Môi Bé: Cấu tạo, Chức năng, Vấn đề thường gặp, Lưu ý

Môi bé được so sánh tương tự như một “cánh cửa” để dẫn vào bên trong âm đạo. Chính vì có nhiều người thường nhầm lẫn về vị trí, đặc điểm cũng như vai trò của bộ phận này nên kangnam sẽ là tổng hợp kiến thức sinh học và Y khoa chi tiết nhất.

I – Môi bé vùng kín là gì? Nằm ở vị trí nào?

Đây là 2 đường nếp mô mềm rất mỏng nằm ở cửa âm đạo của nữ giới, được “bảo vệ” bên trong môi lớn – hai mép da dày, kéo dài từ gò mu ra phía sau.

Nhiều cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng môi cô bé có tới hơn 50 hình dáng khác nhau và thường không cân xứng tuyệt đối giữa hai bên. Chúng có thể mang đặc điểm dài, ngắn, đậm hoặc nhạt khác nhau ở từng người.

môi nhỏ

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

Xem thêm: Ngứa môi bé vùng kín: Nguyên nhân và phương pháp chữa hiệu quả nhất

Nhìn chung, cánh môi này có độ dài từ khoảng 3-5cm và dày 5-7mm. Kích thước đó có thể thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào đời sống và thói quen sinh hoạt hằng ngày của người phụ nữ.

II – Cấu tạo môi bé âm vật

Khác với môi lớn phía ngoài, da môi trong có kích thước và màu sắc rất đa dạng. Về mặt cấu trúc, lớp da tại vị trí này không có lông mu, mỡ và tuyến mồ hôi nhưng lại tập trung tới hàng nghìn đầu dây thần kinh cảm giác.

Điểm gặp của 2 môi nhỏ được phủ bởi một lớp bao da gồ nhẹ lên, hay còn gọi là mũ âm vật. Phần còn lại phía sau không được che chắn chính là quy đầu.

Khi tìm hiểu tổng quan về vị trí này, nhiều chị em cũng bày tỏ thắc mắc bên trong môi nhỏ là gì? Lý giải cho điều đó, các chuyên gia giải thích vùng giữa 2 môi là tiền đình, gồm có: niệu đạo, lỗ âm đạo và “điểm đến” của các tuyến tiết chất nhầy.

III – Môi nhỏ vùng kín có chức năng gì?

Chức năng quan trọng nhất của môi cô bé là tạo “hàng rào”, đảm bảo an toàn cho khu vực tiền đình và những bộ phận sâu bên trong (tử cung, buồng trứng…) tránh khỏi vi khuẩn tấn công.

vai trò môi bé

Ngoài ra, đây cũng là vị trí đảm nhiệm vai trò giữ độ pH và độ ẩm cần thiết cho vùng kín không bị khô rát, hạn chế tối đa nguy cơ tổn thương hoặc viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, các dây chằng và khối mô nằm bên dưới môi nhỏ còn có khả năng cương cứng khi được kích thích. Đồng thời lúc này, các tuyến sẽ nhận “tín hiệu” tiết dịch nhờn để quá trình giao hợp diễn ra thuận lợi.

Bởi vậy mà rất nhiều TH xảy ra: viêm, ngứa môi bé, đau rát vùng nhạy cảm… đều có mối liên quan trực tiếp tới những vấn đề của môi nhỏ.

IV – Một số vấn đề thường gặp ở môi bé

Thực tế có tới hơn 50% bệnh lý vùng kín mà chị em gặp phải là do sự bất thường ở môi âm hộ. Trong đó, 2 tình trạng phổ biến nhất hiện nay là:

1. Môi bé dài, phì đại

Tuy rằng kích thước và hình dạng cánh môi bình thường có thể mở rộng ra hoặc không cân đối giữa 2 bên, nhưng trong trường hợp phát triển to quá mức lại gây ra không ít sự bất lợi cho phái nữ.

môi nhỏ bị dài

Xem thêm: Cắt môi bé bao lâu thì Lành : các yếu tố cần chú ý

Lý giải cho hiện tượng này, các bác sĩ coi đây là một biến động tự nhiên của cơ thể, xảy ra sau khi mang thai/sinh nở, giao hợp nhiều lần hoặc do ảnh hưởng của lão hóa. Một số triệu chứng thường thấy:

Môi trong dài và dày, vượt ra ngoài môi lớn.

Dễ bị kích ứng và ngứa dai dẳng.

Khó chịu khi vận động (ngồi xe máy lâu, đạp xe…).

Đau rát mỗi lúc QHTD.

2. Dính môi bé

Đây là tình trạng môi nhỏ bị kết dính lại với nhau, che kín một phần hoặc toàn bộ cửa âm đạo và chỉ để lại một khoảng trống hở rất nhỏ.

Điều này xuất hiện chủ yếu là do nồng độ hormone Estrogen quá thấp, hoặc đeo BVS/mặc đồ bó sát trong thời gian dài khiến 2 bên môi dính liền.

dính môi nhỏ

Thường gặp ở trẻ em gái trước tuổi dậy thì (tỷ lệ khoảng 5%) và phụ nữ sau sinh hay tiền mãn kinh. Các triệu chứng bao gồm:

Đi tiểu khó, nước tiểu chảy thành giọt nhỏ.

Có dấu hiệu nhiễm trùng, viêm tiết niệu.

Dịch tiết bất thường, nặng mùi.

Khó khăn khi QHTD, đau rát và ngứa.

V – Cách xử lý những vấn đề về môi nhỏ

Mọi bệnh lý liên quan đến vùng kín đều không đáng lo ngại nếu được điều trị sớm. Vì thế, cách xử lý triệt để và hiệu quả nhất giúp phái đẹp giải quyết “bài toán” đau đầu này đó là:

1. Thẩm mỹ khắc phục môi nhỏ dài, phì đại

Quá trình thẩm mỹ sửa môi âm hộ được coi là một thủ thuật tạo hình môi, thu giảm kích thước bằng cách sử dụng tia laser hoặc thiết bị chuyên dùng khác.

Trong khi thực hiện, BS sẽ khéo léo loại bỏ phần mô da thừa và tái định hình lại dáng vẻ “cánh hồng” sao cho cân xứng hơn. Đối với nhiều chị em, đây cũng là cách hữu hiệu để chữa thâm sạm vùng kín, tăng tính thẩm mỹ cho cô bé.

thu nhỏ môi bé

Nếu các chị em chủ quan trong việc chọn địa chỉ làm đẹp thì PT có thể mang đến một số rủi ro như: phản ứng với thuốc mê, nhiễm trùng, hình thành mô sẹo…

Đồng thời, bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần cho khoảng thời gian hồi phục sau đó, trung bình sẽ mất khoảng từ 2-6 tuần hoặc lâu hơn nếu cơ địa khó lành.

2. Điều trị dính môi bé tại bệnh viện

Tùy thuộc vào mức độ dính liền giữa 2 bên, Bác sỹ sẽ đưa ra phương án điều trị bằng thuốc hoặc  ca thiệp dao kéo để đưa dáng môi nhỏ về trạng thái bình thường.

Nếu bị nhẹ, bạn sẽ được kê đơn có chứa loại kem Estrogen, hỗ trợ ngăn cách môi chỉ sau một liệu trình. Nhưng điều quan trọng cần nhớ đó là phải thoa kem đúng liều lượng để tránh kích ứng, chảy máu âm đạo…

chữa trị tại bệnh viện

Việc sử dụng kem bôi gần như không có tác dụng nếu độ kết dính 2 môi quá dày và chặt nên sẽcần can thiệp phẫu thuật để bóc tách. Quy trình được thực hiện dưới dạng gây tê, kéo dài trong khoảng 45-60P.

VI – Lưu ý chăm sóc sau phẫu thuật

Sau phẫu có thể xảy ra một vài phản ứng phụ như: bầm tím, sưng tấy và nhạy cảm nên cô bé rất cần được chăm sóc cẩn thận để tránh gây ra hậu quả nặng nề. Do vậy, các nàng nên học ngay những bí quyết bảo vệ vùng kín như sau:

1. Sinh hoạt

Chườm lạnh (1-2 lần/ngày) trong 24-72h hậu phẫu.

Chỉ thoa kem/thuốc hỗ trợ liền sẹo khi được bác sỹ cho phép.

Không tắm/rửa nước quá bỏng rát hoặc xông hơi.

Chọn đồ lót vừa vặn, vải mềm không xù và thường phục rộng rãi.

Không nhịn tiểu hoặc nhịn đi nặng vì tâm lý e ngại vết thương.

Ngủ đúng và đủ giấc, dành ít nhất 1 tuần đầu để nghỉ ngơi thoải mái.

Làm sạch vùng cẫm sau mỗi lần đi Toilet, thao tác từ trước ra sau, tuyệt đối không miết hay chà mạnh.

nghỉ ngơi thoải mái

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

Xem thêm: Cắt môi bé bao lâu thì quan hệ được: Những điều cần lưu ý

2. Dinh dưỡng

Chọn loại quả mọng giúp sửa chữa mô tổn thương: nho, lựu, cam, bưởi…

Bổ sung chất xơ, carbs và vitamin A, C: khoai tây, súp lơ, bắp cải, mồng tơi…

Tập trung vào Sắt và Protein nạc để tái tạo tế bào mới: thịt lợn, đậu hũ, sữa chua…

Chất béo lành mạnh hỗ trợ thúc đẩy hệ miễn dịch: dầu oliu, bơ, hạt, đậu.

Thêm Probiotics (lợi khuẩn) từ sữa chua, kim chi, dưa cải… nhưng chỉ dùng ở mức vừa phải.

Tạm xa các món khiến cô bé có sẹo thâm, mùi hôi, kích ứng: tôm, cua, ốc, thịt gà, thịt bò… và các món quá nóng/lạnh.

Tránh rượu bia, thuốc lá và đồ có chứa cafein vì có thể gây xuất huyết vết thương.

3. Vận động

Tránh vận động gắng sức hay những bài gym/yoga quá mạnh.

Dừng QHTD trong ít nhất 2-3 tháng sau điều trị.

Ưu tiên đi bộ nhẹ (5-10”/ngày) và tập kegel (2-3 lần/ngày).

Những kiến thức về môi bé (1) tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất quan trọng giúp chị em phụ nữ biết cách tự chăm lo cho vùng kín. Nếu có bất kỳ biểu hiện khác lạ nào, bạn cần sớm đến gặp bác sĩ để ngăn chặn mọi rủi ro ngoài ý muốn, đảm bảo cô bé luôn luôn khỏe đẹp.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề môi bé
    Ngứa môi bé vùng kín: Nguyên nhân và phương pháp chữa hiệu quả nhất

    Ngứa môi bé vùng kín: Nguyên nhân và phương pháp chữa hiệu quả nhất

    Ngứa môi bé là một dấu hiệu bất thường, ẩn chứa những nguy hiểm đáng báo động trên cơ thể nữ giới. Vì thế, bạn cần hiểu rõ về tất cả những nguyên nhân có thể gây ra nhằm tìm cách phòng tránh và chữa trị nếu rơi vào tình cảnh này. Những kiến thức

    Môi Bé Bên To Bên Nhỏ: 3 ảnh hưởng và cách xử lý hiệu quả

    Môi Bé Bên To Bên Nhỏ: 3 ảnh hưởng và cách xử lý hiệu quả

    3 Ảnh hưởng môi bé bên to bên nhỏ: môi bé bị dài rất dễ cọ xát vào quần nhỏ, việc mặc trang phục quá chật cũng gây nên bí bách khó chịu. Đặc biệt, khi kết hợp với tập thể dục, đạp xe… sẽ làm gia tăng thêm áp lực, ma sát lâu ngày

    Môi Bé Phì Đại: 4 Nguyên nhân, 3 Cách khắc phục hiệu quả

    Môi Bé Phì Đại: 4 Nguyên nhân, 3 Cách khắc phục hiệu quả

    Môi bé đại phì là hiện tượng phần môi nhỏ bị giãn rộng, mỏng và kích thước lớn hơn 4cm, môi bé lồi ra ngoài che cả 2 môi lớn. Đồng thời, màu sắc môi cũng thay đổi, thâm sạm làm mất đi sự hấp dẫn, quyến rũ của phái nữ. 3 Cách khắc phục

    Môi bé lồi ra ngoài có sao không? Nguyên nhân & Cách xử lý

    Môi bé lồi ra ngoài có sao không? Nguyên nhân & Cách xử lý

    Trên khắp các diễn đàn MXH đều dễ dàng tìm thấy chủ đề: Môi bé lồi ra ngoài có sao không? Tuy nhiên, đa phần các lời giải đáp đưa ra đều không có sự đồng nhất khiến cho nhiều chị em lo sợ. Vì vậy, hãy cùng lắng nghe câu trả lời chính xác

    Môi Bé Bị Sưng: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

    Môi Bé Bị Sưng: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

    Chủ đề môi bé bị sưng do đâu đang gây sốt trên các diễn đàn MXH. Rất nhiều lời giải đáp được đưa ra nhưng không có sự đồng nhất, làm cho chị em bối rối và lo sợ. Vậy thì, các bác sĩ Kangnam nói gì về chủ đề này? Đọc ngay! 1/ Môi

    Môi Bé Bị Thâm: Bí quyết khắc phục nhanh nhất

    Môi Bé Bị Thâm: Bí quyết khắc phục nhanh nhất

    Laser vùng kín đang là “hot trend” được các quý cô ưu ai nhờ tính hiện đại và khả năng trị khỏi môi bé bị thâm. “Mật động” thâm sạm do đâu? Có cách nào tại nhà làm giảm triệu chứng này không? Đừng bỏ qua 7 mẹo hữu hiệu trong bài viết của Kangnam

    icon