Ngứa môi bé vùng kín: Nguyên nhân và phương pháp chữa hiệu quả nhất

Ngứa môi bé là một dấu hiệu bất thường, ẩn chứa những nguy hiểm đáng báo động trên cơ thể nữ giới. Vì thế, bạn cần hiểu rõ về tất cả những nguyên nhân có thể gây ra nhằm tìm cách phòng tránh và chữa trị nếu rơi vào tình cảnh này. Những kiến thức bổ ích nhất sẽ được tổng hợp ngay sau đây.

1/ Ngứa môi bé vùng kín là do nguyên nhân gì?

Ngứa môi bé vùng kín do nguyên nhân vệ sinh không sạch sẽ, kích ứng từ trang phục, hóa chất, do căng thẳng stress, rận mu, bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, nhiễm trùng nấm men, mắc bệnh sùi mào gà, nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục, cụ thể:

1.1/ Do vệ sinh không sạch sẽ

Vùng “tam giác” nhạy cảm luôn dễ bị các vi khuẩn tấn công nên rất cần được bảo vệ kỹ lưỡng và chăm sóc cẩn thận mỗi ngày.

ngứa môi bé do đâu

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

Xem thêm: Cắt môi bé bao lâu thì Lành : các yếu tố cần chú ý

Tuy nhiên, các cô nàng lại khá chủ quan trong vấn đề này và mắc một số sai lầm như:

Thụt rửa sâu với tần suất và cường độ mạnh.

Không làm sạch và lau khô trước khi ra khỏi WC.

Giữ băng vệ sinh quá 4- 5h vào những ngày “rớt dâu”.

Trường hợp ngứa nhẹ do kích ứng thường sẽ khỏi ngay sau khi điều chỉnh lại các thói quen xấu. Nhưng nếu kéo dài tình trạng sẽ có thể dẫn tới viêm nhiễm môi bé hoặc toàn bộ âm đạo với hiện tượng: đau rát, sưng đỏ…

1.2/ Do kích ứng từ trang phục, hóa chất

Một vài chị em ưa mặc quần trong và ngoài quá chật chội lâu ngày cũng có thể bị kích ứng cô bé, hay còn gọi là viêm da do tiếp xúc.

Bên cạnh đó, các loại chất hóa học trong trang phục hoặc mỹ phẩm vùng kín, nước hoa, sữa tắm… cũng dễ làm cho da phải chịu tổn thương.

Các dấu hiệu rõ nhất chính là phát ban đỏ, nóng rát và ngứa ngáy tại môi bé và khắp vùng lân cận.

1.3/ Do căng thẳng Stress

Mặc dù nguyên nhân này không còn xa lạ với nhiều người nhưng lại có cơ sở khoa học rất rõ ràng. Bởi khi sự căng thẳng và bất ổn tinh thần xảy ra có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch trong cơ thể.

ngứa vùng kín do căng thẳng

Đặc biệt tại vùng kín, cơ chế tự làm sạch chỉ có tác dụng ở một mức độ nhất định. Vậy nên, khi “bộ máy dọn dẹp” bị yếu đi, khả năng môi bé ngứa và kích ứng là rất cao.

Hơn nữa, các chuyên gia cũng đã chứng minh được mối tương quan giữa stress và sự thay đổi nội tiết tố. Do đó, các triệu chứng bất thường như: nhiễm trùng, tiết nhiều dịch nhầy… xuất hiện là điều dễ hiểu.

1.4/ Bước vào giai đoạn mãn kinh

Nồng độ hormone Estrogen giảm đi cùng với sự tăng thêm của tuổi tác hoặc sau giai đoạn nuôi con bằng sữa. Vì vậy, tuyến nội tiết hoạt động kém hơn có thể làm mỏng lớp niêm mạc âm đạo và môi âm hộ.

Khi ấy, vùng da này có xu hướng bị khô hạn, bong tróc dẫn tới viêm ngứa và gây ra nhiều thương tổn không mong muốn khác.

Đây cũng là lý do mà phụ nữ ở tuổi mãn kinh có nguy cơ mắc các bệnh cao hơn, trong khi họ cũng không biết tự bảo vệ đúng cách.

1.5/ Bị rận mu

Các nhà khoa học đã nghiên cứu thấy rận mu tồn tại từ thời Trung Cổ hàng ngàn năm trước, có vật chủ duy nhất là con người và lan rộng qua hình thức giao hợp.

Loài vật ký sinh này khi “xâm chiếm” sẽ gây viêm ngứa, châm chích vùng kín, do làn da bị dị ứng với chất nhầy và nước bọt của chúng. Thậm chí, nếu không điều trị kịp thời, cô bé còn có thể bị đổi màu sang thâm tím sau 3-4 tuần.

Ngoài ra, bạn còn nhận biết được rận mu thông qua việc quan sát thấy các hạt nhỏ li ti màu vàng trắng bám trên sợi lông, đó chính là trứng và nhộng.

rận mu gây ngứa

Xem thêm: Cắt môi bé bao lâu thì quan hệ được: Những điều cần lưu ý

Lưu ý: Tuyệt đối không nên gãi vì hành động này sẽ “tiếp tay” cho các loại vi trùng dễ dàng xâm nhập vào bên trong.

1.6/ Nhiễm trùng nấm men

Nấm men tồn tại cùng với các lợi khuẩn bên trong âm đạo theo tính chất cộng sinh, hài hòa. Nhưng khi xảy ra sự mất cân bằng, nấm phát triển mạnh mẽ quá mức sẽ gây nên viêm da, tiết dịch vón cục và ngứa.

Nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi bất thường này được xác định là do rối loạn nội tiết tố, uống quá nhiều thuốc kháng sinh hoặc quan hệ tần suất cao.

Các nhà khoa học cũng đưa ra kết luận mới nhất rằng, người bị mắc bệnh tiểu đường có thể mang nguy cơ nhiễm trùng nấm men do nước tiểu gây kích ứng.

1.7/ Mắc bệnh sùi mào gà

Theo WHO ghi nhận, đây là loại bệnh lây qua QHTD cực kỳ phổ biến với sự “xâm chiếm” của virus gây u nhú. Chúng thường phát triển và biểu hiện rõ rệt trong khoảng từ 2- 9 tháng.

Bạn sẽ thấy các nốt nhỏ li ti hình tròn, tập trung thành từng mảng màu hồng nhạt, vừa làm mất thẩm mỹ và vừa ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

mắc bệnh sùi mào gà

Những cơn ngứa rát sẽ trải dài khắp môi bé, cửa âm đạo đến tầng sinh môn… gây ra cảm giác khó chịu và nóng ran. Một số ít trường hợp bị nặng có thể tiến triển thành ung thư cổ tử cung, gia tăng nguy cơ vô sinh.

1.8/ Nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục khác

Tiến sĩ Minkin (CDC) cho rằng: Có tới 80% các loại bệnh lây nhiễm qua “chuyện phòng the” đều có biểu hiện ban đầu là ngứa rát âm hộ.

Một số bệnh thường gặp và triệu chứng nổi bật là:

Mụn rộp: các đám mụn nước sưng đỏ trên môi bé, dễ bị vỡ ra và xuất hiện các vết loét. Ngoài ra, còn có thể bị sưng hạch, sốt, đau đớn nhất vào thời kỳ kinh nguyệt.

Bệnh lậu: nhiều dịch mủ tiết ra bất thường, ngứa dai dẳng và buốt khi đi vệ sinh, có thể dẫn tới viêm ống dẫn trứng.

Nhiễm trùng Trich: do một loại trùng roi “trú ngụ” gây kích ứng, sưng bẹn, tiết dịch có máu… tiềm ẩn nguy hại đến khả năng sinh con. 

2/ Ngứa môi bé vùng kín có cần tới bác sĩ điều trị không?

Ngứa môi bé vùng kín bạn sẽ phải tới bác sĩ điều trị khi vùng ngứa kéo dài khoảng 1 tuần cùng với các triệu chứng như đau, sưng đỏ, nổi mẩn, xuất huyết…Đối với các trường hợp kích ứng nhẹ, không gây khó chịu quá mức, bạn có thể tự khắc phục bằng cách thay đổi thói quen, nếp sống một cách khoa học hơn.

ngứa môi bé có cần đến bác sĩ phụ khoa

Tại các bệnh viện uy tín, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra và xét nghiệm kỹ lưỡng nhằm xác định tình trạng và giúp bạn đưa ra phương án khắc phục phù hợp nhất.

Chính vì thế, hãy chú ý lắng nghe chính cơ thể của mình để biết cách chăm lo và bảo vệ bản thân khỏi những nhân tố gây hại.

3/ Khắc phục môi bé bị ngứa tại nhà như thế nào?

Để tránh làm tình trạng ngứa âm môi trở nên nặng nề hơn, bạn cần nắm rõ các bí quyết chủ động khắc phục hiệu quả. Từ đó, giúp đảm bảo an toàn cho cơ thể và không gây nguy hại đến sức khỏe sinh sản.

Kiểm soát viêm nhiễm bằng cách không dùng tay cào gãi, chà mạnh.

Luôn giữ cô bé sạch thoáng, “dọn dẹp” nhẹ nhàng bằng nước ấm.

Có thể dùng lá trà, trầu không, vỏ bưởi… tinh chế thành nước trị ngứa.

Sử dụng quần nhỏ làm từ vải cotton, lụa tơ tằm để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ.

Hạn chế quan hệ trong thời gian điều trị để tránh lây lan nghiêm trọng.

Thay quần áo ẩm ướt khi tập thể dục xong hoặc về nhà sau một ngày dài.

Điều chỉnh ăn uống theo hướng lành mạnh, bổ sung vi lượng có lợi.

khắc phục môi bé bị ngứa tại nhà

4/ Các phương pháp chữa ngứa môi bé vùng kín tại bệnh viện

Các phương pháp chữa ngứa môi bé vùng kín tại bệnh viện là sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, điều trị ngứa viền môi bé bằng công nghệ cao. Khi đã trải qua nhiều ngày ngứa rát mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể sẽ được áp dụng trị liệu theo các phương pháp khác nhau.

4.1/ Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm

Thuốc Tây y được đánh giá khá cao trong việc điều trị đa số các loại bệnh trên cơ thể người. Vì thế, bạn sẽ được kê các loại dược phẩm chống nấm, kháng viêm dưới nhiều dạng khác nhau như: kem bôi, thuốc viên…

Bên cạnh đó, bạn cần tham khảo chi tiết những ý kiến của chuyên gia để tránh gặp phải một vài thành phần có thể gây dị ứng với cơ địa.

sử dụng thuốc kháng sinh

Trong những ngày điều trị, bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn, uống đủ liều lượng để đảm bảo công hiệu tốt nhất. 

Ngoài ra, tuyệt đối không được tự ý hoặc nghe lời người ngoài dùng thêm thuốc thiếu căn cứ chính xác và không được bác sĩ đồng ý.

4.2/ Điều trị ngứa viền môi bé bằng công nghệ cao

Y khoa hiện đại ngày nay đã ứng dụng không ít những CN tân tiến để chữa trị các triệu chứng liên quan đến môi bé. Mỗi kỹ thuật đều mang ưu thế nổi bật và dành riêng cho từng trạng thái biểu hiện bệnh.

Một số CN nổi bật nhất đó là:

CN Oxygen

Tiêu trừ tới hơn 90% hại khuẩn nhờ ion oxy.

Hỗ trợ kích hoạt sự tái tạo và sản sinh tế bào mới.

Phù hợp với người đã rơi vào viêm nhiễm mức độ nặng.

Cân bằng gen sinh học

Ức chế sự bùng phát và sinh sôi của các loại vi khuẩn gây viêm.

Không gây sẹo, phục hồi nhanh chóng khu vực bị tổn hại.

Áp dụng cho người bị lậu, nấm men, mụn rộp…

phương pháp chữa ngứa môi bé

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

Xem thêm: Cắt môi bé ở đâu Đẹp, Uy tín nhất? 4 chỉ dẫn quan trọng

CN quang động lực ALA-PDT

Chiếu nguồn sáng có tác dụng phá vỡ triệt để các u thịt.

Tỷ lệ tái mắc và để lại biến chứng là rất thấp.

Liệu pháp hiệu quả đặc trị virus HPV gây sùi mào gà.

Thông qua những nguy hiểm tiền ẩn khi bị ngứa môi bé, BVTM Kangnam khuyên bạn cần chú ý xây dựng thói quen sống khoa học. Nhờ đó, có thể bảo toàn sức khỏe của mình luôn trong trạng thái tốt nhất, không phải trải qua sự đau đớn hay khó chịu nào.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề cắt môi bé
    Cắt môi cô bé giá bao nhiêu tiền? Bảng chi phí thu nhỏ

    Cắt môi cô bé giá bao nhiêu tiền? Bảng chi phí thu nhỏ

    Cập nhật: 01/04/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Cắt môi cô bé giá bao nhiêu là thắc mắc của nhiều chị em đang có ý định thẩm mỹ vùng kín. Trước những băn khoăn rất đỗi riêng tư này, các chuyên gia từ Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam sẽ giúp bạn tìm ra đáp án chính xác qua bài viết sau đây. 1/

    Cắt môi bé bao lâu thì quan hệ được: Những điều cần lưu ý

    Cắt môi bé bao lâu thì quan hệ được: Những điều cần lưu ý

    Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Thu gọn môi bé là “bí kíp” thẩm mỹ được nhiều chị em truyền tai nhau để “giữ lửa” đời sống vợ chồng. Vậy cắt môi bé bao lâu thì quan hệ được và cần lưu ý những vấn đề gì? Cùng BVTM Kangnam tìm hiểu bài viết dưới đây và khám phá những thông

    Cắt môi bé có để lại sẹo không? 3 Tuyệt chiêu phòng tránh

    Cắt môi bé có để lại sẹo không? 3 Tuyệt chiêu phòng tránh

    Cập nhật: 02/04/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Ước tính trung bình có khoảng 10.000 ca tạo hình cánh môi được thực hiện mỗi năm. Đối diện với xu thế này, nhiều chị em băn khoăn không rõ cắt môi bé có để lại sẹo không? Nếu bạn cũng đang đi tìm lời giải đáp, bài viết mà BV Kangnam mang đến dưới

    Môi bé bị dài: Giải pháp khắc phục triệt để, không tái phát

    Môi bé bị dài: Giải pháp khắc phục triệt để, không tái phát

    Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Bệnh phụ khoa là nỗi mặc cảm của nhiều chị em đặc biệt là những ai bị dài môi bé. Vậy môi bé bị dài do đâu, có cách nào để khắc phục không? “Giải cứu” môi bé trong vòng một nốt nhạc bằng những kiến thức trong bài viết dưới đây. I – Môi

    Cắt môi bé bao lâu thì Lành : các yếu tố cần chú ý

    Cắt môi bé bao lâu thì Lành : các yếu tố cần chú ý

    Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Cắt môi cô bé là một phương pháp tiểu phẫu giúp môi bé khắc phục tình trạng trùng nhạo, bị chảy xệ, dư ra nhiều và thâm đen, kém thẩm mỹ. Để giúp cô bé mau lành sau phẫu thuật, có 4 cách hiệu quả bạn nên thực hiện như chườm đá lạnh khi bị

    Cắt Môi Bé Vùng Kín: 5 Tips Eva cần biết trước khi thẩm mỹ

    Cắt Môi Bé Vùng Kín: 5 Tips Eva cần biết trước khi thẩm mỹ

    Cập nhật: 01/04/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Cắt môi bé là giải pháp ‘tạo hình” vùng kín giúp loại bỏ thịt thừa ở hai rìa môi bé và cố định các cơ lại, giúp cô bé sẵn chắc thon gọn nhằm “giữ lửa” vợ chồng khi quan hệ. Tại Bệnh Viện Thẩm Mỹ Kangnam hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa

    icon