Mụn trứng cá dưới mông gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người phản ánh bị mụn ở mông khiến họ cảm thấy thiếu tự tin trong một số trường hợp. Để biết nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa mụn ở dưới mông, hãy cùng theo dõi bài viết sau.
Viêm nang lông, tắc nghẽn lỗ chân lông, thay đổi nội tiết tố, vệ sinh da mông chưa kỹ, ảnh hưởng chế độ ăn có thể gây mụn trứng cá ngứa ngáy ở vùng mông.
Viêm nang lông là nguyên nhân phổ biến gây mụn trứng cá dưới mông. Khi nang lông bị viêm sẽ tăng sản xuất dầu, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và hình thành mụn trứng cá.
Lỗ chân lông bị tắc nghẽn do tế bào chết, dầu và bụi bẩn có thể dẫn đến sự hình thành của mụn trứng cá. Sự tắc nghẽn này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm và mụn nhọt sưng to ở vùng mông.
Sự biến động trong cân nặng, tinh thần căng thẳng, hoặc thay đổi nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất dầu trên da, góp phần vào việc hình thành mụn trứng cá dưới mông.
Việc giữ vùng mông không sạch sẽ có thể tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công và gây mụn. Sự ẩm ướt và bụi bẩn có thể kích thích hình thành mụn nhọt gây khó chịu và ngứa ngáy dưới mông.
Chế độ ăn thiếu lành mạnh, đặc biệt là khi tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu đường và chất béo sẽ tăng cường sản xuất dầu trên da, góp phần dẫn đến các nốt mụn trứng cá ở mông.
Nếu nhận thấy mụn trứng cá bắt đầu xuất hiện ở mông, có hiện tượng sưng đỏ, chưa đau nhiều, hoặc trong trường hợp bạn chưa thể đến viện để chích lấy nhân, có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà như:
– Dùng cồn iod 3-5% và bôi lên nốt mụn nhọt sau khi đã vệ sinh sạch vùng mông.
– Hạn chế ngồi nhiều và tránh để nốt mụn bị chèn ép.
– Không sờ vào nốt mụn bằng tay vì có thể khiến đầu mụn bị chai cứng, viêm nhiễm thêm.
– Khi đầu mủ đã bắt đầu tạo ngòi, hãy nặn hết mủ ra ngoài và thoa thêm thuốc kháng sinh.
Lưu ý: Trong trường hợp mụn nhọt mọc ở mông trở nên nghiêm trọng hoặc mụn chưa được chích lấy hết cồi, tốt hơn hãy đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị chuyên sâu. Việc tự ý nặn mụn tại nhà trong hoàn cảnh này có thể gây nhiễm trùng và nguy cơ mất nhiều máu. Do đó, khi mụn nhọt đã sưng to, đau nhiều, hãy đến bệnh viện kiểm tra.
Đa số các trường hợp, mụn nhọt nhỏ ở vùng mông sẽ tự lành trong khoảng từ 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu bạn có chế độ chăm sóc đúng cách tại nhà, quá trình phục hồi có thể được rút ngắn.
Nếu sau khoảng thời gian nêu trên, tình trạng mụn nhọt vẫn không thuyên giảm hoặc trở nên ngày càng nặng nề hơn, tốt nhất cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng mụn, xác định nguyên nhân và đề xuất liệu pháp điều trị phù hợp. Nhìn chung, việc theo dõi sự phát triển của nốt mụn và tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ rất quan trọng để tránh tình trạng mụn tồi tệ hơn.
Hạn chế mặc quần bó sát, vệ sinh da mông thường xuyên, tránh chất gây dị ứng, tẩy da chết thường xuyên, tắm sau khi tập thể dục để phòng tránh các nguy cơ gây ra những nốt mụn nhọt sưng to ở mông.
Tránh mặc quần áo quá chật, đặc biệt là những loại quần bó sát, vì chúng có thể tạo lực ma sát đến vùng mông, tăng nguy cơ có sự phát triển của mụn trứng cá dưới mông.
Luôn giữ vùng da mông sạch sẽ bằng cách vệ sinh cơ thể hàng ngày, sử dụng loại xà phòng dịu nhẹ để lau khô kỹ sau khi tắm. Điều này có thể ngăn chặn sự tích tụ của tuyến dầu, bụi bẩn và các tế bào da chết.
Để phòng tránh mụn nhọt mọc ở mông, cần tránh các món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường và cay nóng để kiểm soát dầu trên da. Thay vào đó, hãy tập trung xây dựng chế độ ăn giàu rau xanh, trái cây, vì chúng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất để duy trì làn da khỏe mạnh.
Bổ sung đủ nước cho cơ thể vì nước giúp loại bỏ các độc tố ra ngoài, uống đủ nước hàng ngày là một phần quan trọng để chăm sóc da từ bên trong.
Sử dụng sản phẩm tẩy da chết nhẹ nhàng để loại bỏ hết lớp da chết trên da, giúp làn da mông mềm mại và tránh tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, tránh phát sinh mụn nhọt.
Sau khi vận động, đặc biệt là sau khi thể dục, tắm ngay để loại bỏ mồ hôi và bụi bẩn. Việc này không chỉ giữ da sạch sẽ mà còn giảm nguy cơ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mụn nhọt.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
- Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
- TP.HCM:
666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam
Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải Phòng
Thanh Hóa : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
Nghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh
Đà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột
Bình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Cần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần ThơFanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam
Website: https://benhvienthammykangnam.vn/
Tóm lại, việc chăm sóc da đúng cách là yếu tố quan trọng ngăn chặn sự xuất hiện của mụn trứng cá ở mông. Mụn nhọt gây ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt khi mụn mọc ở mông còn ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, công việc hàng ngày. Do đó, nếu nhận thấy vùng mông có mụn nhọt, hãy thăm khám với bác sĩ để điều trị càng sớm càng tốt.
https://medlatec.vn/tin-tuc/mun-mong-xuat-hien-do-dau-giai-phap-xu-ly-triet-de-s107-n31418
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/lam-dep/mun-nhot-o-mong-va-nhung-dieu-can-biet/
https://dalieuhanoi.vn/mun-trung-ca-o-mong.html
Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!
Nhập thông tin của bạn
×