Ngày nay, phẫu thuật nâng mũi đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Xét ở góc độ thẩm mỹ, rõ ràng nâng mũi đã giúp ích rất nhiều người trong việc góp phần làm thay đổi diện mạo theo hướng tích cực, nhất là những ai gặp nhiều khuyết điểm về mũi. Tuy nhiên, điều này chỉ thật sự đúng khi bạn làm đẹp một cách an toàn. 4 nguyên tắc sống còn dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng hơn trước khi đưa ra quyết định đi nâng mũi.
Lâu nay chúng ta vẫn hay nghĩ, mũi ngắn thì chỉ việc đặt sụn nhân tạo vào là có thể đẩy đầu mũi dài ra. Đây là một suy nghĩ hết sức sai lầm. Bởi lẽ:
Khi sụn nhân tạo được đưa vào mũi, theo thời gian sẽ bị tụt xuống. Lúc này giá đỡ của nó chính là lớp da đầu mũi mỏng manh. Chính vì vậy, dễ dàng dẫn đến hiện tượng mỏng, lộ sóng, hay đầu mũi bị bóng đỏ, thậm chí còn có thể gây thủng ra đầu mũi.
Không nên lạm dụng sụn nhân tạo cố kéo dài đầu mũi
Theo các chuyên gia thẩm mỹ mũi thì: “Mấu chốt duy nhất khi muốn kéo dài đầu mũi ngắn một cách an toàn là sử dụng sụn vách ngăn”.
Chúng ta vẫn nghĩ cứ cái gì tự thân thì bao giờ cũng tốt hơn nhân tạo. Tuy nhiên, điều này là không hẳn. Ngày nay, đa phần các ca nâng mũi sụn tự thân đều thực hiện bằng việc sử dụng sụn tai. Tuy nhiên, sụn tai lại có tính chất co rút, chỉ phù hợp cho phần đầu mũi giúp bao bọc bảo vệ đầu mũi, nếu lạm dụng cho cả phần sóng mũi qua thời gian sụn co rút lại gây nhăn nhúm, làm mũi bị biến dạng.
Việc dùng sụn tự thân chỉ thực sự tốt khi áp dụng đúng loại sụn, cho đúng chức năng và vị trí phù hợp. Trong trường hợp bạn muốn nâng cao sóng mũi bằng sụn tự thân thì nên sử dụng sụn sườn (tính chất sụn thẳng) sẽ mang lại hiệu quả như mong đợi.
Nên sử dụng sụn sườn thay cho sụn tai nếu muốn nâng cao sóng mũi bằng sụn tự thân
Nhiều bạn sở hữu da vùng mũi rất mỏng, nếu thực hiện nâng mũi như bình thường (sụn nhân tạo) thì rất dễ bị bóng đỏ, lộ sóng mũi. Những trường hợp như thế này, các bác sĩ khuyên bạn nên áp dụng phương pháp nâng mũi có kết hợp sụn tự thân. Như vậy sẽ đảm bảo tính tương thích cao và an toàn với cơ thể, hiệu quả sau nâng mũi duy trì lâu dài.
Trong trường hợp bạn sở hữu vùng xương sống mũi to bè, gồ ghề nhưng vẫn cố đặt sụn để nâng cao sóng mũi sẽ khiến mũi trở nên thô, thiếu tự nhiên.
Đối với các trường hợp như vậy, cần được chỉnh hình xương sóng mũi thon gọn lại rồi mới đặt sóng lên. Đảm bảo sau nâng dáng mũi cao tự nhiên thanh mảnh.
Xem thêm: Nhảy mũi (hắt xì hơi) theo ngày giờ, 1, 2, 3 cái là điềm báo gì?
Với những trường hợp mũi gồ, cần chỉnh lại xương mũi thon gọn rồi mới đưa chất liệu sụn vào
Dưới đây là điển hình về trường hợp khách hàng có phần xương sóng mũi bè và rộng hai bên, sau khi được hạ phần xương gồ và làm thon gọn phần xương bè mới tiến hành đặt sóng, kết hợp dựng lại trụ đầu mũi để đảm bảo dáng mũi chữ L thẳng đẹp, tự nhiên.
Chỉnh sửa dáng mũi đạt tiêu chuẩn tại Kangnam
Thấu hiểu được khuyết điểm chung của người Á Đông và những biến chứng thường gặp khi nâng mũi của khách hàng, bệnh viện thẩm mỹ Kangnam đã nghiên cứu, chọn lọc những kỹ thuật nâng mũi tốt nhất, đảm bảo kết quả hoàn hảo nhất sau nâng mũi cho khách hàng.
Để được tư vấn cụ thể và miễn phí cho từng trường hợp, bạn hãy gọi ngay đến số 19006466 hoặc đến trực tiếp Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam để được thăm khám chính xác nhất!
Nhập thông tin của bạn
×