Biểu hiện của mụn bọc? Cách để trị mụn bọc ở má

Mụn bọc ở má là một trong những vấn đề mụn khá nghiêm trọng trên da, dễ để lại sẹo lồi lõm xấu xí trên da sau. Mụn bọc gây đau, nhức nhiều, khiến người bệnh có cảm giác rất khó chịu. Vì vậy, việc điều trị mụn bọc trên má cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn, tránh biến chứng xấu làm ảnh hưởng đến làm da về sau này.

I. Mụn bọc ở má là gì?

Mụn bọc ở má là trình trạng mụn xuất hiện ở vùng má, có dấu hiệu viêm, ổ mủ nằm sâu dưới lỗ chân lông. Quá trình tăng tiết dầu nhờn quá mức kết hợp với bít tắc lỗ chân lông do bụi bẩn, cặn trang điểm, da chết,…tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công gây hình thành mụn bọc sâu lỗ chân lông.

So với mụn trứng cá, mụn bọc có kích thước lớn hơn và nhân mụn nằm sâu tận dưới lớp trung bì. Cảm giác đau nhức do mụn gây ra cũng nhiều hơn, khó có thể nặn, loại bỏ nhân mụn như mụn trứng cá thông thường.

Mụn bọc ở má có kích thước lớn, sưng đỏ và gây đau nhức

Mụn bọc ở má có kích thước lớn, sưng đỏ và gây đau nhức

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

II. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn bọc mọc trên má

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn bọc ở má như: rối loạn nội tiết tố, chăm sóc da sai cách, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với da, stress kéo dài,…Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng này:

1. Rối loạn nội tiết

Rối loạn nội tiết được nhận định là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng mụn bọc trên má. Tối loạn nội tiết tố chính là sự gia tăng quá mức của hormone androgen. Trong khi đó, hormone androgen lại là yếu tố kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, khiến lỗ chân lông bị bít tắc. Vi khuẩn P.acnes gặp môi trường thuận lợi tấn công, xâm nhập vào sâu bên trong lỗ chân lông gây viêm và hình thành mụn. Những đối tượng thường bị mụn bọc trên má do rối loạn nội tiết đa phần là phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, các bạn nữ đang trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ tiền mãn kinh.

2. Vệ sinh da không sạch sẽ

Làn da khi được chăm sóc, vệ sinh không đúng cách có thể khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển thành mụn bọc trên má. Việc không tẩy trang, rửa mặt đúng cách, không chăm sóc làn da sẽ khiến mụn dễ xuất hiện hơn. Ngoài ra, không gian sống không được vệ sinh sạch sẽ, chăm gối, ga giường không được thay định kỳ sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trong da và gây mụn.

Vệ sinh da không sạch sẽ là một trong những nguyên nhân gây mụn bọc

Vệ sinh da không sạch sẽ là một trong những nguyên nhân gây mụn bọc

3. Stress kéo dài

Khi cơ thể bị căng thẳng, lo lắng, áp lực,…trong một thời gian dài sẽ làm thay đổi hormone trong cơ thể. Sự thay đổi này kích thích tuyến dầu nhờn hoạt động mạnh mẽ. Quá trình tăng tiết dầu nhờn diễn ra nhanh hơn, khiến bề mặt da luôn trong tình trạng đổ nhiều dầu, tạo điều kiện cho mụn bọc phát triển mạnh mẽ.

4. Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp

Sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp với tình trạng da hiện tại cũng có thể gây mụn bọc. Mỗi làn da có những đặc điểm riêng, phù hợp với từng loại mỹ phẩm riêng. Bạn không thể sử dụng những sản phẩm dành cho da khô trên da dầu, cũng không nên sử dụng sản phẩm kích trắng da cho làn da đang gặp vấn đề về mụn. Sử dụng các sản phẩm không phù hợp như vậy sẽ gây kích ứng, tổn thương da và gây mụn.

Các sản phẩm không phù hợp có thể gây kích ứng, tổn thương da và gây mụn

Các sản phẩm không phù hợp có thể gây kích ứng, tổn thương da và gây mụn

5. Vấn đề trao đổi chất trong cơ thể

Nếu gặp các vấn đề về trao đổi chất, có thể tình trạng mụn bọc trên má có thể là một trong những triệu chứng. Những gián đoạn trong quá trình trao đổi chất tự nhiên trong cơ thể khiến cho các chất độc hại không thể đào thải hết ra ngoài. Lâu dần, chúng tích tụ bên trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra mụn bọc.

6. Thường xuyên chạm tay lên mặt

Suốt ngày dài, bàn tay thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn,….Thói quen chạm tay lên mặt vô tình đưa vi khuẩn, bụi bẩn, chất gây kích ứng từ tay lên trên mặt. Tay tiếp xúc càng nhiều với da mặt càng dễ xảy ra tình trạng mụn.

Bên cạnh đó, thói quen chống cằm cũng có thể khiến cho vi khuẩn, bụi bẩn có cơ hội tiếp xúc với da. Theo thời gian, chúng xâm nhập vào bên trong làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây mụn.

III. Dấu hiệu nhận biết để phân loại mụn bọc trên má với các loại mụn khác

Có thể dễ dàng nhận biết mụn bọc ở má qua các dấu hiệu đặc trưng của mụn như: Mụn có kích thước lớn, sưng đỏ, phần nhân mụn nằm sâu dưới da.

Trong những ngày đầu tiên, vùng da bị mụn sẽ sưng lên và có cảm giác đau nhức, hơi tấy đỏ. Tuy nhiên, lúc này bạn vẫn chưa thấy đầu mụn nổi lên. Vùng da xung quanh nốt mụn có màu đỏ, khi chạm vào có cảm giác cứng. Ở những ngày tiếp theo, vùng mụn tiếp tục tấy đỏ và đau nhiều hơn. Bạn có thể quan sát thấy nhân mụn bên trong có màu vàng hoặc màu trắng đục, phải nhìn kỹ mới thấy đầu mụn.

Mụn bọc rất khó tự vỡ ra, thường phải chích lấy nhân mụn, loại bỏ sạch sẽ máu bầm bên trong nốt mụn để tránh trường hợp mụn chai, thâm mụn kéo dài.

Mụn có kích thước lớn, sưng đỏ, phần nhân mụn nằm sâu dưới da

Mụn có kích thước lớn, sưng đỏ, phần nhân mụn nằm sâu dưới da

IV. Phương pháp chăm sóc và điều trị làn da bị mụn bọc

1. Hướng dẫn chăm sóc

Trong thời gian bị mụn, chế độ chăm sóc da rất quan trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình điều trị. Cách chăm sóc làn da bị mụn bọc trên má đơn giản như sau:

– Giữ cho da mặt luôn sạch sẽ: Vùng 2 bên má đang có mụn bọc cần được chăm sóc kỹ càng, vệ sinh sạch sẽ, không chạm tay lên mặt để tránh trình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.

– Tuyệt đối không được nặn mụn tại nhà: Do các loại mụn bọc rất khó để phát hiện đầu mụn. Đồng thời, nhân mụn nằm ở sâu bên trong lỗ chân lông nên việc tự nặn mụn ở nhà là không khả thi. Ngược lại, mụn có thể bị tác động sưng to hơn, thâm đen, chai mụn hoặc để lại sẹo xấu trên da.

– Trang điểm trong thời gian bị mụn là không cần thiết. Vùng da hai bên má đang bị mụn bọc rất nhạy cảm. Khi tiết xúc với hóa chất có trong mỹ phẩm sẽ khiến cho tình trạng mụn trên da trở nên tồi tệ hơn. Nếu buộc phải trang điểm, bạn nên lựa chọn những loại mỹ phẩm không chứa nhiều dầu, đồng thời nên tẩy trang sạch sẽ bằng các sản phẩm dịu nhẹ, chăm sóc da mặt kỹ mỗi sáng và tối.

2. Phương pháp điều trị mụn bọc trên má chuẩn y khoa

2.1. Sử dụng thuốc bôi không kê đơn

Khi mới xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của mụn bọc trên má, bạn có thể sử dụng những sản phẩm điều trị có chứa thành phần Benzoyl Peroxide, AHA/BHA/PHA để điều trị. Các sản phẩm có chứa thành phần này có thể mua tại hiệu thuốc mà không cần đơn kê của bác sĩ.  Sau khoảng 5 ngày sử dụng, tình trạng mụn được cải thiện rõ rệt.

Có thể sử dụng thuốc bôi không kê đơn để trị mụn

Có thể sử dụng thuốc bôi không kê đơn để trị mụn

2.2. Dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ

Sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ phù hợp với tình trạng làn da có nhiều nốt mụn bọc ở cả 2 bên má. Liệu pháp này giúp loại bỏ mụn nhanh chóng và an toàn. Một số loại thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế vi khuẩn, điều trị mụn có thể kể đến như Doxycycline, Tetracycline, Minocycline,…Khi uống thuốc theo đơn kê từ bác sĩ, phải uống đúng liều lượng, duy trì hàng ngày theo dặn dò của bác sĩ để tránh gây ra tác dụng ngược, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

2.3. Điều trị tại cơ sở thẩm mỹ

Ngoài ra, khi bị mụn bọc ở má bạn có thể đến các cơ sở thẩm mỹ để được điều trị bằng cách ứng dụng công nghệ cao trong quy trình, loại bỏ mụn và ngăn ngừa thâm mụn hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp trị mụn mang lại hiệu quả cao như:

– Tiêm cortisone

Tiêm cortisone là phương pháp được áp dụng để trị mụn viêm, mụn bọc kích thước lớn. Cortisone sẽ được pha loãng với nồng độ phù hợp và được tiêm trực tiếp vào nốt mụn. Hoạt chất cortisone có tác dụng điều trị viêm nhanh nên sau tiêm vài ngày, nốt mụn bọc sẽ mềm, bớt sưng và giảm đau nhanh chóng, xẹp dần theo thời gian.

– Công nghệ chiếu sáng IPL

Để cải thiện tình trạng mụn bọc trên má, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp chiếu sáng IPL cho khách hàng. Đây là một trong những phương pháp điều trị sử dụng ánh sáng phổ rộng được chuyển đổi năng lượng nhiệt nhằm tác động vào lớp trung bì, không gây ảnh hưởng đến da vùng mặt. Nhờ vậy, vi khuẩn sẽ được tiêu diệt, cải thiện tình trạng mụn trên da. Ánh sáng xung nhiệt giúp cân chỉnh dầu nhờn trên da, từ đó giúp quá trình điều trị mụn trở nên hiệu quả hơn.

Chiếu ánh sáng IPL là một phương pháp điều trị mụn ứng dụng công nghệ cao

Chiếu ánh sáng IPL là một phương pháp điều trị mụn ứng dụng công nghệ cao

– Laser trị mụn bọc

Liệu pháp laser điều trị mụn bọc có ưu điểm là hiệu quả nhanh, hạn chế xâm lấn và không gây đau đớn, khó chịu khi điều trị. Chùm tia sáng laser có bước sóng phù hợp được chiếu trực tiếp lên nốt mụn, tác động vào sâu bên trong để tiêu diệt ổ vi khuẩn, cân bằng lại hoạt động của tuyến dầu hơn và kích thích da tái tạo. Sau laser, làn da sẽ dần phục hồi, se khít lỗ chân lông, loại bỏ thân mụn. Nhờ đó, bề mặt da trở nên láng mịn, sạch mụn và ngăn ngừa hình thành nốt mụn mới trên da.

– Peel lột da hóa học

Peel da hóa học là phương pháp được áp dụng để điều trị các vấn đề về mụn trên da mặt hiệu quả. Phương pháp này sử dụng các loại axit như glycolic salicylic hoặc retinoic,…để điều trị mụn. Các loại axit này có tác dụng giúp cho da bong tróc nhẹ nhàng, kích thích nhân mụn trồi lên để loại bỏ mụn dễ dàng hơn.

Peel hóa học kích thích nhân mụn trồi lên để loại bỏ mụn dễ dàng hơn

Peel hóa học kích thích nhân mụn trồi lên để loại bỏ mụn dễ dàng hơn

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ TRỊ MỤN UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

V. Thay đổi chế độ dinh dưỡng, lối sống để giảm mụn

Ngoài áp dụng các phương pháp điều trị mụn, chăm sóc da, bạn cũng cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, thay đổi thói quen sống để tình trạng mụn thuyên giảm nhanh hơn.

1. Chế độ dinh dưỡng

Về chế độ dinh dinh, có một vài điều cần lưu ý sau đây:

– Cải thiện tình trạng rối loạn trao đổi chất: Tình trạng rối loạn trao đổi chất, khó tiêu thường đến từ những nguyên nhân chính như: Cơ thể thiếu nước, thiếu chất xơ, vi khuẩn đường ruộng. Điều này có thể gây tăng đột biến insulin trong cơ thể, góp phần làm tăng lượng dầu nhờn tiết ra trên da, dẫn đến tình trạng mụn bùng phát nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn cần ăn đủ chất, bổ sung các thực phẩm có nhiều chất xơ hơn, uống men vi sinh để tránh tình trạng khó tiêu, bổ sung thêm đủ nước cho cơ thể.

– Giảm lượng đường trong cơ thể: Hạn chế ăn đồ ngọt, carbohydrate chế biến và đồ uống có đường để tránh tăng đột biến insulin khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.

– Ăn nhiều rau xanh: Rau xanh là nguồn cung cấp vitamin C, E và A, chất chống oxy hóa dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe làn da.

– Uống 1 ly trà xanh mỗi ngày: Trong trà xanh có chứa nhiều polyphenol giúp giảm viêm, ngăn ngừa mụn tái phát. Đồng thời,  polyphenol cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng nội tiết, hạ thấp nồng độ androgen giảm tăng tiết dầu nhờn.

2. Thay đổi thói quen sống

Thói quen sống cũng cần được thay đổi để cải thiện tình trạng mụn trên má.

– Thường xuyên tập thể dục: Thường xuyên tập giúp cơ thể khỏe mạnh, cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, từ đó giúp làn da sáng, khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, việc tập thể dục cũng giúp giải tỏa stress, từ đó giảm tăng tiết dầu nhờn và cải thiện tình trạng mụn.

– Đi ngủ sớm: Trong thời gian bị mụn, bạn nên đi ngủ sớm để cơ thể được nghỉ ngơi. Đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc cũng giúp cho quá trình trao đổi chất vào ban đêm diễn ra tốt hơn, từ đó tăng khả năng phục hồi trong quá trình trị mụn.

VI. Lưu ý khác khi điều trị mụn bọc

Ngoài ra, để việc điều trị mụn bọc được hiệu quả, đảm bảo an toàn, có một số lưu ý như sau:

– Nếu không có kiến thức về da, điều trị mụn, bạn không nên tự mua sản phẩm điều trị mụn tại nhà.

– Nếu đến cơ sở thẩm mỹ để điều trị mụn, nên chọn những cơ sở uy tín, có bác sĩ trực tiếp là người điều trị.

– Bảo vệ, che chắn cẩn thận cho làn da trong quá trình điều trị mụn để ngăn tác động từ môi trường làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

– Kiên trì với phương pháp điều trị mà mình lựa chọn để có được kết quả như ý.

Mụn bọc ở má nên được điều trị đúng cách để tránh các biến chứng về sau. Để được tư vấn điều trị, bạn có thể liên hệ qua hotline 1900 6466 để được hỗ trợ miễn phí.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề điều trị mụn bọc
    Vì sao xuất hiện mụn bọc? đặc điểm nhận biết và cách điều trị

    Vì sao xuất hiện mụn bọc? đặc điểm nhận biết và cách điều trị

    Mụn bọc là vấn đề da khiến nhiều người phải đau đầu vì chúng gây mất thẩm mỹ, khó chịu, nảy sinh tâm lý tự ti đối với người mắc phải. Nhiều người có xu hướng che giấu các nốt mụn nhờ lớp trang điểm, tuy nhiên việc làm này lại vô tình khiến mụn

    Mụn Bọc ở Mũi: Nguyên nhân & cách trị hiệu quả dành cho bạn

    Mụn Bọc ở Mũi: Nguyên nhân & cách trị hiệu quả dành cho bạn

    Mụn bọc ở mũi là dạng mụn tạo ra vết sưng từ tận sâu bên trong lỗ chân lông gây nên nốt mụn màu đỏ có hạt mủ trắng bên trong, nguyên nhân do bị rối loạn hormone trong cơ thể, căng thẳng, mệt mỏi, stress lâu ngày, thường xuyên ngủ muộn và không ngủ

    Nặn mụn bọc có nên không? 10 Lưu ý bắt buộc “Phải Biết”

    Nặn mụn bọc có nên không? 10 Lưu ý bắt buộc “Phải Biết”

    Phương pháp nặn mụn bọc được nhiều người lựa chọn nhằm giảm sưng, đau và viêm nhiễm. Tuy nhiên việc tự ý nặn mụn không đảm bảo quy trì sẽ gây ra một số hệ lụy. Làn da có nguy cơ lây lan viêm nhiễm cùng nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. I – Mụn

    10+ Cách điều trị mụn bọc: Nhanh chóng, An toàn nhất

    10+ Cách điều trị mụn bọc: Nhanh chóng, An toàn nhất

    10 cách điều trị mụn bọc khá hữu hiệu đó là sử dụng tỏi tươi, trà xanh, rau diếp cá, dầu hoa cúc, mặt nạ nha đam, hương thảo và mật ong, chăm sóc da đúng cách, có chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi khoa học, sử dụng thuốc bôi và thuốc uống. Thực hiện

    Mụn bọc ở cằm: Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị dứt điểm

    Mụn bọc ở cằm: Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị dứt điểm

    Mụn bọc ở cằm khiến nhiều người cảm thấy mất tự tin vì ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình. Tình trạng mụn bọc xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, có một số cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng để kiểm soát mụn trứng cá bọc

    Điều trị mụn bọc không để lại sẹo: 4 Cách hữu hiệu nhất

    Điều trị mụn bọc không để lại sẹo: 4 Cách hữu hiệu nhất

    Điều trị mụn bọc không để lại sẹo bằng cách sử dụng dược liệu thiên nhiên như bột trà xanh, cỏ xạ hương, lá bạc hà, sử dụng thuốc uống hoặc các loại thuốc bôi như Benzoyl Peroxide, Retinoids, thuốc bôi kháng sinh, axit salicylic. Ngoài ra để việc điều trị

    icon