Cắt môi cô bé có đau không? Một số mẹo giảm đau nhanh

Cắt môi cô bé có đau không? cắt môi bé không gây đau đớn, bởi vì quy trình cắt môi nhỏ có bao gồm bước gây tê để giảm thiểu tối đa cảm giác đau nhức cho người thực hiện. 4 Cách giảm đau sau khi cắt môi bé vùng kín hiệu quả: chườm đá lạnh, sử dụng thuốc giảm đau, tránh các đồ ăn có khả năng gây táo bón, tiêu chảy và bố trí thời gian nghỉ ngơi ít nhất một tuần.

1/ Cắt môi cô bé có đau không?

Theo các bác sĩ tại BVTM Kangnam, quy trình cắt môi nhỏ có bao gồm bước gây tê để giảm thiểu tối đa cảm giác đau nhức cho người thực hiện.

Thế nên, bạn chỉ cần chọn cho mình một vị bác sĩ uy tín, có đủ kiến thức chuyên môn để thực hiện thành công việc hồi xuân cho cô bé.

Tuy nhiên, sau khoảng 4-8 tiếng kết thúc phẫu thuật, tình trạng đau nhức tại một điểm hoặc toàn bộ cơ quan sinh dục sẽ xuất hiện. Bởi vì lúc này, thuốc tê đã không còn khả năng ức chế xung thần kinh cảm giác.

cắt môi cô bé có đau không

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

Xem thêm: Cắt môi cô bé giá bao nhiêu tiền? Bảng chi phí thu nhỏ

Do vậy, đây là điều hết sức bình thường và mức độ biểu hiện không quá nghiêm trọng, đa phần mọi người đều có thể trải qua dễ dàng.

Bác sĩ E.Charles (Khoa Phụ sản, San Francisco) cũng cho biết: Bạn thấy đau là do các tế bào đã bị tác động và tổn thương, nhưng chúng sẽ hồi phục nhanh chóng nếu được chăm sóc tốt.

Bên cạnh đó, vẫn có một vài trường hợp đặc biệt những người cơ địa yếu kém sẽ phải chịu đựng cường độ đau mạnh hơn một chút và có thể kéo dài nhiều ngày.

Nhìn chung, các cô nàng không cần lo lắng về vấn đề này, đôi khi quá căng thẳng còn làm cho cảm giác khó chịu tăng thêm nhiều hơn.

2/ Sau khi thu nhỏ môi bé bao lâu mới hết đau?

Để biết lời giải đáp chính xác, bạn cần nắm rõ 3 mốc thời gian quan trọng sau phẫu dưới đây. Nhờ đó, có thể chủ động kiểm soát cơn đau và lên kế hoạch chăm sóc phù hợp cho mình.

2.1/ Ngày thứ 1

Theo bác sĩ Charles, đa phần những chị em phụ nữ sau khi thực hiện thủ thuật này đều bị đau và sưng môi âm hộ cả bên trong lẫn bên ngoài. Hơn 85% trong số đó cảm thấy toàn bộ vùng da xung quanh căng tức, phồng lên đáng kể.

Đây là các phản ứng tự bảo vệ khi mô mềm tổn thương trong quá trình sửa đổi. Lúc này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giảm thiểu cảm giác khó chịu.

kê đơn thuốc giảm đau

Xem thêm: Cắt môi lớn: “Tuyệt chiêu” gìn giữ cô bé tươi trẻ, săn chắc

Bên cạnh đó, một vài biểu hiện bình thường khác đi kèm như: tiêu chảy ra máu nhẹ, nhói buốt khi đi tiểu, vận động khó khăn…

2.2/ Ngày 2 – 4

Bước sang ngày thứ 2, sự sưng tấy sẽ đạt “đỉnh điểm” và bắt đầu từ từ thuyên giảm sau 24- 48h tiếp theo. Hãy cố gắng chịu đựng và uống/bôi thuốc đều đặn theo chỉ dẫn để đảm bảo tốc độ hồi phục.

Đôi khi bạn sẽ thấy dịch nhầy kèm theo một ít máu chảy ra ngoài, nhưng cũng không cần quá lo ngại vì chúng sẽ hết sau ngày thứ 4.

Trong trường hợp đau đớn vượt quá sức chịu đựng và xuất hiện một vài triệu chứng bất thường (mùi hôi, mưng mủ, sốt cao…), hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và xử lý.

2.3/ Ngày 5 – 7

GĐ này những cơn đau đã tan biến đi rất nhiều nên bạn đã có thể nói lời “tạm biệt” với các loại thuốc kháng sinh. Nhưng trước khi ngừng uống, hãy lắng nghe tư vấn từ bác sĩ của mình.

sau khi thu nhỏ môi bé bao lâu hết đau

Ngoài ra, tình trạng sưng phù và thâm tím trong tuần đầu vẫn chưa được cải thiện hoàn toàn. Do đó, bạn cần phải chú ý chăm sóc kỹ lưỡng, tuyệt đối không được chủ quan để tránh gặp phải biến chứng.

3/ Vài mẹo giảm đau sau khi cắt môi bé vùng kín hiệu quả

Tuy rằng cảm giác khó chịu là không đáng kể, nhưng bạn vẫn nên áp dụng vài mẹo hiệu ích để giảm bớt sự bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, đảm bảo vết thương nhanh lành hơn. Cụ thể:

3.1/ Chườm đá lạnh

Đối với hầu hết các tổn thương liên quan đến sưng tấy và đau nhức, chườm lạnh giống như một “công cụ” vô cùng hữu hiệu. Bởi vì nhiệt độ thấp khiến cho các mạch máu co lại, giảm thiểu tức thời sự tuần hoàn đến khu vực này. Nhờ đó, giúp ức chế cảm giác đau đớn, tê buốt và xoa dịu vùng da phù nề.

chườm đá lạnh giảm đau

Cách thực hiện:

Dùng túi nilon bọc 2-3 viên đá, sau đó quấn thêm 1 lớp vải mềm.

Chườm bằng thao tác chấm nhẹ xung quanh vết thương trong 7-10”.

Lấy khăn vải sợi tơ tằm/bông tự nhiên để lau khô và thấm nước.

Lưu ý: Bạn chỉ nên chườm lạnh trong 24h giờ sau phẫu thuật, không lạm dụng quá 3 lần/ngày để phát huy hiệu quả.

3.2/ Sử dụng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ

Những ngày đầu tiên sau khi cắt môi bé, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết về việc uống những loại thuốc phù hợp với cơ địa như Tylenol, Norco, Vicodin…

Ở một vài trường hợp, các bác sĩ kê đơn và chỉ định uống Arnica, Bromelain trước 1 tuần làm phẫu thuật để hạn chế vết bầm, sưng đau ở mức tối đa. 

uống thuốc sau nâng mũi

Hơn nữa, thuốc mỡ bôi bên ngoài da có chứa Lidocain (0,5%) cũng nên được dùng kết hợp trong những ngày dưỡng thương để tăng thêm công hiệu.

Ngoài ra, bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác để tránh gây tác dụng ngược.

3.3/ Tránh các đồ ăn có khả năng gây táo bón, tiêu chảy

Khi bị táo bón, các cơ xung quanh hậu môn phải căng ra hết mức. Điều này có thể tác động đến tầng sinh môn dưới khung xương chậu, ảnh hưởng gián tiếp tới môi bé sau khi cắt.

Còn với trường hợp bị tiêu chảy thì các nhóm cơ xung quanh vùng kín phải co giãn nhiều lần, dễ gây tổn hại đến vết thương.

Do đó, nếu không muốn phải chịu những điều tiêu cực này, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học là điều rất cần thiết.

chế độ ăn

Các loại thực phẩm cần “xóa sổ” trong 7 ngày đầu là:

Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.

Quả hồng, quả sung, hồng xiêm…

Sữa bột/sữa đặc, phô mai.

Thịt đỏ, đồ đông lạnh…

Thay vào đó, hãy thêm vào menu các nhóm thực phẩm lành mạnh:

Hoa quả và rau củ: chuối chín, bơ, khoai lang, rau mồng tơi…

Thịt lợn nạc, thịt gà tươi.

Các loại hạt, đậu, ngũ cốc.

Uống nước chanh muối và nước lọc đủ 1,5L/ngày.

3.4/ Bố trí thời gian nghỉ ngơi ít nhất 1 tuần

Khoa học đã chứng minh rằng cảm xúc có mối liên quan trực tiếp đến các cơn đau. Nếu tâm trạng thoải mái vui vẻ, sự đau đớn sẽ suy giảm và ngược lại.

Đó chính là lý do bạn cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ tinh thần khoan khoái và tránh stress trong vòng ít nhất 1 tuần để vết thương sớm lành.

thời gian nghỉ ngơi

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

Xem thêm: 8 Kinh nghiệm cắt môi bé chân thật: Khách review từ A – Z

Một số lưu ý quan trọng:

Ngủ đủ giấc, kê gối hoặc tấm đệm mỏng giữa 2 chân nếu nằm nghiêng.

Đi lại nhẹ nhàng với các bước ngắn, mỗi lần chỉ đi 2-3 phút.

Không hoạt động mạnh hoặc tham gia bơi lội, nhảy dây

Hạn chế ngồi xe máy, xe đạp trong 2- 4 ngày đầu.

Tóm lại, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề cắt môi bé có đau không. Hãy tự tin chuẩn bị đầy đủ những kiến thức làm đẹp và chọn cho mình một nơi đáng tin tưởng để trùng tu lại “cánh hoa” hồng xinh, tươi trẻ như mới.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề cắt môi bé
    Cắt môi bé có ảnh hưởng gì không? Lưu ý quan trọng

    Cắt môi bé có ảnh hưởng gì không? Lưu ý quan trọng

    Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Không ít nữ nhân đều âm thầm đặt ra câu hỏi: Cắt môi bé có ảnh hưởng gì không? Vì điều này có liên quan một phần đến đời sống tình cảm và hôn nhân sau này của các chị em. Kangnam tin chắc rằng những thông tin sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn

    Cắt môi cô bé giá bao nhiêu tiền? Bảng chi phí thu nhỏ

    Cắt môi cô bé giá bao nhiêu tiền? Bảng chi phí thu nhỏ

    Cập nhật: 01/04/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Cắt môi cô bé giá bao nhiêu là thắc mắc của nhiều chị em đang có ý định thẩm mỹ vùng kín. Trước những băn khoăn rất đỗi riêng tư này, các chuyên gia từ Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam sẽ giúp bạn tìm ra đáp án chính xác qua bài viết sau đây. 1/

    Cắt môi bé bao lâu thì quan hệ được: Những điều cần lưu ý

    Cắt môi bé bao lâu thì quan hệ được: Những điều cần lưu ý

    Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Thu gọn môi bé là “bí kíp” thẩm mỹ được nhiều chị em truyền tai nhau để “giữ lửa” đời sống vợ chồng. Vậy cắt môi bé bao lâu thì quan hệ được và cần lưu ý những vấn đề gì? Cùng BVTM Kangnam tìm hiểu bài viết dưới đây và khám phá những thông

    Cắt môi bé có để lại sẹo không? 3 Tuyệt chiêu phòng tránh

    Cắt môi bé có để lại sẹo không? 3 Tuyệt chiêu phòng tránh

    Cập nhật: 02/04/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Ước tính trung bình có khoảng 10.000 ca tạo hình cánh môi được thực hiện mỗi năm. Đối diện với xu thế này, nhiều chị em băn khoăn không rõ cắt môi bé có để lại sẹo không? Nếu bạn cũng đang đi tìm lời giải đáp, bài viết mà BV Kangnam mang đến dưới

    Môi bé bị dài: Giải pháp khắc phục triệt để, không tái phát

    Môi bé bị dài: Giải pháp khắc phục triệt để, không tái phát

    Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Bệnh phụ khoa là nỗi mặc cảm của nhiều chị em đặc biệt là những ai bị dài môi bé. Vậy môi bé bị dài do đâu, có cách nào để khắc phục không? “Giải cứu” môi bé trong vòng một nốt nhạc bằng những kiến thức trong bài viết dưới đây. I – Môi

    Ngứa môi bé vùng kín: Nguyên nhân và phương pháp chữa hiệu quả nhất

    Ngứa môi bé vùng kín: Nguyên nhân và phương pháp chữa hiệu quả nhất

    Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Kaitlyn Kiều Trinh

    Ngứa môi bé là một dấu hiệu bất thường, ẩn chứa những nguy hiểm đáng báo động trên cơ thể nữ giới. Vì thế, bạn cần hiểu rõ về tất cả những nguyên nhân có thể gây ra nhằm tìm cách phòng tránh và chữa trị nếu rơi vào tình cảnh này. Những kiến thức

    icon