Môi Bé Bị Sưng: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Chủ đề môi bé bị sưng do đâu đang gây sốt trên các diễn đàn MXH. Rất nhiều lời giải đáp được đưa ra nhưng không có sự đồng nhất, làm cho chị em bối rối và lo sợ. Vậy thì, các bác sĩ Kangnam nói gì về chủ đề này? Đọc ngay!

1/ Môi bé bị sưng là do nguyên nhân gì?

Tình trạng môi bé bị sưng xuất hiện khá nhiều ở những chị em đang trong độ tuổi sinh sản. Mức độ sưng có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng phụ thuộc vào các tác nhân khác nhau, cụ thể:

1.1/ QHTD mạnh bạo

Đây có lẽ là nguyên nhân mà nhiều chị em không ngờ tới đúng không? Việc “yêu” quá thô bạo sẽ tạo ra lực ma sát lớn giữa dương vật và cô bé.

môi bé sưng do quan hệ

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

Xem thêm: Môi Bé Bị Thâm: Bí quyết khắc phục nhanh nhất

Điều này trực tiếp làm tổn thương đến vùng âm đạo và làm cho môi bé bị sưng. Tình trạng sưng có thể xảy ra và kéo dài ngay cả khi bạn đã kết thúc ân ái.

1.2/ Dị ứng

Một vài chị em dùng sản phẩm tẩy rửa quá date hoặc dùng không sai cách cũng có thể khiến cho môi bé bị dị ứng. Bên cạnh đó, các hóa chất ẩn trong trang phục thường ngày cũng là tác nhân làm cho da âm đạo tổn thương.

Các biểu hiện rõ nhất là đau, ngứa vùng môi bé và các vị trí lân cận. Tuy nhiên, cảm giác này giảm dần khi chị em ngưng sử dụng sản phẩm hoặc đổi trang phục.

1.3/ Nhiễm trùng nấm

BYT và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ cho biết, 3 trong số 4 người phụ nữ sẽ bị nhiễm trùng nấm men ít nhất 1 lần trong đời.

Nấm men tồn tại cùng với các lợi khuẩn ở âm hộ theo tính chất cộng sinh. Tuy nhiên, khi chúng phát triển mạnh sẽ gây sưng, nóng rát và ngứa cho ở vùng kín, bao gồm cả môi nhỏ.

nhiễm khuẩn vùng âm đạo

Lý do dẫn đến sự thay đổi này được xác định là dùng thuốc kháng sinh quá liều hoặc mắc bệnh tiểu đường.

Các nhà khoa học cũng đưa ra nhận định rằng, mẹ bầu có nguy cơ nhiễm trùng nấm men cao, do hormone bị rối loạn. Vì vậy, các chị em rất dễ gặp tình trạng môi bé bị sưng khi mang thai.

1.4/ Viêm nhiễm do vi khuẩn

Vùng âm hộ rất nhạy cảm, dễ bị vi sinh tác động nên cần được chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên, nhiều chị em lại khá chủ quan trong vấn đề này và thường xuyên mắc sai lầm như:

QHTD với tần suất cao trong ngày.

Thụt rửa quá sâu với cường độ mạnh.

Không bổ sung probiotics cho vùng kín.

Dùng miếng bvs quá nhiều giờ trong các ngày dâu đỏ.

Trường hợp nhẹ thì da sẽ bị kích ứng và khỏi ngay sau đó. Nhưng, nếu kéo dài các thói xấu trên sẽ làm cho môi bé viêm nhiễm, toàn bộ vùng kín ngứa ngáy và mẩn đỏ.

1.5/ Bệnh Trichomonas

WHO ghi nhận rằng, đây là một loại bệnh được lây qua QHTD và đang ảnh hưởng đến 3.4 triệu người. Ký sinh trùng khi tấn công sẽ tạo ra cảm giác bị châm chích ở vùng kín do da bị dị ứng với nước bọt của chúng. Nếu không điều trị sớm, cô bé sẽ bị viêm và phù nề sau 1 – 2 tuần.

khuẩn Trichomonas

Xem thêm: Môi bé lồi ra ngoài có sao không? Nguyên nhân & Cách xử lý

Cả nam và nữ đều có thể mắc bệnh Trichomonas. Ở nam giới, bệnh gần như không thể phát hiện do không có triệu chứng rõ ràng. Ở nữ giới, các triệu chứng gồm: dịch âm đạo nhiều, có dịch có màu vàng đục, môi bé bị sưng và cả vùng kín có mùi hôi.

1.6/ U nang tuyến Bartholin

U nang Bartholin được hình thành khi tuyến nhờn ở giữa 2 bờ môi lớn, bé bị bí tắc. Kết quả là độ pH ở “vùng địa đạo” bị mất cân bằng khiến môi bé bị sưng to

Tỷ lệ phụ nữ phải đối diện với tình trạng này là 2%. Nếu phát hiện cục u ở vùng âm đạo, đau khi QHTD hoặc sốt thì rất có thể u nang đã bị nhiễm trùng.

2/ Triệu chứng thường gặp khi viêm môi bé

Tùy thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc vùng kín của từng chị em, tình trạng viêm môi bé sẽ xuất hiện với những triệu chứng khác nhau.

Tuy nhiên, để xác định chính xác mức độ viêm nhiễm, bạn có thể căn cứ vào các dấu hiệu dưới đây:

Bị ngứa, rát, luôn muốn gãi vùng kín.

Âm đạo tiết dịch quá nhiều, dịch có màu đục hoặc màu vàng.

Vùng âm đạo bị hôi dù đã vệ sinh sạch sẽ.

Các vết chấm nhỏ li ti nổi lên trên môi âm hộ.

Bị đau và khó chịu khi đi lại hoặc ngồi.

triệu chứng khi bị viêm

3/ Môi bé bị sưng phải làm sao?

Đừng hốt hoảng khi môi bé bị sưng, tùy từng cấp độ biểu hiện sẽ có cách xử lý tương ứng. Vì vậy, điều chị em cần làm trước tiên là xác định tình trạng của mình và đưa ra lựa chọn với phương án phù hợp nhất

3.1/ Với hiện tượng viêm môi bé nhẹ

Viêm môi bé thường gặp ở 4 trường hợp chính. Với từng trường hợp cụ thể bạn sẽ có cách giải quyết khác nhau. Chi tiết:

TH1: QHTD thô bạo

Môi bé bị sưng do quan hệ thô bạo thì bạn không cần điều trị. Điều bạn cần làm là dùng thuốc giảm đau cho đến khi hết sưng. Và đừng “yêu” lại quá sớm, hãy đợi cho đến khi môi bé khỏe mạnh trở lại.

uống thuốc

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

TH2: Dị ứng

Nếu mức độ sưng môi chỉ dừng lại ở việc bạn bị dị ứng thì đơn giản rồi. Bạn có thể làm những điều sau:

Xem kỹ thành phần của bột giặt, nước xả trước khi dùng.

Loại bỏ sản phẩm kích ứng và gây sưng ở môi bé.

Đến gặp bác sĩ khi vết sưng trở nên nghiêm trọng hơn

TH3: Do nhiễm trùng nấm men

Rất nhiều tình trạng khác dễ bị nhầm lẫn với nhiễm trùng nấm men. Vì vậy, nếu đây là lần đầu tiên bạn nghi ngờ bản thân bị nhiễm trùng hãy đến gặp bác sĩ.

Nếu bạn chắc chắn rằng, bản thân đang bị nấm men tấn công hãy:

Dùng thuốc kháng nấm theo toa.

Điều trị bằng liệu pháp OTC tại các bệnh viện lớn.

điều trị bằng OTC

TH4: Môi lớn bị sưng do viêm vi khuẩn

Đối với mức độ viêm môi này, bạn cần phải cẩn thận bổ sung các lợi khuẩn để giữ cho âm đạo khỏe mạnh. Điều bạn có thể làm là:

Bổ sung men vi sinh, probiotics.

Thay bvs thường xuyên trong kỳ kinh.

Uống thuốc kháng khuẩn và đặt gel vào âm đạo theo chỉ dẫn bác sĩ.

3.2/ Với các hiện tượng viêm môi bé nặng

Viêm môi bé nặng được biểu hiện khi bạn mắc 2 loại bệnh điển hình là Trichomonas và Bartholin. Các cách để khắc phục trong trường hợp này sẽ khó hơn và đôi khi bạn cần phải phẫu thuật. Cụ thể như sau:

Với bệnh Trichomonas

Luôn dùng đến BCS khi làm tình

Đừng thụt rửa sâu trong âm đạo.

Uống thuốc metronidazole theo liều lượng mà bác sĩ cấp.

dùng thuốc metronidazole

Xem thêm: Môi Bé Phì Đại: 4 Nguyên nhân, 3 Cách khắc phục hiệu quả

Với u nang Bartholin:

U nang Bartholin trong một vài trường hợp có thể tự tiêu và bạn không cần phải làm gì. Tuy nhiên, nếu trường hợp khối u nhiễm trùng, hãy thực hiện những điều sau:

Ngâm mình trong nước ấm trong 3 – 4 ngày để thu nhỏ các khối u.

Phẫu thuật dẫn lưu u nang có kích thước lớn, đang bị nhiễm trùng

Mở thông nang Bartholin theo chỉ định của bác sĩ. 

4/ Bí quyết hạn chế viêm nhiễm gây sưng môi bé

Để hạn chế cao nhất tình trạng viêm nhiễm gây sưng môi bé, chị em cần đề cao tinh thần “phòng hơn trị”. Hãy “yêu” thật khoa học và có một chế độ ăn, nghỉ hợp lý để không gây nguy hại đến cơ thể và sức khỏe sinh sản.

Ăn uống điều độ, kiểm soát tâm lý mỗi ngày.

Chọn đồ lót làm từ chất liệu vải bông hoặc lanh để khí ở âm hộ được thông thoáng

Dùng BVS không mùi, ít hóa chất. Khuyến khích dùng bvs tự nhiên.

Tránh xa chất tẩy rửa có nồng độ mạnh.

Không chà mạnh hay gãi nhiều lần vào vùng viêm nhiễm.

Tích cực bổ sung vi lợi cho vùng kín.

bổ sung cho vùng kín

Các công nghệ hiện đại hiện nay có thể giúp bạn loại bỏ nỗi sợ viêm nhiễm dễ dàng, vì thế đừng quá lo lắng nhé!

Chủ đề môi bé bị sưng do đâu đã được bác sĩ Kangnam giải tích chi tiết ở trong bài. Các bác sĩ cũng có lời khuyên rằng, chị em nên có thói quen sống lành mạnh. Nhờ đó, sức khỏe có thể được cải thiện và giữ cho cơ thể trong trạng thái tuyệt vời nhất.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Kinh nghiệm thu nhỏ vùng kín
    Làm hồng vùng kín giá bao nhiêu tiền? Bảng chi phí RẺ nhất

    Làm hồng vùng kín giá bao nhiêu tiền? Bảng chi phí RẺ nhất

    Tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam hội tụ đầy đủ các y bác sĩ, giáo sư có trình độ chuyên môn cao, cơ sở vật chất sạch sẽ hiện đại, công nghệ làm hồng vùng kín chuẩn Hàn đảm bảo sẽ mang đến kết quả như mong đợi. 1/ Làm hồng vùng kín giá bao

    Thu hẹp vùng kín ở đâu Tốt, Uy tín, An toàn, Tiết kiệm nhất

    Thu hẹp vùng kín ở đâu Tốt, Uy tín, An toàn, Tiết kiệm nhất

    Đứng trước hàng loạt các địa chỉ trên thị trường, nhiều chị em băn khoăn không biết: Thu hẹp vùng kín ở đâu an toàn nhất? Để giải quyết vấn đề nhạy cảm này, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin khách quan giúp ích cho phái nữ giảm bớt gánh nặng

    TOP 1 Địa chỉ thẩm mỹ vùng kín tại Hà Nội – TP HCM Uy tín

    TOP 1 Địa chỉ thẩm mỹ vùng kín tại Hà Nội – TP HCM Uy tín

    Làm đẹp cô bé đang là trào lưu siêu hot được các chị em đặc biệt quan tâm và có nhu cầu thực hiện. Thẩm mỹ vùng kín ở đâu tốt nhất? “Thước đo” tìm ra BVTM chất lượng là gì? Đọc ngay tư vấn của các chuyên gia Kangnam và áp dụng cho mình

    Phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín sau sinh: Có nên không?

    Phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín sau sinh: Có nên không?

    Phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín sau sinh là việc làm cần thiết dành cho chị em bị giãn rộng môi lớn, môi bé, âm đạo rộng hay các dây chằng tầng sinh môn lỏng lẻo… Quá trình phẫu thuật sẽ không đau nếu bạn tìm đến địa chỉ uy tín và biết cách chăm

    Kinh nghiệm thu nhỏ vùng kín và Lưu ý quan trọng

    Kinh nghiệm thu nhỏ vùng kín và Lưu ý quan trọng

    2 Kinh nghiệm thu nhỏ vùng kín mà các chị em không nên bỏ qua là tham khảo reviews để lựa chọn địa chỉ uy tín, đồng thời biết cách chăm sóc hậu phẫu thuật làm đẹp. Sau khi thực hiện, bạn sẽ sở hữu “mật đạo” se khít, gọn gàng và tự tin hơn

    Ngứa môi bé vùng kín: Nguyên nhân và phương pháp chữa hiệu quả nhất

    Ngứa môi bé vùng kín: Nguyên nhân và phương pháp chữa hiệu quả nhất

    Ngứa môi bé là một dấu hiệu bất thường, ẩn chứa những nguy hiểm đáng báo động trên cơ thể nữ giới. Vì thế, bạn cần hiểu rõ về tất cả những nguyên nhân có thể gây ra nhằm tìm cách phòng tránh và chữa trị nếu rơi vào tình cảnh này. Những kiến thức

    icon