Mụn bọc ở tai có kích thước lớn, gây cảm giác vô cùng đau nhức và khó chịu. Có nhiều lý do khiến mụn bọc mọc trên tai và có nhiều phương pháp để điều trị. Trong bài viết dưới đây, Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam sẽ tổng hợp chi tiết để giúp bạn hiểu hơn về mụn bọc tại vị trí nhạy cảm này.
Mụn bọc mọc trên tai do một số nguyên nhân phổ biến như: Cách vệ sinh tai chưa đúng, mác các bệnh lý về tai, nhiễm trùng tai do xỏ khuyên, thay đổi nội tiết tố,…
Có nhiều nguyên nhân gây mụn bọc ở tai
Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
Thái độ chủ quan, không chú ý vệ sinh tai sạch sẽ khi tắm, rửa mặt là một trong những nguyên nhân chính làm hình thành mụn bọc tại vị trí này. Vệ sinh tai kém sạch sẽ khiến vùng da này dễ bị vi khuẩn tấn công.
Bên cạnh đó, dầu thừa và bụi bẩn dính trên tai lâu ngày cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, phát triển và hình thành mụn bọc.
Mắc bệnh viêm tai cũng là một yếu tố gây mụn bọc. Viêm tai có thể hình thành do bạn sử dụng bông ngoáy tai bị nhiễm khuẩn hoặc không vệ sinh tai sau khi tắm, bơi trong môi trường nước ô nhiễm. Điều này khiến tay nổi nhiều nốt mụn nước, mụn bọc gây cảm giác đau nhức, khó chịu.
Xỏ khuyên tai cũng có thể khiến tai bị nhiễm trùng và hình thành mụn. Biểu hiện là vùng sụn vành tai xỏ khuyên bị sưng, đau nhức kéo dài. Bên cạnh đó, một số người có cơ địa không tốt mất nhiều thời gian để làm lành vết thương. Do vậy, ngoài đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn sẹo lồi, cần vệ sinh tai kỹ lưỡng theo chỉ định của bác sĩ.
Ở vành tai nếu tiết quá nhiều dầu có thể khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc. Bên cạnh đó, vệ sinh tai không sạch sẽ khiến bụi bẩn, da chết bám đầy trên da, tạo điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sản sinh gây mụn bọc.
Ngoài ra, việc đội mũ bảo hiểm quá lâu cũng khiến cho tai bị bí, đổ nhiều mồ hôi và dầu nhờn và làm hình thành mụn bọc ở vành tai.
Các loại hóa mỹ phẩm như nước hoa, sữa tắm,…có chứa nhiều chất bảo quản, hóa chất dễ khiến cho vùng da ở tai bị dị ứng, dẫn đến tình trạng nổi mụn bọc. Mụn do dị ứng với hóa mỹ phẩm thường xuất hiện ở vành tai hoặc sau tai.
Sự thay đổi nội tiết tố được thể hiện rõ ràng qua sức khỏe làn da. Ở vùng tai, da rất mỏng, nhạy cảm nên khi có biểu hiện rối loạn nội tiết tố, vùng da này rất dễ bị mọc mụn bọc.
Vì vậy, ở phụ nữ đang mang thai, phụ nữ trong độ tuổi dậy thì, mụn có thể xuất hiện ở vùng tai nhiều hơn bình thường.
Mụn bọc mọc trên tai có nguy hiểm không?
Mụn bọc mọc trên tai có thể được điều trị tại nhà hoặc điều trị theo phương pháp chuẩn y khoa tại bệnh viện.
Khi điều trị tại nhà, bạn có thể áp dụng các cách làm dưới đây:
– Vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn trong các nốt mụn. Sử dụng nước muối sinh lý còn có tác dụng làm cân bằng độ ẩm trên da, làm sạch các lỗ chân lông. Vì vậy, bạn nên sử dụng nước muối để vệ sinh vùng da bị mụn hàng ngày.
– Có thể sử dụng các hoạt chất làm se nhân mụn như povidone iodine, hydrogen peroxide, thuốc kháng sinh tại chỗ, thuốc bôi có chứa axit salicylic thoa trực tiếp lên nốt mụn giúp làm teo nhân mụn. Các loại thuốc này nên được sử dụng theo đúng liều lượng chỉ dẫn để mang lại hiệu quả tốt nhất.
– Chườm ấm tại vùng da bị mụn bằng cách sử dụng một miếng gạc hoặc đệm nóng để giảm viêm, giảm kích ứng, khó chịu ở tai. Phương pháp này cũng giúp làm mềm nhân mụn, đẩy mụn lên trên bề mặt da.
Có thể chườm ấm để làm dịu, giảm viêm, giảm kích ứng, khó chịu ở tai
Bên cạnh đó, điều trị mụn bọc tại bệnh viện có thể được làm bằng cách sau:
– Điều trị bằng laser:
Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng xanh với bước sóng phù hợp để chiếu trực tiếp lên vùng da bị mụn giúp loại bỏ vi khuẩn, kích thích da sản sinh collagen, elastin giúp da phục hồi, đều màu sau điều trị.
– Loại bỏ nhân mụn:
Khi mụn bọc đã phát triển thành u nang, ổ áp xe có nguy cơ gây hại đến cấu trúc da, nguy cơ hình thành sẹo rỗ cao. Bác sĩ buộc phải trích lấy nhân mụn bằng dụng cụ y khoa chuyên dụng, hút bỏ máu bầm để làm giảm tổn thương lên da.
Chích nặn nhân mụn ở tai
INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ TRỊ MỤN UY TÍN SỐ 1
Để ngăn ngừa mụn bọc mọc ở tai, bạn cần chú ý một số điều quan trọng như sau:
Tai phải được đảm bảo vệ sinh thường xuyên, cẩn thận để tai luôn sạch sẽ, không bị vi khuẩn xâm nhập làm tổn thương.
– Rửa tai cẩn thận hàng ngày sau khi tắm để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn bám trên da. Việc làm sạch tai không cần quá thường xuyên, thực hiện nhiều lần trong ngày mà chỉ cần 1 lần duy nhất vào buổi tối.
– Sử dụng bông tai để làm sạch vùng da xung quanh, lau khô tai để tránh cảm giác ngứa ngáy, kích ứng.
Bên cạnh đó, cần tránh để tai bị tổn thương. Bởi những tổn thương ở vùng tai rất dễ làm hình thành ổ viêm, gây mụn bọc.
– Tránh chấn thương cho tai, bao gồm cả việc chọc, sờ tay, gãi ở vùng tai. Không cố gắng nặn, loại bỏ mụn trên tai tại nhà.
– Tránh dùng các vật nhọn, cứng để làm sạch tai. Bởi các vật dụng này có thể gây ra tổn thương cho tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm hình thành mụn.
Ngoài ra, còn một số lưu ý quan trọng khác bạn cũng nên nhớ để tránh bị mụn bọc trên tai:
– Hạn chế tiêu thụ đồ ăn cay nóng, đồ chiên xào, sử dụng chất kích thích.
– Không nên đi bơi ở vùng có nguồn nước ô nhiễm để tránh nhiễm khuẩn tai.
– Sau khi xỏ khuyên nên kiêng cữ đúng chỉ dẫn, vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý hàng ngày, không chạm tay vào vùng xỏ khuyên. Khi có dấu hiệu bất thường phải đến gặp bác sĩ ngay để tránh biến chứng và gây mụn bọc sưng lớn ở tai.
Trên đây là tổng hợp thông tin về mụn bọc ở tai. Theo đó, mụn bọc ở tai tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe. Vì vậy, trong trường hợp mọc mụn bọc trên tai kèm biểu hiện đau nhức, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được xử lý.
healthline: “Pimple in Ear: How It Happens and How to Treat It”
medicalnewstoday: “How to remove a pimple in your ear”
Nhập thông tin của bạn
×