Nguyên nhân gây Mụn ở cổ và cách điều trị dứt điểm, Bác sĩ da liễu cho biết

Những nốt mụn ở cổ là vấn đề thường gặp, ảnh hưởng đến sự tự tin và tâm lý của mỗi người. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, hãy tìm hiểu nguyên nhân gây mụn và các yếu tố góp phần dẫn đến sự xuất hiện của chúng để có cách điều trị hiệu quả.

Mụn mọc ở cổ do nhiều nguyên nhân gây ra như thay đổi hormone, căng thẳng kéo dài, không tẩy da chết, kích ứng da, dị ứng mỹ phẩm, ô nhiễm, … Nắm rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn có cách điều trị hiệu quả và ngăn ngừa tình trạng mụn xuất hiện ở cổ.

I – Nổi mụn ở cổ là bệnh gì?

Nổi mụn ở vùng cổ (1) có thể do kích ứng với mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da, quần áo, tóc, áp xe ở cổ hoặc nhiễm trùng da gây nên. Nốt mụn mọc ở cổ có thể có kích thước và màu sắc đa dạng, tùy vào loại bệnh lý gặp phải.

Hầu hết mụn mọc ở cổ thường có dạng mụn đỏ, mụn ẩn hoặc mụn mủ viêm. Đây là vấn đề thường gặp chủ yếu ở tuổi dậy thì, người có da dầu và do các lỗ chân lông bít tắc bởi tế bào da chết, dầu nhờn, khiến vi khuẩn P. acnes phát triển và gây viêm nhiễm.

Mụn mọc ở cổ cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như môi trường sống, di truyền, chế độ ăn uống và cách chăm sóc da. Tình trạng mụn trên cổ nếu không được cải thiện sớm sẽ dễ ảnh hưởng tiêu cực tới làn da, gây mất thẩm mỹ và khiến da bị sần sùi, ngứa ngáy.

Hầu hết mụn mọc ở cổ thường có dạng mụn đỏ, mụn ẩn hoặc mụn mủ viêm

Hầu hết mụn mọc ở cổ thường có dạng mụn đỏ, mụn ẩn hoặc mụn mủ viêm

II – Các nguyên nhân dẫn tới mụn ở cổ

Sự thay đổi hormone, căng thẳng, stress kéo dài, không tẩy tế bào chết, kích ứng da, dị ứng mỹ phẩm, ô nhiễm môi trường, cọ sát với tóc và quần áo, chế độ ăn không điều độ, tác dụng phụ của thuốc khiến các nốt mụn mọc trên cổ xuất hiện và gây ra nhiều khó chịu.

Dưới đây là các nguyên nhân dẫn tới mụn ở cổ:(2)

1. Sự thay đổi hormone trong cơ thể

Sự biến động hormone, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh, có thể gây tăng sản xuất dầu nhờn trên da, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và góp phần hình thành mụn trứng cá ở cổ.

Hormone có vai trò điều tiết sản xuất dầu nhờn trên da, khi cơ thể trải qua các thay đổi nội tiết tố, sự sản xuất hormone như estrogen hoặc testosterone có thể tăng cao và kích thích tuyến dầu phát triển, gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.

2. Căng thẳng, stress kéo dài

Căng thẳng và stress có thể khiến da bị kích thích tuyến dầu, tăng cường hormone Cortisol và sản xuất nhiều dầu thưa hơn, tăng nguy cơ mụn trứng cá xuất hiện trên vùng cổ.

Khi căng thẳng, mọi người thường có xu hướng bỏ qua việc chăm sóc da hàng ngày, đặc biệt vùng da cổ. Việc bỏ qua quy trình chăm sóc da vùng cổ lâu dài có thể tăng nguy cơ gây mụn.

Stress dài ngày khiến vùng kín ngưa ngáy

Căng thẳng, stress kéo dài

3. Không thường xuyên tẩy tế bào chết

Nếu không loại bỏ tế bào da chết định kỳ, chúng có thể tích tụ trên da, gây tắc nghẽn ở lỗ chân lông và hình thành mụn trứng cá ở cổ.

4. Kích ứng da do các phụ kiện đeo

Sử dụng các phụ kiện đeo cổ như vòng cổ, dây chuyền, choker, có thể tiềm ẩn nguy cơ kích ứng và cọ xát liên tục vào da cổ, dẫn đến da tăng sản xuất dầu Một số người dễ dị ứng với các chất liệu dây chuyền bằng inox, nhựa giả, kim loại giả cũng có thể bị lên mụn ở vùng cổ.

5. Dị ứng mỹ phẩm

Một số các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp như silicone, dầu khoáng hoặc hoặc các thành phần gây dị ứng như parabens, hương liệu, sulfates, … trong sản phẩm mỹ phẩm có thể kích thích mụn phát triển trên vùng da cổ.

6. Ô nhiễm môi trường sống

Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như khói bụi, bụi bẩn hoặc các chất gây kích ứng khác trong môi trường có thể gây kích ứng và tăng nguy cơ mọc mụn ở cổ. Bụi bẩn từ môi trường khi tiếp xúc với dầu thừa, tế bào da chết sẽ khiến lỗ chân lông bít tắc, vi khuẩn P.acnes xâm nhập và hình thành mụn.

7. Do tóc và quần áo cọ xát liên tục

Sự ma sát liên tục từ tóc, quần áo có thể gây kích thích vào da, cản trở quá trình lưu thông tự nhiên của da. Quá trình này lâu dần có thể khiến dầu và tế bào chết kẹt lại trong lỗ chân lông, dẫn đến tắc nghẽn và góp phần khiến mụn ở vùng cổ hình thành, phát triển.

Do tóc và quần áo cọ xát liên tục

Do tóc và quần áo cọ xát liên tục

8. Chế độ ăn uống không điều độ

Ăn uống thiếu cân bằng, thường xuyên tiêu thụ thức ăn nhiều đường (bánh kẹo ngọt, nước ngọt, bánh mì trắng) và chất béo khiến gia tăng insulin trong máu đột ngột. Sự gia tăng insulin làm kích thích tuyến dầu, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và xuất hiện mụn vùng cổ.

9. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như corticoid, steroid, thuốc chứa glucocorticoid, thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, … có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn nguy cơ bị mụn trứng cá ở cổ cũng là một trong những tác dụng phụ thường gặp.

III – Mụn ở cổ có những loại nào?

Bác sĩ da liễu Lê Thị Thủy cho biết, mụn mọc ở cổ xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau như mụn trứng cá mủ viêm, mụn đầu đen, mụn chai, mụn ẩn, mụn kích ứng, … Việc phân loại chính xác các loại mụn rất quan trọng để có cách điều trị phù hợp và hiệu quả.

Dưới đây là những loại mụn thường xuất hiện ở cổ:(3)

Mụn mủ viêm: Các nốt mụn có mủ ở đỉnh, sưng to, đỏ và ngứa ngáy, thường do viêm nhiễm ở nốt mụn gây nên. Mụn mủ xuất hiện khi các lỗ chân lông tắc nghẽn và nhiễm vi khuẩn, bị viêm.

Mụn đầu đen: Mụn đầu đen thường có kích thước nhỏ, có chấm màu đen do tuyến bài tiết dầu trên da bị tắc nghẽn và oxy hóa khi tiếp xúc với không khí.

Mụn chai: Mụn chai xuất hiện dưới dạng nốt mụn đỏ và sưng to nhưng không có mủ, thường do viêm nhiễm dưới sâu lỗ chân lông và dị ứng dưới da. Mụn chai ở cổ rất khó loại bỏ vì không có mủ bên trong, thường sưng đỏ trong thời gian dài và dễ để lại vết thâm.

Mụn ẩn: Mụn ẩn ở cổ là các nốt mụn nằm sâu dưới da, thường gây cảm giác ngứa ngáy và sần sùi khi chạm vào. Nếu không được điều trị đúng cách, mụn ẩn ở cố có thể phát triển thành mụn viêm và để lại sẹo.

Mụn kích ứng: Mụn do kích ứng da ở cổ thường ngứa ngáy, mẩn đỏ và xuất hiện dưới dạng nốt mụn sần li ti. Thường do kích ứng bởi mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da hoặc trang sức không phù hợp.

mụn mọc ở cổ xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau như mụn trứng cá mủ viêm, mụn đầu đen, mụn chai

Mụn mọc ở cổ xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau như mụn trứng cá mủ viêm, mụn đầu đen, mụn chai, …

IV – Cách trị mụn ở cổ hiệu quả

Một số cách trị mụn tại nhà như tẩy da chết thường xuyên, dùng tinh bột nghệ, tinh dầu oải hương, nha đam, trà xanh, bột yến mạch có thể mang lại hiệu quả điều trị mụn tối ưu và tiết kiệm. Trong trường hợp mụn vùng cổ tiến triển nặng, có thể sử dụng các loại thuốc trị mụn, trị mụn bằng laser hoặc trị mụn bằng công nghệ cao tại Kangnam để có kết quả triệt để.

Dưới đây là 10 cách trị mụn mọc ở cổ hiệu quả:(4)

1. Tẩy tế bào chết ở vùng da cổ thường xuyên

Tẩy da chết cho vùng da cổ là biện pháp hiệu quả để giảm mụn trứng cá ở cổ. Các sản phẩm tẩy da chết thường chứa thành phần như enzym, AHA, BHA để loại bỏ da chết và làm sạch sâu lỗ chân lông.

Tẩy tế bào chết giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, loại bỏ tế bào da chết tích tụ, giúp da sáng và mịn màng hơn và làm giảm tình trạng mụn trên cổ. Thực hiện tẩy tế bào chết 1-2 lần mỗi tuần là đủ để giữ cho da cổ sách sẽ và thông thoáng.

2. Sử dụng tinh bột nghệ trị mụn ở cổ

Trong bột nghệ có chứa tinh chất curcumin, là chất chống viêm tự nhiên, giúp giảm sưng đỏ và giảm mụn ở vùng da cổ. Curcumin còn có tác dụng kháng khuẩn, loại bỏ vi khuẩn gây mụn và ngăn chặn mụn lây lan trên bề mặt da.

Ngoài các tính chất chống viêm và kháng khuẩn, curcumin còn có khả năng làm dịu da và giảm kích ứng. Việc áp dụng tinh bột nghệ lên da có thể giúp làm giảm cảm giác ngứa và đau do mụn.

Sử dụng bột nghệ và sữa tươi triệt lông vùng kín

Trong bột nghệ có chứa tinh chất curcumin chống viêm

Cách thực hiện
– Làm sạch vùng da cổ bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ

– Trộn bột nghệ với sữa tươi không đường theo tỷ lệ 3:1

– Thoa hỗn hợp bột nghệ lên vùng da cổ, giữ trong 15-20 phút kết hợp massage nhẹ nhàng rồi rửa sạch lại

3. Dùng tinh dầu oải hương trị mụn ở da cổ

Tinh dầu oải hương có khả năng kháng khuẩn và chống viêm, giúp giảm viêm nhiễm trên da và giảm sưng đỏ cho nốt mụn ở cổ. Vi khuẩn P.acnes là nguyên nhân chính gây mụn trứng cá ở cổ, khả năng kháng khuẩn của tinh dầu oải hương sẽ hỗ trợ kiểm soát mụn trên cổ hiệu quả.

Cách thực hiện
– Thoa vài giọt tinh dầu oải hương lên da cổ sau khi tắm

– Massage nhẹ nhàng trong 5 phút, đặc biệt là vùng cổ có mụn

– Thư giãn với dầu oải hương trong 15 phút trước khi rửa lại với nước sạch

4. Sử dụng nha đam trị mụn ở cổ

Nha đam có chứa các hợp chất làm dịu như aloin và glycoprotein, giúp làm dịu da bị kích ứng và sưng viêm do mụn. Các thành phần trong nha đam như axit salicylic và phytosterols có tính chất kháng viêm, giúp làm giảm sưng tấy và viêm nhiễm trên da. Viêm nhiễm là một trong những nguyên nhân chính gây ra mụn trên cổ.

Mặt nạ rau diếp cá lô hội

Nha đam có chứa các hợp chất làm dịu như aloin và glycoprotein

Cách thực hiện
– Pha gel nha đam với nước cốt chanh với tỷ lệ 2:2

– Vệ sinh vùng da cổ sạch sẽ và bôi gel nha đam chanh lên vùng da cổ đang có mụn

– Để hỗn hợp nha đam trên da 15-20 phút đến khi khô lại thì rửa sạch bằng nước mát.

5. Trị mụn ở cổ bằng trà xanh

Trà xanh chứa các hợp chất chống viêm như polyphenol, catechin và flavonoid, giúp làm giảm sưng viêm bởi các nốt mụn trên cổ. Chất chống oxy hóa trong trà xanh có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn (P. acnes) ở vùng da cổ hiệu quả.

Cách thực hiện
– Ngâm trà xanh túi lọc vào cốc nước sôi trong 5 phút, để nguội

– Nhúng bông gòn vào nước trà xanh, đắp lên vùng da cổ có mụn

– Giữ bông gòn trên da trong 15-20 phút và rửa sạch với nước mát

– Áp dụng hàng ngày để vùng da cổ sạch sẽ, mịn màng và giảm mụn.

6. Trị mụn ở cổ bằng bột yến mạch

Bột yến mạch chứa các hợp chất làm dịu như beta-glucan và avenanthramides, giảm sưng viêm và giảm đau cho nốt mụn mọc ở cổ. Khả năng hấp thụ dầu nhờn và làm sạch sâu lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn của bột yến mạch cũng giúp giảm nguy cơ hình thành mụn trên cổ.

Yến mạch là nguyên liệu giảm cân lý tưởng với khả năng đốt cháy mỡ thừa hiệu quả

Bột yến mạch chứa các hợp chất làm dịu như beta-glucan và avenanthramides

Cách thực hiện
– Cho 1 thìa bột yến mạch vào một bát nước ấm để bột nở và mềm hơn

– Cho thêm sữa tươi không đường và 2-3 giọt chanh vào bát yến mạch

– Vệ sinh sạch sẽ vùng da cổ rồi thoa hỗn hợp yến mạch lên da

– Để bột yến mạch thẩm thấu vào da 15-20 phút và rửa sạch lại.

 

7. Sử dụng các loại thuốc bôi trị mụn ở cổ

Có nhiều loại thuốc bôi trị mụn có thể sử dụng để điều trị các nốt mụn kém thẩm mỹ ở cổ. Dưới đây là các loại thuốc bôi trị mụn trên cổ phổ biến:

Benzac AC: Thành phần chính chứa Benzoyl Peroxide (5% hoặc 10%), có công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên da, loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn và giảm sưng viêm nhanh chóng cho nốt mụn mọc ở cổ.

Acid Salicylic: Chứa Acid Salicylic (thường từ 0.5% đến 2%). Acid Salicylic làm sạch sâu lỗ chân lông bằng cách loại bỏ da chết, ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông gây mụn. Hấp thụ dầu nhờn trên da, giúp làm sạch và kiểm soát dầu trên bề mặt da.

Retin-A: Thành phần chính là Tretinoin (dẫn xuất vitamin A) có công dụng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, giúp làm mịn và làm sáng da. Kiểm soát lượng dầu trên da để ngăn ngừa mụn hiệu quả.

Clindamycin Gel: Đây là loại thuốc kháng sinh có khả năng kháng viêm và giảm kích ứng do mụn. Sản phẩm Clindamycin dạng gel thẩm thấu nhanh vào da, không gây nhờn rít và mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị mụn trứng cá ở cổ.

Finacea: Thành phần chứa Azelaic Acid, giúp giảm sắc tố da và làm mờ vết thâm mụn hiệu quả. Khả năng kháng viêm giúp làm dịu và giảm sưng viêm trên da, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giảm nguy cơ hình thành mụn mới ở cổ.

Sử dụng các loại thuốc bôi trị mụn

Sử dụng các loại thuốc bôi trị mụn

8. Sử dụng thuốc theo toa trị mụn ở cổ

Khi sử dụng thuốc trị mụn ở vùng cổ, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc đường uống trong trường hợp tình trạng mụn nặng. Dưới đây là một số loại thuốc uống phổ biến để trị mụn ở cổ:

Isotretinoin: Isotretinoin có công dụng làm giảm sự hoạt động của tuyến dầu trên da, kiểm soát bài tiết dầu và ngăn chặn tắc nghẽn lỗ chân lông. Thuốc uống Isotretinoin điều trị mụn hiệu quả bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn P.acnes, giảm sưng viêm cho nốt mụn.

Doxycycline: Doxycycline là loại kháng sinh tetracycline, có công dụng kháng vi khuẩn gây mụn và giảm viêm mụn hiệu quả. Tuy nhiên, dùng Doxycycline có thể gây tác dụng phụ như nhạy cảm ánh sáng, tiêu chảy, nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Minocycline: Minocycline cũng là loại kháng sinh tetracycline giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, giảm viêm và đặc trị mụn trứng cá hiệu quả.

Spironolactone: Spironolactone làm giảm sản xuất dầu trên da, giúp kiểm soát bài tiết dầu và ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông, giúp giảm mụn mọc ở cổ. Thuốc trị mụn Spironolactone thường được sử dụng ở nữ giới và cần theo dõi theo chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng thuốc theo toa trị mụn ở cổ

Sử dụng thuốc theo toa trị mụn ở vùng cổ

9. Điều trị mụn ở cổ bằng laser

Trị mụn ở cổ bằng laser là phương pháp hiện đại, mang lại hiệu quả cao trong điều trị mụn. Loại laser được sử dụng để trị mụn mọc ở cổ thường có khả năng làm sạch lỗ chân lông, giảm vi khuẩn và giảm sưng viêm hiệu quả.

Dưới đây là các loại laser phổ biến dùng để điều trị mụn;

Laser Co2: Tia laser Co2 được sử dụng để làm sạch lỗ chân lông và giảm sự sản xuất dầu thừa trên da, kích thích da tái tạo collagen. Laser Co2 cũng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá ở cổ và giảm sưng viêm hiệu quả, điều trị mụn tận gốc.

Laser Nd:YAG: Laser Nd:YAG được sử dụng bằng cách chiếu ánh sáng laser vào các vùng bị mụn như vùng da cổ, làm sạch sâu lỗ chân lông và kích thích làn da tự tái tạo lại. Tia laser Nd:YAG có khả năng làm sạch sâu lỗ chân lông và giảm thiểu vi khuẩn gây mụn.

Các phương pháp trị mụn bằng laser thường mang đến kết quả nhanh chóng, lâu dài, ít tác dụng phụ và đặc biệt không gây đau trong quá trình điều trị. Tia laser thường không xâm nhập sâu vào da nên sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng da và giúp da nhanh hồi phục.

Điều trị mụn ở cổ bằng laser

Điều trị mụn ở cổ bằng laser

10. Điều trị mụn ở cổ tại Viện thẩm mỹ Kangnam

Viện thẩm mỹ Kangnam là địa chỉ chuyên điều trị các loại mụn mọc trên cổ hiệu quả bằng công nghệ Trị mụn Acnes Plus, kết hợp I Peeling với ánh sáng New E light để giảm vi khuẩn trên bề mặt da, điều tiết tuyến bã nhờn và phục hồi tổn thương do mụn gây ra.

Kangnam có kỹ thuật viên xử lý nhân mụn hiệu quả, không để lại thâm trên da

Kangnam có kỹ thuật viên xử lý nhân mụn hiệu quả, không để lại thâm trên da

– I Peeling có khả năng loại bỏ bụi bẩn, tạp chất tích tụ trong nang lông, giúp làm săn chắc và se khít lỗ chân lông, giảm nguy cơ tái phát mụn.

– Ánh sáng New E light có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và hỗ trợ tái tạo da phục hồi sau mụn.

Quy trình trị mụn tại Kangnam được cá nhân hóa theo tình trạng mụn của khách hàng, giúp trị mụn tận gốc và ngăn chặn nguy cơ tái phát. Sau mỗi buổi điều trị, bác sĩ da liễu tại Kangnam sẽ hướng dẫn cách chăm sóc hiệu quả để đảm bảo đạt hiệu quả cao, tránh mụn tái phát.

Hết sạch mụn mủ, mụn viêm sau 2 buổi

Hết sạch mụn mủ, mụn viêm sau 2 buổi

V – Các phương pháp ngăn ngừa mụn nổi ở cổ

Thường xuyên làm sạch vùng cổ, không nặn mụn khi chưa chín, chăm sóc vùng da cổ đúng cách, có chế độ ăn điều độ để giảm mụn xuất hiện và phát triển ở vùng cổ hiệu quả. Dưới đây là 4 phương pháp ngăn ngừa mụn nổi ở cổ:

1. Thường xuyên làm sạch vùng da cổ

Chọn sữa rửa mặt hoặc sữa tắm dịu nhẹ, không chứa hóa chất để làm sạch vùng da cổ mỗi ngày. Sai khi vận động ra nhiều mồ hôi như tập gym, chạy bộ, hãy tắm sạch để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa trên da vùng cổ, ngăn ngừa mụn hình thành.

2. Không nặn mụn ở cổ khi mụn chưa chín

Việc nặn mụn khi chưa chín có thể gây tổn thương và lây nhiễm, dẫn đến tình trạng viêm nang lông, sẹo ở cổ. Hãy sử dụng kem hoặc gel giảm sưng mụn, chứa thành phần như: Benzoyl Peroxide, Acid Salicylic, Retinoids, Azelaic Acid Để giúp mụn nhanh gom cồi, giảm sưng tấy và dễ loại bỏ hơn.

Không nặn mụn ở cổ khi mụn chưa chín

Không nặn mụn ở cổ khi mụn chưa chín

3. Chăm sóc da vùng cổ đúng cách

Chăm sóc da vùng cổ là một phần quan trọng trong việc duy trì làn da khỏe mạnh và ngăn ngừa mụn. Dưới đây là cách chăm sóc da vùng cổ đúng đắn:

– Chọn sản phẩm làm sạch da không chứa hóa chất tẩy rửa mạnh, không cồn, không paraben và hương liệu để tránh làm khô da

– Vệ sinh da vào buổi sáng và tối để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi và dầu thừa.

– Thoa kem dưỡng ẩm lên da sau khi làm sách để giữ cho da cổ có đủ độ ẩm.

– Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài để bảo vệ da cổ khỏi tác hại từ ánh nắng mặt trời.

– Tránh sử dụng quần áo và phụ kiện làm từ chất liệu gây kích ứng da như len, hay trang sức bằng kim loại gỉ sét.

4. Chế độ ăn uống điều độ

Chế độ ăn uống có thể phòng tránh mụn mọc ở cổ và giữ cho làn da săn chắc, sáng mịn. Dưới đây là lời khuyên về chế độ ăn uống giúp giảm mụn mọc ở cổ:

– Tránh tiêu thụ đường và thực phẩm chứa glycemic cao như bánh mì trắng, bánh ngọt, khoai tây, vì có thể khiến da tăng sản xuất dầu, gây viêm nang lông, mụn nhọt.

– Tránh các chất kích thích như cafein, bia, rượu, vì có thể gia tăng tiết bã dầu, gây mụn trên da cổ.

– Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, lúa mạch, yến mạch, hạt chia giúp cung cấp chất xơ và làm giảm sự biến động hormone.

– Thịt gà, cá và các loại đậu hạt là các nguồn chất đạm có lợi cho sức khỏe da, giúp tái tạo tế bào da và kiểm soát sự sản xuất dầu.

– Rau xanh và trái cây giàu vitamin và chất chống oxy hóa giúp làm sạch cơ thể từ bên trong và cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho làn da khỏe mạnh.

– Uống đủ nước để giữ cho da được cân bằng độ ẩm từ bên trong.

– Thay thế nước ngọt bằng nước lọc, trà xanh hoặc nước ép trái cây tự nhiên để giảm lượng đường tiêu thụ.

– Bổ sung dinh dưỡng từ rau quả, hạt và các thực phẩm giàu vitamin, chất chống oxy hóa.

Hy vọng các thông tin mà Viện thẩm mỹ Kangnam cung cấp giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề mụn ở cổ và có bước chăm sóc da hiệu quả. Hãy luôn chăm sóc và yêu thương làn da của mình, ngay cả vùng da cổ, để sở hữu làn da khỏe mạnh và rạng rỡ.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề các loại mụn
    Phân biệt các loại mụn thường gặp và cách điều trị hiệu quả

    Phân biệt các loại mụn thường gặp và cách điều trị hiệu quả

    Cập nhật: 22/04/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn là nỗi ám ảnh của tất cả mọi người. Tuy nhiên, không phải mụn nào cũng giống nhau. Vậy có bao nhiêu loại mụn? Việc phân biệt các loại mụn sẽ có cách điều trị phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất. Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

    Mụn ở thái dương do đâu – có nguy hiểm không, Bác sĩ Thủy Lê giải đáp

    Mụn ở thái dương do đâu – có nguy hiểm không, Bác sĩ Thủy Lê giải đáp

    Cập nhật: 25/04/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Rất nhiều người gặp tình trạng mụn ở thái dương nhưng không rõ nguyên nhân do đâu. Thái dương cũng là vị trí khó chăm sóc khiến tình trạng mụn trở nên dai dẳng, kéo dài không dứt và dễ tái phát nhiều lần. Cùng Thẩm mỹ viện Kangnam tìm hiểu về vấn đề mụn

    Nổi mụn ở tay không ngứa có nguy hiểm không – lưu ý quan trọng

    Nổi mụn ở tay không ngứa có nguy hiểm không – lưu ý quan trọng

    Cập nhật: 26/04/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Hiện nay do nhiều yếu tố tác động nên các bệnh lý về da đã trở nên phổ biến, điển hình là tình trạng nổi mụn ở tay không ngứa. Vậy đây là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm hay không và cách điều trị như thế nào? I – Các dấu hiệu

    Uống nước mía có nổi mụn không? Lưu ý cần biết để có làn da đẹp

    Uống nước mía có nổi mụn không? Lưu ý cần biết để có làn da đẹp

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Uống nước mía có nổi mụn không? là một câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi nhắc đến thói quen uống nước mía hàng ngày. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sự thật đằng sau những tin đồ về việc uống nước mía gây mụn, đồng thời có cái nhìn rõ

    Mụn bị chai là gì? cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

    Mụn bị chai là gì? cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn bị chai là tình trạng da thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là trong tuổi dậy thì và trưởng thành. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng các nốt mụn chai sần có thể gây ra tâm lý tự ti và khó chịu đối với người bị. Do đó, nhiều người

    Mặt nổi mẩn đỏ như mụn và thói quen chăm sóc da sai cách

    Mặt nổi mẩn đỏ như mụn và thói quen chăm sóc da sai cách

    Cập nhật: 24/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mặt nổi mẩn đỏ như mụn có thể do vệ sinh da không sạch sẽ, dị ứng, mắc bệnh lý ngoài da hoặc viêm da tiết bã. Mặt sần sùi và mẩn đỏ xuất hiện khá phổ biến ở nhiều người, thường đi kèm với cảm giác nóng rát hoặc ngứa ngáy trên da, khiến

    Call
    Zalo