Mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu? Cách trị mụn ở tuổi dậy thì

Mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu là thắc mắc thường gặp đối với nhiều người trong độ tuổi vị thành niên. Mụn trứng cá trong tuổi dậy thì là một hiện tượng sinh lý tự nhiên khi cơ thể phát triển và chuyển đổi. Tuy nhiên, tình trạng mụn dai dẳng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và tính thẩm mỹ, khiến người gặp phải cảm thấy khó chịu.

Mụn tuổi dậy thì xuất hiện do cơ thể có sự thay đổi về hormone, làm tăng sản xuất dầu thừa khiến nang lông bị tắc nghẽn và hình thành mụn trứng cá. Cùng theo dõi bài viết của Thẩm mỹ viện Kangnam để hiểu rõ hơn về tình trạng mụn trong tuổi dậy thì và cách điều trị hiệu quả.

I – Mụn tuổi dậy thì là gì?

Mụn tuổi dậy thì (1) là tình trạng da xuất hiện mụn trứng cá khi bước vào giai đoạn dậy thì, do cơ thể sản xuất nhiều hormone (hormone testosterone ở nam giới và estrogen ở nữ giới). Quá trình tăng sản xuất hormone khiến da bị kích thích tuyến dầu và bã nhờn nhiều hơn, khi dầu và bã nhờn, da chết tích tụ trong lỗ chân lông bị nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn P.acnes sẽ hình thành nên các nốt mụn.

Mụn trứng cá trong tuổi dậy thì thường xuất hiện ở trên da mặt, lưng, ngực, vai, … và bất cứ vùng da nào có nhiều tuyến dầu. Đây là vấn đề da liễu không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và tâm lý của người mắc phải.

Mụn trứng cá trong tuổi dậy thì thường xuất hiện ở trên da mặt, lưng, ngực, vai

Mụn trứng cá trong tuổi dậy thì thường xuất hiện ở trên da mặt, lưng, ngực, vai

II – Thời điểm xuất hiện mụn tuổi dậy thì

Mụn tuổi dậy thì xuất hiện khoảng từ 8-13 tuổi khi trẻ vào giai đoạn dậy thì. Thời điểm chính xác mụn bắt đầu xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của nó có thể khác nhau ở từng người.(2)

Đối với một số người, mụn có thể chỉ là vấn đề tạm thời trong giai đoạn dậy thì và dễ dàng điều trị. Tuy nhiên đối với những người khác, mụn dậy thì có thể kéo dài đến khi trưởng thành, khó điều trị hơn và cần được điều trị chuyên sâu với bác sĩ da liễu.

III – Các nguyên nhân gây ra mụn tuổi dậy thì

Nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện mụn dậy thì là do hormone sinh dục androgen phát triển, làm cho tuyến dầu nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn, khiến da tăng sản xuất dầu thừa, bã nhờn, dẫn đến nang lông bị bít kín và vi khuẩn xâm nhập gây mụn.(3)

Cụ thể dưới đây là các nguyên nhân gây ra mụn ở tuổi dậy thì:

Thay đổi hormone: Cơ thể khi bước vào tuổi dậy thì sẽ bắt đầu sản sinh nhiều hormone androgen, kích thích tuyến dầu hoạt động khiến tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn.

Vệ sinh da mặt sai cách: Các bạn nam và nữ trong tuổi dậy thì thường chưa biết cách vệ sinh da mặt kỹ, khiến lượng dầu tích tụ trên bề mặt da tăng lên, bụi bẩn không được loại bỏ hoàn toàn dẫn đến nguy cơ vi khuẩn tấn công, gây mụn.

Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp: Ở tuổi dậy thì, da đang tăng tiết dầu thừa nhiều, nếu sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm không phù hợp, có chứa dầu sẽ khiến da bị bít tắc lỗ chân lông và gây mụn.

Chế độ ăn không phù hợp: Chế độ ăn uống trong tuổi dậy thì cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành mụn. Các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh mì, bánh quy, nước ngọt có ga, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ kích thích da sản xuất dầu và gây mụn.

Rửa mặt đúng cách bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ

Vệ sinh da sai cách

IV – Phân loại mụn tuổi dậy thì

Các loại mụn xuất hiện phổ biến ở tuổi dậy thì bao gồm mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ, và mụn bọc. Nhận biết rõ tình trạng mụn để có cách điều trị phù hợp và hiệu quả.

Mụn đầu đen: Mụn đầu đen là nốt mụn nhỏ có màu đen hoặc nâu xuất hiện trên bề mặt da. Mụn đầu đen hình thành do tuyến dầu tiết ra quá mạnh mẽ làm chỗ lỗ chân lông tắc nghẽn và hình thành mụn, khi tiếp xúc với không khí, màu của chúng chuyển sang màu đen.

Mụn đầu trắng: Mụn đầu trắng là các nốt mụn nhỏ có mủ trắng nhô lên trên bề mặt da. Chúng tương tự như mụn đầu đen nhưng không tiếp xúc với không khí, vì vậy không bị chuyển thành màu đen.

Mụn bọc: Mụn bọc là những nốt mụn bị sưng đỏ, gây cảm giác đau khi chạm vào, nếu không điều trị đúng cách sẽ dễ để lại sẹo thâm trên da.

Mụn mủ: Mụn mủ là nốt mụn có màu trắng hoặc vàng ở đỉnh mụn, gây đau nhức, chúng hình thành khi lỗ chân lông bị nhiễm khuẩn.

BHA và Niacinamide có khả năng điều trị mụn

Phân loại mụn tuổi dậy thì

V – Mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu?

Bác sĩ da liễu Lê Thị Thủy cho biết: “Mụn tuổi dậy thì thường kéo dài đến khoảng 18 tuổi, sau độ tuổi này mụn sẽ thuyên giảm, vì khi đó hormone trong cơ thể đã đạt đến mức cân bằng và ổn định hơn. Việc giảm sản xuất hormone androgen sẽ giúp da giảm tiết dầu, tránh tắc nghẽn lỗ chân lông, hỗ trợ mụn giảm dần và biến mất.”

Khi trưởng thành, mọi người cũng có xu hướng chăm sóc da hiệu quả hơn, có thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh, sử dụng các sản phẩm dưỡng da phù hợp để kiểm soát bã nhờn, ngăn ngừa mụn.

VI – Tại sao mụn tuổi dậy thì kéo dài?

Mụn tuổi dậy thì thường kéo dài do cơ thể chưa ổn định hormone, sự gia tăng sản sinh hormone androgen dẫn đến da tăng tiết dầu, làm cho các lỗ chân lông bị bít tắc và tăng nguy cơ gây mụn. Nếu sự thay đổi hormone không ổn định trong thời gian dài hoặc không được điều chỉnh, mụn sẽ tiếp tục xuất hiện.

Ngoài ra thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, tiêu thụ đồ ăn cay nóng, nhiều đường, nhiều dầu mỡ và thói quen thức khuya, căng thẳng kéo dài cũng khiến mụn tái đi tái lại nhiều lần không thuyên giảm.

Đẩy mụn do cơ chế tự nhiên của AHA

Mụn tuổi dậy thì kéo dài do chăm sóc không đúng cách

VII – Cách điều trị mụn tuổi dậy thì là gì?

Một số cách trị mụn tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả là:(4)

– Sử dụng thuốc trị mụn chứa Benzoyl peroxide, đây là một thành phần có tác dụng làm sạch lỗ chân lông, giảm vi khuẩn gây mụn. Bạn có thể sử dụng kem hoặc gel chứa benzoyl peroxide với nồng độ từ 2.5% đến 10%, thoa vào vùng da bị mụn vào ban đêm.

– Dùng sản phẩm chứa Axit salicylic, đây là hoạt chất giúp lỗ chân lông thông thoáng, sạch sẽ và ngăn ngừa sự tích tụ của tế bào da chết, dầu thừa. Sản phẩm chứa axit salicylic thường có sẵn dưới dạng gel, sữa rửa mặt hoặc toner.

– Dùng kháng sinh đường uống với trường hợp mụn trứng cá nặng, bác sĩ sẽ kê kháng sinh đường uống như isotretinoin để điều trị mụn hiệu quả. Việc sử dụng kháng sinh cần được kê toa và giám sát bởi bác sĩ da liễu.

– Không tự ý nặn mụn trứng cá vì có thể khiến mụn lây lan rộng hơn và dễ để lại sẹo thâm.

– Vệ sinh da sạch sẽ bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt dịu nhẹ 2 lần mỗi ngày, tẩy da chết đều đặn 2 lần/tuần để ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông.

– Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên để bảo vệ da khỏi tác hại từ ánh nắng mặt trời.

– Ăn uống lành mạnh, hạn chế đường và chất béo, bổ sung nhiều rau quả, thực phẩm nhiều chất xơ để cải thiện sức khỏe làn da.

– Sử dụng kem dưỡng ẩm không chứa dầu, không gây tắc nghẽn lỗ chân lông để cân bằng độ ẩm cho da.

Chăm sóc làn da sau khi nặn mụn là điều vô cùng cần thiết

Tuyệt đối không nặn mụn

Trong trường hợp mụn trứng cá tuổi dậy thì diễn biến nặng và tái đi tái lại nhiều lần, hãy thăm khám với bác sĩ da liễu để được lên phác đồ điều trị hiệu quả. Thẩm mỹ viện Kangnam là địa chỉ trị mụn uy tín, ứng dụng công nghệ trị mụn Acne Plus hàng đầu, tiêu diệt tận gốc nguyên nhân gây mụn và hạn chế tái phát tối đa.

VIII – Một số sai lầm khi điều trị mụn tuổi dậy thì

Trong quá trình điều trị mụn dậy thì, có một số sai lầm chủ yếu khiến mụn tái đi tái lại như:

Làm sạch da sai cách: Vệ sinh da không kỹ, thiếu bước tẩy trang hoặc quá trình rửa mặt không sạch khiến da bị tích tụ dầu thừa, bụi bẩn, bã nhờn và gây mụn. Sử dụng quá nhiều sản phẩm làm sách da cũng dẫn đến nguy cơ khô da, tăng sản xuất dầu thừa và hình thành mụn.

Tự ý nặn mụn: Việc tự ý bóp, cạy và nặn mụn tại nhà cũng khiến vi khuẩn lan rộng và làm cho tình trạng mụn nặng nề hơn, gây nhiễm trùng, để lại sẹo thâm sau mụn khó điều trị.

Dùng sản phẩm trị mụn không phù hợp: Sử dụng quá nhiều sản phẩm trị mụn khiến da bị khô, kích ứng và khiến tình trạng mụn trở nên nặng nề hơn.

Bài viết giải đáp vấn đề mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu và cách điều trị mụn hiệu quả. Hy vọng những thông tin Thẩm mỹ viện Kangnam cung cấp sẽ giúp bạn có cách kiểm soát mụn hiệu quả và sở hữu làn da mịn màng.

0 / 5. (Bình trọn) 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Nguồn tham khảo

What Can I Do About Acne?
https://kidshealth.org/en/teens/prevent-acne.html
What is the typical duration of teenage acne?
https://www.quora.com/What-is-the-typical-duration-of-teenage-acne?no_redirect=1
Why does puberty cause acne?
https://www.quora.com/Why-does-puberty-cause-acne
13 tips for managing teen acne
https://www.mayoclinichealthsystem.org/hometown-health/speaking-of-health/tips-for-managing-teen-acne

    Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu
    5 Cách trị mụn Tuổi Dậy Thì hiệu quả Nhanh, Tự nhiên

    5 Cách trị mụn Tuổi Dậy Thì hiệu quả Nhanh, Tự nhiên

    Cập nhật: 02/04/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Cách trị mụn tuổi dậy thì là cụm từ có lượt search nhiều đáng báo động được Google phản ánh hiện nay. Hiểu được tâm lý giới trẻ, Kangnam sẽ bật mí đến các bạn tuổi teen một số cách khắc phục dứt điểm tình trạng này vô cùng đơn giản. I – Tại sao

    7 Cách chăm sóc da tuổi dậy thì đúng cách giúp ngừa mụn

    7 Cách chăm sóc da tuổi dậy thì đúng cách giúp ngừa mụn

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Chăm sóc da tuổi dậy thì: tẩy trang da mặt, rửa mặt với sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết, sử dụng kem chống nắng, lưu ý khi trang điểm và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chăm sóc da tuổi dậy thì vô cùng quan trọng bởi giai đoạn này da thường xuyên có

    Call
    Zalo