà xanh, các loại rau củ quả, folate và vitamin B12, thay đổi cách sinh hoạt và chế độ ăn, điều trị bằng đốt điện, áp lạnh, tiểu phẫu đều mang lại hiệu quả

    Mụn cóc phẳng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

    Mụn cóc phẳng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn cóc phẳng có thể lây lan nhanh giữa người với người, từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể người bệnh. Đa phần tình trạng này không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh thiếu tự tin. Để hiểu rõ hơn về mụn

    Mụn cóc ở bụng: Hình ảnh nhận biết và cách chữa trị

    Mụn cóc ở bụng: Hình ảnh nhận biết và cách chữa trị

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn cóc ở bụng là một loại u nhú hình thành do virus HPV tác động gây nên. Chúng có thể phát triển, lan sang nhiều vùng khác nhanh chóng khiến da sần sùi, thô ráp. Vậy nguyên nhân do đâu khiến mụn cóc hình thành ở vùng bụng? Điều trị mụn cóc lên ở

    Điều trị Mụn cóc hậu môn: Những điều có thể bạn chưa biết

    Điều trị Mụn cóc hậu môn: Những điều có thể bạn chưa biết

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn cóc hậu môn gây đau đớn, làm cản trở các hoạt động trong đời sống hàng ngày. Mụn cóc tại vị trí này có thể gây ra do vệ sinh cơ thể kém, bị nứt kẽ hậu môn, virus HPV gây nên,….. Để hiểu rõ hơn về mụn cóc mọc tại hậu môn, tham

    Mụn cóc ở lưỡi: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

    Mụn cóc ở lưỡi: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

    Cập nhật: 29/01/2024 - Tác giả: Helen Lê Giang

    Mụn cóc ở lưỡi là dấu hiệu của một bệnh lý do virus HPV gây nên. Loại mụn này khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh như: lở loét miệng, ung thư vòm họng, viêm nhiễm miệng,…Vậy tại sao có mụn cóc mọc ở lưỡi? Bác sĩ da liễu Lê Thị

    Mụn cóc có phải sùi mào gà không? Dấu hiệu phân biệt 

    Mụn cóc có phải sùi mào gà không? Dấu hiệu phân biệt 

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Bạn đã bao giờ tự hỏi mụn cóc có phải sùi mào gà không? Đây cũng là thắc mắc nhiều người gặp phải khi phát hiện ra các vết nổi trên làn da. Hãy cùng tìm hiểu về mụn cóc, sùi mào gà, cách phân biệt và điều trị chúng qua bài viết dưới đây.

    icon