Hạ gò má bao lâu thì hồi phục, đau, sưng giảm và đẹp tự nhiên nhất

Phẫu thuật hạ gò má là một phẫu thuật cắt xương phức tạp, do đó, nếu không thực hiện đúng quy trình và kỹ thuật, có nguy cơ gây đau đớn và ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Trong 3 ngày đầu sau quá trình phẫu thuật, bạn nên chườm lạnh vùng bầm tím và sưng quanh má và trán, đặc biệt nằm xuống với đầu ngẩng lên 45 độ để giảm sưng. Nếu phẫu thuật từ khoang miệng, cần vệ sinh răng miệng tốt để ngăn ngừa nhiễm trùng.

1/ Hạ gò má bao lâu thì lành, hết sưng?

Thông thường, hạ gò má bị sưng nhẹ trong khoảng 2 tuần, mô xương cũng lành lại ổn định hơn. 

2 ngày đầu: Hai má phù nề, mặt hơi biến dạng và đôi khi đau đầu, đau má. Khách hàng phải đeo nẹp để cố định hàm và má.

Từ 1 tuần: Vết rạch bắt đầu khô miệng, mặt vẫn còn sưng nhưng đỡ hơn. Cơn đau âm ỉ kéo dài từ má, cho đến quai hàm và bốc lên đầu. Bạn sẽ thấy ù tai, xuất hiện tình trạng sốt nhẹ và hoa mắt khi vận động.

Từ 2-3 tuần: Vết thương liền miệng và bong vảy. Vùng má hết sưng nhưng sờ vào vẫn thấy hơi đau. Khoảng cách giữa mắt – má – cằm cùng cân đối hơn và thon gọn hơn.

Sau 1-2 tháng: Gương mặt đã bình phục, da và cơ mặt không còn căng cứng. phần xương hõm cũng đã nhô lên. Bạn vẫn nên bảo vệ lưỡng quyền bằng cách đeo khẩu trang và tránh va đập.

Một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Khoa học Y khoa năm 2018 đã đánh giá thời gian phục hồi sau phẫu thuật hạ gò má trên 128 người. Kết quả cho thấy rằng trung bình thời gian để sưng và đau giảm đi một nửa là khoảng 6-7 ngày sau phẫu thuật. Trong khi đó, trung bình thời gian để trở lại hoàn toàn là khoảng 14 ngày sau phẫu thuật.

Hạ gò má sẽ mất tầm 1 - 2 tháng để hồi phục hoàn toàn

Hạ gò má sẽ mất tầm 1 – 2 tháng để hồi phục hoàn toàn

Khách hàng nữ hạ gò má giúp giương mặt hài hòa hơn

Khách hàng nữ hạ gò má giúp gương mặt hài hòa hơn

Hạ gò má chỉnh hàm móm cho khách hàng nữ tại Bệnh viện Kangnam

Hạ gò má chỉnh hàm móm cho khách hàng nữ tại Bệnh viện Kangnam

2/ Gãy xương gò má bao lâu lành?

Các trường hợp bị gãy xương gò má do tai nạn hoặc phẫu thuật thẩm mỹ hỏng sẽ mất 4-6 tuần để lành lại.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học Y khoa năm 2016 đã khảo sát thời gian để gãy xương gò má lành hoàn toàn trên 30 bệnh nhân. Kết quả cho thấy rằng trung bình thời gian để xương gò má lành hoàn toàn là khoảng 8 tuần sau chấn thương.

Thời gian hồi phục của mô xương lưỡng quyền còn tùy thuộc vào phạm vi tổn thương và cơ địa của mỗi khách hàng.

Đặc biệt, nếu bạn không biết cách chăm sóc cẩn thận sau điều trị gãy gò má, thời gian bình phục có thể mất tới 2-3 tháng. Thậm chí khi đó, một số biến chứng có thể xảy ra làm cản trở sự lành thương là: viêm, nhiễm trùng, sưng đau, tê liệt dây thần kinh.

3/ Nứt xương gò má bao lâu lành?

Ở những khách hàng bị nứt xương gò má, thời gian lành lại là từ 3-4 tuần, tùy vào mức độ nặng nhẹ.

Tình trạng xương lưỡng quyền bị rạn hoặc nứt có thể tự hồi phục sau một thời gian. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý xử lý khiến cho tổn thương nặng thêm.

Tốc độ hồi phục của xương gò má sau khi nứt xương gò má cũng chịu ảnh hưởng bởi cơ địa và tuổi tác.

4/ Hạ gò má bao lâu thì được nhai?

Theo chia sẻ từ Dr. Alex Han, khách hàng thực hiện hạ gò má sau khoảng 1 tuần có thể được nhai.

Tuy nhiên, bạn vẫn cần ưu tiên thức ăn mềm, không dùng món quá dai cứng khiến cho các cơ và xương dễ bị chèn ép.

Đối với các loại nước trái cây và sinh tố, bạn nên sử dụng cốc nhỏ để uống hoặc sử dụng ống hút nhằm làm giảm thiểu cơn đau.

Cho tới khi vùng mặt hồi phục 100%, không còn xuất hiện cảm giác khó chịu (1-2 tháng), bạn có thể trở lại khẩu phần ăn như bình thường.

Hạ gò má được nhai sau 7 ngày

Hạ gò má được nhai sau 7 ngày, ăn uống bình thường sau 1-2 tháng

5/ Các yếu tố tác động tới thời gian lành thương sau hạ gò má

Như đã nói ở trên, nguyên nhân hạ gò má bị sưng to dài ngày là do việc bóc tách và can thiệp sâu tới xương và da. Cùng với đó, tình trạng này còn xuất phát từ 3 yếu tố: cơ địa khách hàng, kỹ thuật của bác sĩ và cách chăm sóc của mỗi người.

5.1/ Cơ địa của khách hàng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cơ địa khách hàng quyết định từ 40 – 50% tốc độ lành thương. Điều này được quy định bởi đặc điểm cơ địa và khả năng miễn dịch ở mỗi người.

Về cơ bản, những người có miễn dịch tốt/ thể trạng khỏe mạnh/tốc độ tái tạo da vượt trội sẽ hồi phục nhanh và ít biến chứng hơn. Những người có sức đề kháng kém/ da nhạy cảm/thể lực chưa đạt chuẩn thường lâu khỏi và dễ gặp biến chứng hơn.

Bên cạnh đó, căng thẳng sẽ làm cơ co gồng, hoạt động lưu thông máu kém hiệu quả dẫn đến lưỡng quyền sưng đau, tấy đỏ dài ngày.

Hạ gò má bao lâu thì lành còn phụ thuộc vào cơ địa của khách hàng

Hạ gò má bao lâu thì lành còn phụ thuộc vào cơ địa của khách hàng

5.2/ Kỹ thuật hạ gò má của bác sĩ

Hạ gò má bao lâu thì lành còn do kỹ thuật của bác sĩ. Các bác sĩ có tay nghề tốt sẽ hạn chế được phạm vi giải phẫu, tính toán chính xác tỷ lệ xương gò cần cắt bỏ, tạo nên những đường khâu đẹp mắt, không để lại sẹo.

Ngược lại, với những bác sĩ còn “non tay”, diện tích thương tổn gò má sẽ rộng hơn. Đặc biệt, nếu bác sĩ cắt phải các tuyến thần kinh quan trọng, khách hàng có nguy cơ liệt mặt, sụp mí mắt hoặc tử vong.

Đối với trường hợp tiêm hạ gò má, nếu tiêm quá sâu sẽ khiến mặt khách hàng sưng tấy, đơ cứng và tụ máu bầm. Vì thế, bạn hãy gửi gắm diện mạo của mình cho những bác sĩ thực sự có tâm – có tầm.

Kỹ thuật hạ gò má của bác sĩ

Kỹ thuật hạ gò má của bác sĩ

5.3/ Cách chăm sóc của khách hàng

Chế độ chăm sóc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian phục hồi của gò má. Cụ thể, mọi thứ bạn ăn, cách bạn vệ sinh, cách bạn bảo vệ khuôn mặt đều sẽ tác động đến cơ chế lành thương tự nhiên của cơ thể.

Những sai lầm mà nhiều khách hàng vô tình gặp phải khiến cho gò má lâu lành là:

  • Ăn uống phản khoa học: nạp quá nhiều thực phẩm có hại, kích thích sưng viêm, nhiễm trùng. Há miệng to/nhai nuốt mạnh cũng làm gò má bị áp lực, dễ mất form.
  • Vệ sinh sai cách: bạn không chú ý tới việc làm sạch, miệng vết thương tiếp xúc với vi khuẩn, khói bụi dẫn tới lở loét nghiêm trọng. Chu trình bình phục kéo dài lâu hơn do cơ thể vừa phải kháng viêm, vừa phải tái tạo tế bào gò má.
  • Không bảo vệ mặt: Khách hàng tự tiện tháo băng cố định, rút chỉ thẩm mỹ, để lưỡng quyền chịu nhiều va đập mạnh. Đây là yếu tố khiến gò má tổn thương trực tiếp, sưng phù và rất lâu mới phục hồi.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sau khi phẫu thuật hàm mặt

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sau khi phẫu thuật hàm mặt

6/ Những lưu ý để hết sưng, lành thương nhanh sau hạ gò má

Nhìn chung, sau khi hạ gò má thì phản ứng sưng đau, tấy đỏ là hết sức bình thường. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nhẹ tình trạng này bằng 3 cách là: lựa chọn địa chỉ hạ gò má uy tín, giảm sưng đau theo chỉ định, có chế độ ăn uống khoa học.

6.1/ Lựa chọn địa chỉ hạ gò má uy tín

Một cơ sở “có tâm” sẽ bảo đảm cho bạn ca làm đẹp thành công, má được hạ an toàn, ít sưng và lành thương nhanh chóng.

Hãy tìm ra trung tâm làm đẹp “chân ái” của mình qua các tiêu chí sau:

  • Tới chuyên khoa Hàm – Mặt tại các bệnh viện thẩm mỹ nổi tiếng.
  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và vững chuyên môn.
  • Áp dụng công nghệ hạ lưỡng quyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
  • Cơ sở vật chất sạch đẹp, không gian phẫu thuật vô trùng.
  • Bệnh viện đã từng đảm nhận nhiều trường hợp hạ gò má với tỷ lệ thành công trên 95%.

Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam là một điểm dừng chân uy tín chất lượng để bạn an tâm thực hiện chỉnh gò má. Hàng ngàn tín đồ làm đẹp đã thành công thay đổi chân dung, làm mới diện mạo chỉ sau 1 lần duy nhất.

Kangnam là địa chỉ thẩm mỹ hàm mặt uy tín và an toàn

Kangnam là địa chỉ thẩm mỹ hàm mặt uy tín và an toàn

6.2/ Giảm sưng, đau theo chỉ định

Thuốc giảm sưng/ đau là thứ không thể thiếu sau khi phẫu thuật hạ gò má. Loại thuốc này giúp cơn đau diễn ra nhẹ nhàng, khuôn mặt bớt sưng nề và chống viêm toàn diện.

  • Trong 24 giờ đầu (lúc đau nặng nhất), sử dụng thuốc giảm đau 4 tiếng/lần; tối đa 4 lần/ngày.
  • Uống 2 viên/ngày từ ngày thứ 2; ưu tiên giảm đau dạng sủi, không vị
  • Uống thuốc chống sưng, chống viêm 2 lần/ngày từ ngày thứ 3
  • Tránh uống thuốc giảm đau và chống viêm cùng lúc

Lưu ý: Chỉ uống các dược phẩm có trong đơn kê, nếu bạn muốn dùng thêm thuốc hay thực phẩm chức năng khác cần được sự đồng ý của bác sĩ.

Khi có dấu hiệu buồn nôn, mặt đau dữ dội, tụt huyết áp do lạm dụng thuốc giảm đau, bạn phải bù điện giải hoặc tới ngay bệnh viện để xử lý.

Sử dụng thuốc giảm sưng đau theo chỉ định của bác sĩ

Sử dụng thuốc giảm sưng đau theo chỉ định của bác sĩ

tich

6.3/ Ăn uống đúng cách

Do khu vực lưỡng quyền có liên hệ mật thiết tới bộ nhai (hàm, răng, lưỡi) nên việc ăn uống hậu phẫu phải vô cùng cẩn trọng. Trường hợp ăn uống sai cách, vận động cơ hàm quá mức dễ làm gò má phù nề, xô lệch thậm chí biến dạng.

  • Truyền dịch dinh dưỡng trong 3 ngày đầu vì má – miệng – hàm của bạn đang phải đeo băng gạc cố định.
  • Ăn súp, cháo loãng, uống sữa tươi trong khoảng 1 tuần tiếp theo.
  • Khi cơ miệng bớt đau và có thể thực hiện động tác nhai, bạn được phép ăn cơm (mềm), ngũ cốc và bánh mì lát.
  • Thái nhỏ, hầm nhừ tất cả các nguyên liệu, tuyệt đối không ăn đồ khô, dai, cứng.
  • Giảm lượng mắm/muối xuống 1/3 vì những gia vị này sẽ làm vết thương dễ viêm, sưng nề.
  • Nghiêm cấm các món ăn như: Trứng, bò, cá mè, thịt gia cầm, xôi, rau muống, rượu bia.
  • Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung vitamin bằng nước ép và sinh tố.
Nên ăn cháo loãng và uống sữa tươi trong 1 tuần đầu tiên

Nên ăn cháo loãng và uống sữa tươi trong 1 tuần đầu tiên

7/ Chăm sóc sau phẫu thuật hạ gò má

Sau phẫu thuật hạ gò má, việc chăm sóc đúng cách là rất quan trọng để giảm thiểu đau và sưng, nhanh chóng phục hồi và tránh các biến chứng. Dưới đây là những lời khuyên về cách chăm sóc sau phẫu thuật hạ gò má:

  • Sau phẫu thuật, bạn cần nghỉ ngơi đầy đủ trong vài ngày để cơ thể có thể phục hồi. Cố gắng tránh các hoạt động vận động nặng và tham gia vào các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ nhẹ để tăng cường lưu thông máu.
  • Áp lực và lạnh có thể giúp giảm sưng và đau sau phẫu thuật. Bạn có thể đặt gói đá hoặc túi lạnh vào vùng da bị phẫu thuật khoảng 15 phút mỗi lần, cách nhau một vài giờ. Để tránh việc đau nhức hoặc hư hỏng da, bạn nên giữ khoảng cách an toàn giữa túi đá và da.
  • Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau để giảm thiểu đau sau phẫu thuật. Bạn cần uống thuốc đúng liều và theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bạn cần ăn uống đủ và uống đủ nước để cơ thể có đủ năng lượng và giúp phục hồi sau phẫu thuật.
  • Vệ sinh miệng đúng cách là rất quan trọng để tránh nhiễm trùng sau phẫu thuật hạ gò má. Bạn cần chải răng và súc miệng đúng cách và theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu bạn có các triệu chứng như đau, sưng nặng nề, sốt hoặc chảy máu, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và đưa kế hoạch điều trị kịp thời.

Trên đây là những lời khuyên cơ bản về cách chăm sóc sau phẫu thuật hạ gò má. Tuy nhiên, hãy nhớ tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để có được lời khuyên cụ thể đối với trường hợp của mình.

Hạ gò má bao lâu thì lành? Câu trả lời nằm ở chính cách chăm sóc và địa chỉ làm đẹp bạn lựa chọn. Áp dụng các lời khuyên của Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam để khuôn mặt hết sưng, nhanh lành và nâng cao hiệu quả làm đẹp.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN
    Gọi điện
    icon
    Báo giá
    icon

    Tư vấn