Vết khâu tầng sinh môn bị hở: Một số giải pháp khắc phục nhanh

Dưới đây là những thông tin hữu ích mà bạn cần phải ghi nhớ để chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh và tránh các tình trạng viêm buồng trứng, ung thư cổ tử cung. 96% phụ nữ sau sinh phải đối diện với tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị hở, và nếu không biết cách chăm sóc, tình trạng sẽ trở nên nguy hiểm hơn.

1/ Nguyên nhân vết khâu tầng sinh môn bị hở, há miệng

Kỹ thuật khâu tầng sinh môn thường được áp dụng cho các sản phụ sinh thường, nhằm giúp em bé được thuận lợi sinh ra.

Hiện tại, các bác sĩ đều dùng chỉ tự tiêu để khâu cho chị em. Vì thế, vết khâu sẽ lành lại trong khoảng từ 2 – 3 tuần mà không cần phải cắt chỉ.

khâu tầng sinh môn

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

Thế nhưng có rất nhiều chị em phải đối diện với tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị hở, rách vì chăm sóc sai cách, cụ thể:

Xịt rửa vùng kín quá mạnh khiến cho vết khâu bị tổn thương và khó lành lại.

Chà xát hoặc tác động mạnh vào phần mô ở tầng sinh môi làm cho chỉ khâu lỏng lẻo, gây hở miệng vết khâu.

Chị em thường xuyên ngồi lệch, bê vật nặng hay đi lại quá nhiều làm tuột chỉ, lồi da ở tầng sinh môn.

Ngoài ra, chỉ tự tiêu trước khi vết thương lành hẳn cũng là nguyên nhân khiến cho vết khâu bị hở, rách.

Vết khâu tầng sinh môn bị hở thường biểu hiện bằng 4 cấp độ:

Cấp độ 1: Chỉ rách phần da ở âm đạo.

Cấp độ 2: Rách phần da và cơ âm đạo của chị em.

Cấp độ 3: Vết rách rộng đến gần trực tràng và ảnh hưởng trực tiếp đến mô, da âm đạo cùng với các cơ ở tầng sinh môn.

Cấp độ 4: Vết khâu bị rách và cắt dài đến vùng cơ vòng của hậu môn (đây là trường hợp hiếm gặp nhất).

2/ Vết khâu tầng sinh môn bị hở có sao không?

Khi vết khâu bị hở, chị em sẽ có một số triệu chứng như sau:

Đau, nóng và ngứa ngáy ở vết khâu, đặc biệt là khi đi tiểu.

Mưng mủ và xuất hiện chất dịch mùi hôi thối ở vùng tầng sinh môn.

Bị đau bụng dưới dài ngày, đau nhiều hơn mỗi khi đi tiểu tiện.

Chảy máu hoặc xuất hiện cục máu đông ở miệng vết khâu.

Bị sốt hoặc dễ rùng mình, ớn lạnh, đặc biệt là vào ban đêm.

bị sốt

Xem thêm: Vết khâu tầng sinh môn bị lồi: Giải pháp khắc phục nhanh

Nếu vết khâu tầng sinh môn bị hở mà không được khắc phục sớm sẽ làm khả năng bị viêm nhiễm vùng kín. Bên cạnh đó, điều này còn làm cho quá trình hồi phục sức khỏe bị ảnh hưởng, khiến cho chị em phải đau đớn nhiều hơn. 

Thậm chí, trong một số trường hợp sẽ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ cho cô bé và giảm khoái cảm khi yêu. Vì vậy, chị em không nên chủ quan khi đối diện với tình trạng này nhé!

3/ Vết khâu tầng sinh môn bị hở phải làm sao?

Khi đối diện với tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị hở, chị em cần giữ tâm lý bình tĩnh và đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ tổn thương của vết khâu, sau đó đưa ra phương án xử lý hiệu quả nhất cho bạn.

kiểm tra cô bé

Đa số các trường hợp bác sĩ sẽ giúp bạn khâu lại tầng sinh môn. Sau đó, hướng dẫn cách massage và chăm sóc cho vết khâu hồi phục nhanh nhất, không để lại biến chứng. Ngoài ra, chị em cần chủ động thực hiện quy trình vệ sinh đúng cách và bảo vệ vùng kín không bị nhiễm trùng nhé!

4/ Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bị hở

Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bị hở bạn cần: Vệ sinh sạch sẽ, đúng cách, nghỉ ngơi đầy đủ, xây dựng chế độ ăn uống khoa học để vết thương sớm lành lại, không chịu bất cứ một rủi ro nào.

4.1/ Vệ sinh sạch sẽ, đúng cách

Giữ vết khâu sạch sẽ là nguyên tắc hàng đầu để loại bỏ sự xâm nhập của các tác nhân có hại. Do đó, các chị em sau sinh tuyệt đối không được lơ là và coi nhẹ vấn đề vệ sinh nhé!

Làm sạch vết khâu 3 lần/ngày bằng chất tẩy rửa có độ pH 3 – 4,5.

Vệ sinh sạch “vùng cấm địa” sau mỗi lần đi đại tiện, nên dùng nước ấm (từ 35 – 40 độ) để rửa.

Tiến hành các bước làm sạch nhẹ nhàng, không xịt rửa quá mạnh làm cho vết khâu bị rách.

Lau khô và dùng quần lót sạch, thoáng khí để vi khuẩn không có cơ hội tích tụ.

Không dùng đến kem dưỡng hoặc các sản phẩm skincare khác cho “cô bé” trong giai đoạn này.

Thay BVS mỗi 4h/lần và phải kiểm tra xem vết khâu có đang chảy máu hay không.

thay băng vệ sinh

Xem thêm: Vết khâu tầng sinh môn bị ngứa: “Định vị” 3 nguyên nhân

4.2/ Nghỉ ngơi đầy đủ

Là vị trí nhạy cảm, rất dễ bị chà xát và tổn thương khi đi lại hoặc mặc quần áo. Do đó, trước khi miệng vết khâu lành hẳn chị em nên hạn chế đi lại, không vận động mạnh hoặc bê đồ vật nặng. Điều này sẽ giúp cho mẹ không phải chịu cơn đau nhức mà còn làm cho vết khâu được ổn định và chóng lành lại.

Tuy nhiên, mẹ không nên duy trì một tư thế nằm quá lâu. Bởi vì có thể làm cho máu không được lưu thông và dễ gây viêm nhiễm ở khu vực “tam giác”. Hãy cố gắng đi lại nhẹ nhàng hoặc đa dạng tư thế nằm nghỉ để thúc đẩy máu lưu thông và vết khâu nhanh lành nhé!

4.3/ Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Bên cạnh việc vệ sinh và nghỉ ngơi hợp lý thì sở hữu chế độ ăn uống “balance” cũng giúp ích rất nhiều cho quá trình cơ thể hồi phục lại. Vậy ăn gì để vết khâu tầng sinh môn nhanh lành?

Vì vậy, các mẹ nên ghi nhớ các nguyên tắc bồi bổ sau:

Bổ sung vitamin A, D, K từ cam, carot, đu đủ… để giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Thêm đạm để thúc đẩy mô mới hình thành: cá hồi, sữa chua, bơ…

Nạp chất béo lành mạnh từ gan cá, quả óc chó và dầu oliu để tăng cường phản ứng cho hệ miễn dịch.

Đảm bảo chất lượng hệ tuần hoàn cho cơ thể bằng cách nạp các loại thực phẩm chứa chất sắt: bí ngô, khoai tây, đậu phộng…

Uống đủ lượng nước mà cơ thể cần (thông thường từ 1,5 – 2l/ngày)

uống nước

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

Xem thêm: Vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ: Chăm sóc vết thương nhanh lành

Bên cạnh đó, hãy “chia xa” với các món:

Gây dị ứng: Thịt gà, tôm, đồ nếp…

Gây sẹo: Thịt bò, thịt dê, rau muống.

Gây tích tụ máu: nước dừa, rau má, rượu…

Vết khâu tầng sinh môn bị hở không đáng sợ nhưng nếu để tình trạng diễn ra lâu dài sẽ gây nguy hiểm cho chị em. Vì thế, bác sỹ Kangnam khuyên bạn không nên chủ quan. Hãy chủ động thăm khám và thực hiện đầy đủ các giải pháp để giúp vết khâu chóng lành, không để lại sẹo.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

  1. Avatar photo Ngo Phuong viết:

    Mình sinh thường bé đc 3 tháng vết rạch bị hở sót, rỉ máu. Xin đc tư vấn ạ

  2. Avatar photo Kim anh viết:

    Vết khâu bị hở cấp độ 4 sinh được 3 năm rồi.xin tư vấn

  3. Avatar photo Nguyễn Thị Minh viết:

    Vết khâu bị hở khoảng cấp độ 3 thì làm thế nào ạ sinh con dc 9 năm rồi ạ

Comments are closed.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề tầng sinh môn
Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn: Bí quyết giúp vết thương nhanh lành

Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn: Bí quyết giúp vết thương nhanh lành

Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

Đa phần các mẹ bỉm sữa luôn tìm kiếm cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn đúng chuẩn để giải quyết những bất tiện khó nói. Hiểu được điều này, bài viết sau đây sẽ giúp bạn mở mang thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích mà không phải ai cũng nắm

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? 9 Điều cần biết

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? 9 Điều cần biết

Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành đang là chủ đề nóng trên các diễn đàn làm đẹp sau sinh hiện nay. Để giúp các mẹ bỉm tính toán chính xác thời gian và có cách chăm sóc khoa học nhất, đừng bỏ qua những tư vấn “đắt giá” từ các chuyên gia

Vết khâu tầng sinh môn bị lồi: Giải pháp khắc phục nhanh

Vết khâu tầng sinh môn bị lồi: Giải pháp khắc phục nhanh

Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

Vết khâu tầng sinh môn bị lồi kèm theo ngứa, đau nhức có thực sự đáng ngại? Nỗi băn khoăn này dường như đã trở nên rất phổ biến đối với các mẹ bầu sau sinh. Vậy nên, cách tốt nhất để “tháo gỡ” lo lắng chính là tìm hiểu đầy đủ nguyên nhân, cách

Rạch tầng sinh môn là gì? Khi nào cần? Quy trình cụ thể?

Rạch tầng sinh môn là gì? Khi nào cần? Quy trình cụ thể?

Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

Sinh con so là thử thách khó khăn của người mẹ và để hạn chế biến số tiêu cực, thai phụ buộc phải rạch tầng sinh môn. Tác dụng của thủ thuật hộ sinh này là gì? Liệu có để lại biến chứng không? Theo dõi “cẩm nang làm mẹ” của BVTM Kangnam để biết

May thẩm mỹ tầng sinh môn ở đâu Tốt, Uy tín, An toàn

May thẩm mỹ tầng sinh môn ở đâu Tốt, Uy tín, An toàn

Cập nhật: 01/04/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

May thẩm mỹ tầng sinh môn ở đâu tốt? Dấu hỏi này thường được đặt ra ở hầu hết các phụ nữ sau khi đã có em bé, với mong muốn khôi phục lại dáng vẻ gọn đẹp hồng hào của “vùng mật đạo”. Bài viết ngay sau đây sẽ dẫn đường giúp bạn đến

Chỉ khâu tầng sinh môn bao lâu thì tiêu? 5 Điều “Cần Biết”

Chỉ khâu tầng sinh môn bao lâu thì tiêu? 5 Điều “Cần Biết”

Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

Chỉ khâu tầng sinh môn bao lâu thì tiêu sẽ mất khoảng 2- 4 tuần mới hết cảm giác khó chịu và sau 1 tháng thì sẽ hồi phục hoàn toàn ngoài ra còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Những điều cần lưu ý sau khi khâu tầng sinh môn bằng chỉ tự

icon