Mụn đinh râu bị nhiễm trùng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Mụn đinh râu bị nhiễm trùng không được kiểm soát và điều trị kịp thời sẽ gây tổn thương nghiêm trọng trên da. Thậm chí đe dọa đến tính mạng bởi loại mụn này mọc ở miệng và mũi gần những dây thần kinh.

I- Dấu hiệu và diễn biến của mụn đinh râu bị nhiễm trùng?

Mụn đinh râu là dạng mụn nhọt chứa độc tố do khuẩn tụ cầu gây ra. Nhìn  bằng mắt thường phần cồi khá giống cây đinh, bên ngoài sưng đỏ chứa mủ vàng hoặc trắng. Từ khi hình thành đến khi khỏi hẳn, mụn sẽ trải qua 3 giai đoạn với biểu hiện khác nhau.

1/ Giai đoạn đầu viêm và sưng tấy

Thời kỳ đầu thường xuất hiện nốt tổn thương dạng u đỏ, cứng, chạm vào có thể đau. Một số trường hợp mọc mụn đinh râu, bạn phải trải qua nhiều triệu chứng bao gồm: cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, sốt, và cảm giác rét run nếu vi khuẩn gây mụn chứa độc tố mạnh.

2/ Giai đoạn hình thành mủ và ngòi

Sau một thời gian mụn dần dần mềm hơn kèm theo mủ xuất hiện. Ở giai đoạn này, bạn sẽ cảm thấy không còn đau nhức nhiều như ban đầu. Vết mụn xuất hiện ngòi như một chiếc đinh.

3/ Giai đoạn thoát mủ

Bọc mủ sau một thời gian sẽ to lên bắt đầu vỡ ra và chảy mủ. Khi ấy ngòi dần dần đẩy lên, mũ sẽ thoát hết ra. Những cảm giác đau đớn hoàn toàn biến mất nhưng ở vết mụn sẽ hình thành vết lõm nên cần phải chăm sóc cẩn thận để sẹo không hình thành.

Mụn đinh râu sau khi thoát mủ sẽ để lại trên da một lỗ lõm sâu

Mụn đinh râu sau khi thoát mủ sẽ để lại trên da một lỗ lõm sâu

II- Nguyên nhân gây ra mụn đinh râu

Các nghiên cứu đã chỉ ra, căn nguyên chính gây nhiễm khuẩn nang lông làm hình thành mụn đinh râu do vi khuẩn tụ cầu vàng. Ngoài ra, loại mụn này hình thành còn do yếu tố liên quan đến di truyền, dị ứng, vệ sinh da không đúng, bảo vệ da sai cách, rối loạn hormone, bệnh tiểu đường, thiếu hụt vitamin và khoáng chất trong cơ thể.

1/ Di truyền

Nguy cơ mắc mụn cóc có thể tăng cao hơn khi trong gia đình có người thân thế hệ trước đó đã bị. Bởi gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng mắc bệnh.

2/ Cơ địa dị ứng

Các vết cắn của côn trùng như: ong, bọ cạp, kiến… dễ gây phản ứng viêm nhiễm. Đối với người có cơ địa nhạy cảm trên da sẽ bị sưng, đau tạo lên những nốt mụn chứa độc tố.

3/ Làm sạch da không đúng cách

Da không được vệ sinh kỹ càng, thừa ẩm hoặc quá khô có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào da gây viêm nhiễm và làm hình thành mụn đinh râu.

4/ Không bảo vệ vùng bị mụn

Những tổn thương da do nặn mụn, cào xước, cạo râu quá mạnh…có thể kích thích da và dẫn đến tình trạng nổi nhọt đinh râu.

5/ Cơ thể thiếu hụt khoáng chất và vitamin

Một số vitamin và khoáng chất có thể hỗ trợ bảo vệ da khỏi mụn đinh râu và giảm tình trạng sưng đau, bao gồm:

– Vitamin A: Giúp chống lại vi khuẩn gây mụn và giảm viêm, làm giảm dầu và giúp da lành các tổn thương.

– Vitamin C: Tăng cường sức kháng cho da, giảm viêm và làm mờ vết thâm mụn, đồng thời có tính chống oxi hóa giúp làm lành da.

– Vitamin D: Đảm bảo cung cấp đủ vitamin D để bảo vệ da khỏi nhiễm trùng và duy trì sức khỏe da.

– Kẽm: Kẽm giúp điều chỉnh quá trình lành vết thương, giảm viêm nhiễm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn trên da.

Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu trên sẽ không đủ sức đề kháng. Lúc ấy, vi khuẩn sẽ xâm nhập gây ra mụn chứa độc tố. Đồng thời bạn cũng dễ mắc bệnh hơn.

Cơ thể thiếu hụt khoáng chất và vitamin sức đề kháng yếu đi dễ làm mụn đinh râu hình thành

Cơ thể thiếu hụt khoáng chất và vitamin sức đề kháng yếu đi dễ làm mụn đinh râu hình thành

III- Mụn đinh râu có nguy hiểm không?

Mụn đinh râu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bởi loại mụn này thường xuất hiện quanh miệng và mũi nên dễ bị nhầm lẫn với mụn trứng cá khi nhìn bằng mắt thường. Do đó, khi nặn mụn quá sớm hoặc nặn không đúng cách sẽ dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch, co thắt cơ, nhiễm trùng máu, thậm chí là tử vong.

IV- Phương pháp xử lý mụn đinh râu đúng cách với từng giai đoạn

Mụn đinh râu nhiễm trùng xuất hiện trên da là hậu quả do nhóm khuẩn tụ cầu và liên cầu tấn công tác động đến tế bào máu và hệ thần kinh. Vì vậy khi xử lý loại mụn này cần phải đảm bảo nguyên tắc để tránh kích ứng và biến chứng.

Khi phát hiện mụn đinh râu không được tự ý nặn mà cần chăm sóc vùng da bị tổn thương đúng cách. Ở mỗi giai đoạn phát triển của mụn cần có cách xử lý phù hợp.

1/ Giai đoạn đầu mụn viêm tấy

Trong thời điểm mụn mới hình thành cần phải vệ sinh mặt sạch sẽ mỗi ngày bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt.

Hạn chế chạm, nặn bởi lúc này mụn chưa chín nên mọi tác động đều rất nguy hiểm. Đồng thời, hạn chế thoa mỹ phẩm bởi da đang tổn thương dễ bị bí tắc, viêm nhiễm nặng hơn. Ngoài làm sạch thì nên dùng dung dịch sát khuẩn betadine 1% để vệ sinh vết mụn đang bị viêm đỏ.

Trường hợp nhận thấy dấu hiệu nhiễm trùng nặng ở nốt mụn kèm theo sốt cao, viêm tấy sưng đỏ vùng da xung quanh. Hãy đến thăm khám tại cơ sở y tế lập tức để có hướng điều trị kịp thời.

2/ Giai đoạn 2 hình thành mủ và ngòi

Thời điểm này dù mụn đã đẩy ngòi nhưng chưa chín nên hạn chế đưa tay sờ, nắn. Đồng thời, vẫn vệ sinh da cẩn thận mỗi ngày để mụn không vỡ ra. Sau khi rửa mặt, hãy dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc sát khuẩn nhẹ nhàng lau lên vùng mụn đang bị tổn thương.

3/ Giai đoạn 3 thoát mủ

Khi mụn đinh râu bị vỡ nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị đúng cách.

Các bác sĩ sẽ dùng bông hoặc băng y tế vô khuẩn loại bỏ sạch mủ và ngòi. Sau khi loại bỏ sạch mủ, bạn sẽ được sát khuẩn bằng thuốc sát khuẩn rồi thoa thuốc mỡ kháng sinh. Cuối cùng, vết thương  sẽ được bác sĩ băng kín để bụi bẩn không xâm nhập.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng sinh, giảm đau, uống chống viêm để vết thương hở nhanh lành.

Lưu ý: Những ai có tình trạng viêm tấy lan ra xung quanh hoặc nhiễm khuẩn huyết thì nên đến cơ sở chuyên khoa để điều trị theo phác đồ tránh bị nặng phải điều trị bằng hồi sức tích cực.

Hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ điều trị

Hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ điều trị

V- Mụn đinh râu bị nhiễm trùng bao lâu thì khỏi?

Thông thường mụn đinh râu bị nhiễm trùng có thể khỏi sau khoảng từ 6 – 8 ngày. Thời gian từ 6 – 8 ngày là kết thúc chu trình của mụn. Tuy nhiên tùy vào kích thước mụn to hay nhỏ và phát hiện sớm hay muộn để điều trị mà khoảng thời gian có thể dài hoặc ngắn hơn.

VI- Mụn đinh râu có lây không?

Mụn đinh râu có khả năng lây lan sang những vị trí khác trên cơ thể. Nó cũng lây sang người khác khi tiếp xúc da trực tiếp hoặc dùng chung đồ cá nhân. Đừng cố gắng nặn, chích mụn đinh râu bởi điều đó dễ làm lây lan nhiễm trùng sang vùng khác.

VII- Cách phòng ngừa mụn đinh râu hiệu quả

Để tránh không cho tình trạng mụn tái phát nên có biện pháp phòng ngừa tại chỗ. Mọi người có thể ngăn ngừa mụn xuất hiện bạn nên thay đổi về chế độ ăn uống và cách sinh hoạt.

1/ Về chế độ ăn uống

– Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm cay nóng chứa nhiều ớt, tiêu, gừng,… Những món đó khiến thân nhiệt tăng, làm tiết mồ hôi và bã nhờn khiến mụn dễ dàng hình thành.

– Chỉ nên dùng ít sữa và sản phẩm từ sữa bởi không tốt cho da.

– Hạn chế các món chế biến nhiều dầu mỡ như: chiên, rán, xào…

– Ít uống các món đồ uống có cồn để nội tiết tố không bị rối loạn gây kích thích sự phát triển của mụn.

– Tránh ăn những món đóng hộp chứa nhiều đường, muối, dầu mỡ và chất bảo quản.

Thay đổi chế độ ăn uống út cay nóng, dầu mỡ giúp cơ thể không tích tụ độc tố

Thay đổi chế độ ăn uống út cay nóng, dầu mỡ giúp cơ thể không tích tụ độc tố

2/ Chế độ sinh hoạt

Ngoài việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, việc thực hiện các thói quen sinh hoạt khoa học cũng ngăn ngừa mụn xuất hiện.

– Chăm sóc và vệ sinh da mỗi ngày để đảm bảo giữ cho da luôn sạch sẽ.

– Tránh tự nặn mụn, cạo râu cẩn thận để không gây vết thương hở bởi điều này có thể gây viêm nhiễm và tạo nhọt.

– Ngủ đủ giấc giúp cơ thể khỏe mạnh không bị tích tụ độc tố.

– Cẩn thận lựa chọn mỹ phẩm phù hợp với tình trạng da để mụn không hình thành.

– Uống đủ nước để da được cung cấp đủ độ ẩm giảm tổn thương.

– Bảo vệ da khỏi các tác nhân có như: bụi bẩn, gió, ánh nắng mặt trời… để vi khuẩn không xâm nhập làm ảnh hưởng đến da.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

  • Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • TP.HCM:

            666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

            218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam

Thái Nguyên: 194 Phan Đình Phùng, TP. Thái Nguyên
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Bắc Ninh : 519-521 Ngô Gia Tự, P. Tiền An, TP. Bắc Ninh
Thanh Hóa  : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam

Website: https://benhvienthammykangnam.vn/

Nhìn chung, mụn đinh râu bị nhiễm trùng phát hiện sớm và xử lý đúng cách sẽ an toàn. Ngược lại, nếu nặn mụn quá sớm hoặc nặn không đúng cách sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, khi phát hiện mụn nên theo dõi tiến triển để kịp thời đến bác sĩ trong trường hợp tình trạng mụn nghiêm trọng.

5 / 5. (Bình trọn) 425

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Nhận báo giá

Nhận báo giá

Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch tư vấn

Ưu đãi

Ưu đãi hot

Nhận ngay
Nguồn tham khảo

Medical News Today: “Is my pimple infected?”
healthline: “Infected Pimple: Is it Infected?”
gladskin: “How to Treat an Infected Pimple”

    Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Mụn đinh râu
    Call
    Zalo