Hở hàm ếch là gì? Nguyên nhân dẫn đến hở hàm ở trẻ nhỏ

Hở hàm ếch là vấn đề dị tật bẩn sinh có tỷ lệ cao nhất, do môi hay vòm miệng thai nhi không phát triển bình thường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất phức tạp, có thể do di truyền hoặc tác động từ yếu tố bên ngoài. Dưới đây là thông tin chi tiết về dị tật hở hàm ở trẻ nhỏ.

I. Hở hàm ếch là gì?

Hở hàm ếch là một trong những vấn đề về dị tật thường thấy ở trẻ nhỏ. Các mô của môi, vòm miệng của thai nhi không phát triển đã gây ra dị tật này. Lúc này, trẻ không có đầy đủ mô miệng, các mô này không thể kết hợp với nhau để tạo thành vòm miệng như bình thường dẫn đến khuyết điểm hàm ếch.

Dị tật hàm ếch ở trẻ em

Dị tật hàm ếch ở trẻ em

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

II. Các vị trí hở hàm ếch thường thấy

4 vị trí hở hàm thường thấy, bao gồm: hở hàm trong, hở hàm một bên, hở hàm hai bên, hở hàm toàn bộ.

1. Hở hàm trong

Hở hàm trong là một dạng dị tật hàm không phổ biến. Đây là tình trạng khe hở xuất hiện ở trong vòm miệng của trẻ, được bao phủ bởi niêm mạc miệng.

Do vùng hở hàm nằm ở bên trong nên khó quan sát, khó phát hiện. Trẻ khi bị hở hàm trong sẽ có các biểu hiện như:

– Trẻ đang gặp các vấn đề về ăn uống, khó nhai, khó nuốt. Các loại đồ ăn lỏng như cháo, súp khi ăn có thể dễ dàng chảy ra ngoài qua đường mũi.

– Giọng mũi, dễ bị nhiễm trùng tai, viêm mũi tái lại nhiều lần.

– Cấu trúc gương mặt không bình thường.

2. Hở hàm một bên

Hở hàm một bên khá phổ biến. Hở hàm một bên có biểu hiện là khe hở chỉ xuất hiện ở một bên vòm miệng, có thể xảy ra ở bên trái hoặc bên phải, thường đi kèm với sứt môi.

Trường hợp này có thể dễ phát hiện bằng mắt thường. Trẻ khi bị hở hàm một bên sẽ gây khó khăn khi ăn uống, dễ bị sặc đồ ăn, tăng nguy cơ nhiễm trùng tai, ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Hở hàm một bên khá phổ biến

Hở hàm một bên khá phổ biến

3. Hở hàm hai bên

Hở hàm 2 bên tương tự như hở hàm một bên nhưng khe hở ở hàm thường xuất hiện đi kèm với tổn thương ở khe môi.

4. Hở hàm ếch toàn bộ

Hở hàm toàn bộ là tình trạng khe lớn ở cả vòm miệng. Trường hợp những trẻ em bị hở hàm toàn bộ thường có biểu hiện khá nặng như: không bú được, ăn uống khó khăn, răng mọc lệch, cung hàm biến dạng, dễ mắc các bệnh hô hấp,…

III. Nguyên nhân dẫn đến hở hàm ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây ra bệnh hở hàm ở trẻ nhỏ rất phức tạp. Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào khẳng định nguyên nhân chính xác của dị tật này. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, có 2 yếu tố liên quan mật thiết đến vấn đề này: tác động từ môi trường và yếu tố di truyền.

Yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị hở hàm. Trong gia đình, những người cận huyết có tiền sử bị hở hàm ếch thì em bé cũng có nguy cơ cao gặp phải dị tật này.

Ngoài ra, tác động từ bên ngoài cũng có thể làm tăng nguy cơ bị hở hàm ở trẻ nhỏ. Ở thai nhi, môi hàm hình thành từ tuần thứ 7, 8 của thai kì. Nếu thời điểm này có yếu tố tác động từ bên không tốt đến người mẹ, có nguy cơ làm tăng khả năng trẻ sinh ra bị hở hàm. Một số tác động có thể làm tăng nguy cơ hở hàm ở trẻ có thể kể đến như:

– Người mẹ bị nhiễm virus cảm cúm, virus Rubella trong thời gian mang thai từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 10 hoặc sử dụng vitamin A liều lượng cao.

– Có chế độ dinh dưỡng không phù hợp, không cung cấp đủ vitamin B6, Vitamin B12,…trong thời kì mang thai.

– Bố hoặc mẹ bị mắc bệnh xã hội: Giang mai, lậu,..không được điều trị triệt để.

– Thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường làm việc độc hại, nhiễm tia phóng xạ, nhiễm hóa chất trong quá trình mang thai.

– Tình trạng sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai không tốt, bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì, tâm lý không ổn định, căng thẳng lo âu kéo dài,….

IV. Hậu quả của hở hàm ếch gây khó khăn cho người bệnh

Hở hàm gây ra rất nhiều bất lợi cho trẻ nhỏ. Trẻ có thể gặp các vấn đề như: Khó khăn trong việc bú mẹ, bị ảnh hưởng thị lực, gặp vấn đề về răng miệng, khó khăn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.

1. Khó bú mẹ

Khi bị hở hàm, vòm miệng bị ảnh hưởng, khiến cho rẻ không thể ngậm ti để bú mẹ. Điều này khiến cho sữa không thể chảy ra được. mặt khác, khe hở vòm miệng có thể làm cho em bé bị sặc sữa lên mũi khi bú.

Khi bị hở hàm, vòm miệng bị ảnh hưởng, khiến cho rẻ không thể ngậm ti để bú mẹ

Khi bị hở hàm, vòm miệng bị ảnh hưởng, khiến cho rẻ không thể ngậm ti để bú mẹ

2. Ảnh hưởng đến thính lực

Thính lực của em bé bị ảnh hưởng do hở hàm dễ gây các bệnh về tai mũi họng. Dịch có thể tích tụ bên trong tai gây nhiễm trùng tai. Tình trạng này kéo dài làm ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.

3. Gặp vấn đề về răng miệng

Răng miệng có thể phát triển không bình thường do trẻ bị hở hàm. Bên cạnh đó, việc hàm không thể ngậm kín được khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây sâu răng, viêm loét ở vòm miệng.

Răng miệng có thể phát triển không bình thường do trẻ bị hở hàm

Răng miệng có thể phát triển không bình thường do trẻ bị hở hàm

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ PHẪU THUẬT HỞ HÀM ẾCH UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

4. Khó khăn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ

Nếu không được chữa trị kịp thời, trẻ sẽ gặp vấn đề về giọng nói bởi hở hàm khiến trẻ không thể nói tròn vành, rõ ràng.

V. Bao giờ nên phẫu thuật hàm ếch cho bé?

Thời gian phù hợp để phẫu thuật vòm miệng là khi bé được 10 đến 12 tháng. Ngoài ra, khi lớn hơn, có thể thực hiện thêm phẫu thuật ghép xương ổ răng, phẫu thuật mũi để cải thiện tính thẩm mỹ cho gương mặt. Trong quá trình thực hiện điều trị, bác sĩ sẽ kết hợp đánh giá chức năng của hàm, khả năng ăn nhai, nói, thính lực của trẻ.

Bao giờ nên phẫu thuật hàm ếch cho bé?

Bao giờ nên phẫu thuật hàm ếch cho bé?

VI. Chăm sóc sức khỏe tinh thần của con nhỏ khi bị hàm ếch

Khi trẻ sinh ra không may bị dị tật hàm ếch, bạn nên hỗ trợ con trong sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho con:

– Đối xử với trẻ như những trẻ em khác để bé cảm nhận được sự thoải mái, dễ dàng hòa nhập với môi trường xung quanh, không có cảm giác tự ti về khuyết điểm của mình.

– Dạy con cách tự tin: Để trẻ được tự lập, được đưa ra quyết định của mình, luôn mỉm cười, hướng dẫn con cách giao tiếp với người khác.

– Quan tâm đến cảm xúc, sức khỏe tinh thần của con, luôn là một người bạn của con để cùng con tâm sự, trò chuyện, thấu hiểu cùng con.

– Thực hiện phẫu thuật chữa hàm ếch cho con càng sớm càng tốt, làm theo chỉ dẫn từ bác sĩ để giúp con phục hồi chức năng và tự tin hơn với ngoại hình của mình.

VII. Cách phòng tránh dị tật sứt môi hở hàm ở thai nhi

Để phòng tránh dị tật sứt môi, hàm ếch ở thai nhi, phụ nữ trước khi mang thai nên sử dụng axit folic mỗi ngày, trước mang thai ít nhất 1 tháng với liều lượng từ 0,4 đến 1mg mỗi ngày. Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm thực phẩm chứa axit folic như rau xanh, các loại hoa quả mọng nước,…

Bên cạnh đó, cha mẹ trước khi mang thai cũng cần chuẩn bị sức khỏe thật tốt:

– Tiêm phòng đầy đủ trước khi có kế hoạch mang thai, nhất là vắc-xin phòng rubella, cúm..

– Luôn giữ tinh thần thoải mái, tập thể dục, đi bộ, tập yoga,…để cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.

– Nên nghỉ dưỡng hợp lý, sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, khám thai định kỳ trong suốt thời gian mang thai.

– Tránh để mẹ bầu tiếp xúc với môi trường có nhiều chất độc hóa học, tia phóng xạ,…

Hở hàm ếch là dị tật phổ biến ở thai nhi. Vì vậy, trước khi mang thai, cần trang bị đầy đủ kiến thức để phòng ngừa trong thời gian mang thai. Bên cạnh đó, nếu phát hiện con bị hở hàm ếch, nên đưa con đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Hở hàm ếch
    Phẫu thuật thẩm mỹ hở hàm ếch hết bao nhiêu? BVTM Kangnam

    Phẫu thuật thẩm mỹ hở hàm ếch hết bao nhiêu? BVTM Kangnam

    Phẫu thuật thẩm mỹ hở hàm ếch hết bao nhiêu để có được khuôn hàm lành lặn và nụ cười rạng rỡ. Mức chi phí cho một ca phẫu thuật hở hàm ếch trên thị trường trung bình khoảng 6.000.000 đến 10.000.000 VNĐ. Tuy nhiên, chi phí tổng thể cho một ca thẩm mỹ hở

    Hở hàm ếch có di truyền không? Tìm hiểu 2 cách chẩn trị và phòng ngừa

    Hở hàm ếch có di truyền không? Tìm hiểu 2 cách chẩn trị và phòng ngừa

    Hở hàm ếch cũng có thể là bệnh di truyền phức hợp do các yếu tố môi trường tác động vào gen. Mẹ bầu có thể chẩn đoán bệnh trong các giai đoạn thai kỳ như 12-14 tuần hoặc 21-24 tuần. Cách điều trị hở môi dứt điểm là thực hiện phẫu thuật chỉnh hình.

    Môi hở hàm ếch là gì? Chẩn đoán và điều trị hiệu quả

    Môi hở hàm ếch là gì? Chẩn đoán và điều trị hiệu quả

    Sứt môi hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh xuất hiện trong thời kỳ bào thai phát triển do nhiều lý do khác nhau. Tình trạng môi bị sứt hở hàm ếch gây ra nhiều khó khăn, từ việc ăn uống, giao tiếp đến tâm lý của trẻ. Siêu âm giúp chẩn đoán

    Hở hàm ếch có ảnh hưởng gì không? Khi nào cần phẫu thuật

    Hở hàm ếch có ảnh hưởng gì không? Khi nào cần phẫu thuật

    Hở hàm ếch có ảnh hưởng gì không khi môi và vòm miệng phát triển không bình thường? Bác sĩ phẫu thuật hàm mặt Annie Lê tại BVTM Kangnam cho biết, hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh gây ra nhiều khó khăn khi ăn uống, vệ sinh răng miệng, giao tiếp và

    Sứt môi hở hàm ếch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Sứt môi hở hàm ếch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Sứt môi hở hàm ếch là một bệnh lý dị tật bẩm sinh. Dị tật này không gây tử vong nhưng lại khiến trẻ bị khó khăn trong ăn uống, giao tiếp và hòa nhập với cộng đồng. Liệu tình trạng hở hàm ếch ở trẻ có thể khắc phục được không? Cùng tìm hiểu

    Hở hàm ếch có phẫu thuật được không? – Những điều cần biết

    Hở hàm ếch có phẫu thuật được không? – Những điều cần biết

    Hở hàm ếch có phẫu thuật được không là thắc mắc khá phổ biến của các bậc phụ huynh có con em đang gặp tình trạng này. Dị tật hở hàm ếch gây ra nhiều khó khăn cho trẻ khi ăn uống, giao tiếp và tâm lý, do đó các bậc cha mẹ cần tìm

    icon