Chỉ khâu tầng sinh môn bao lâu thì tiêu? 5 Điều “Cần Biết”

Chỉ khâu tầng sinh môn bao lâu thì tiêu sẽ mất khoảng 2- 4 tuần mới hết cảm giác khó chịu và sau 1 tháng thì sẽ hồi phục hoàn toàn ngoài ra còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Những điều cần lưu ý sau khi khâu tầng sinh môn bằng chỉ tự tiêu: vệ sinh tầng sinh môn sạch sẽ, nghỉ ngơi tránh hoạt động mạnh và ăn uống đủ chất.

1/ May tầng sinh môn sử dụng chỉ gì?

Theo nhận định của các bác sĩ, 2 sản phẩm chỉ phổ biến nhất trong y tế là:

1.1/ Chỉ khâu thường

Sản phẩm đầu tiên để may tầng sinh môn đó là chỉ khâu y tế loại thường. Chỉ có hình thái mảnh, độ dai và bám dính cao, chủ yếu được làm từ sợi tổng hợp và có tác dụng liên kết các phần da bị đứt.

chỉ khâu thường

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

Xem thêm: Đẻ thường không rạch tầng sinh môn: Liệu có khả thi?

Thông thường, loại chỉ này chỉ sử dụng cho các trường hợp khâu ngắn, vết cắt không sâu hoặc vùng cắt không tập trung nhiều dây thần kinh. Sau một thời gian vết may lành lại, người dùng buộc phải đi rút chỉ để tránh hiện tượng nhiễm trùng.

1.2/ Chỉ tự tiêu

Đúng như tên gọi, chỉ tự tiêu có công dụng kết nối các vùng da và tự biến mất sau một thời gian ngắn. Sản phụ không cần mất công rút chỉ mà chỉ cần tĩnh dưỡng tại nhà. Da sinh môn cũng mau chóng liền lại, bề mặt mềm mại, trơn nhẵn và không có dấu vết của việc cắt rạch.

Sở dĩ chỉ thẩm mỹ mang đến hiệu quả này là nhờ thành phần catgut, polydioxanone và Vicryl trong kết cấu. Chúng có hoạt tính tương tự protein và collagen tại thượng bì da và sẽ “hòa tan” khi tế bào sản xuất enzyme.

chỉ tự tiêu

Như vậy, để thỏa mãn cả về chất lượng lẫn tính thẩm mỹ, các chuyên gia phụ sản khuyên bạn nên dùng chỉ tự tiêu cho tiểu phẫu rạch tầng sinh môn.

2/ Chỉ khâu tầng sinh môn bao lâu thì tiêu?

Bác sĩ Da liễu Lê Thị Thủy – Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam cho biết: thời gian tự tiêu của chỉ khâu tầng sinh môn (1) thường từ 2 đến 12 tuần, phụ thuộc vào loại chỉ được sử dụng, tốc độ phát triển của biểu mô, khả năng lành thương và cơ địa của từng người. Việc chăm sóc vùng tầng sinh môn sau khâu là rất quan trọng để đảm bảo quá trình hồi phục tốt hơn. Bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để vệ sinh vùng tầng sinh môn sạch sẽ, nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất.

Trong điều kiện tiểu phẫu an toàn, chị em có cơ địa tốt thì chỉ thẩm mỹ sẽ tự hủy sau 1 – 2 tuần. Những khách hàng buộc phải rạch sâu, nền tảng thể chất kém thì phải đợi từ 3 – 6 tuần.

2 ngày đầu tiên: Chỉ khâu vẫn còn rất cứng, chúng siết chặt vào da làm vết thương tấy đỏ, vùng dưới căng rát và rất khó chịu.

Từ 3 – 10 ngày: Tốc độ tiêu chỉ tỷ lệ thuận với độ lành thương, các mảng da được nối liền, vết cắt khép miệng, chỉ bắt đầu tiêu đi nhanh chóng.

Từ 11 – 14 ngày: Chỉ thẩm mỹ tiêu khoảng 90%, da mới xuất hiện tạo cảm giác ngứa và bứt rứt. Bạn nên sử dụng thuốc bôi/thuốc dưỡng ẩm 2 lần/ngày

chỉ khâu tầng sinh môn bao lâu thì tự tiêu

Xem thêm: Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn giá bao nhiêu tiền là rẻ nhất?

Mặt khác, mức độ “tự hủy” còn được phản ánh qua màu sắc của chỉ thẩm mỹ. 4 dạng màu phổ biến là sọc kẻ, xanh dương, tím và đen. Lớp màu này được nhuộm từ Polyglactin giúp bác sĩ dễ phân biệt giữa màu chỉ và màu da thường.

Với riêng khâu tầng sinh môn, các bác sĩ sẽ dùng chỉ trắng Poliglecaprone có thành phần protein và độ bão hòa cao. Chỉ Poliglecaprone rất nhanh tiêu và gần như không để lại vết rỗ/dị tật cho vùng da đáy chậu.

3/ Tại sao chỉ khâu tầng sinh môn không tiêu?

Như đã nói ở trên, chỉ khâu tầng sinh môn sẽ tiêu đi sau 1 – 2 tuần nhưng vẫn có nhiều người sau 3 – 4 tuần vẫn không tiêu. Tình trạng này xuất phát từ 2 nguyên nhân:

3.1/ Chỉ khâu nằm ngoài cơ thể

Nguyên lý của chỉ tự tiêu là dùng enzyme trong mô liên kết để phân giải tự nhiên. Dẫu vậy, vẫn có các trường hợp chỉ khâu nằm ngoài cơ thể, không tiếp xúc với tế bào nên sẽ không tiêu được.

Trường hợp này diễn ra khi đường khâu bị lệch, khâu đúng vùng da chết hoặc khả năng lành thương ở khu vực đó rất kém.

chỉ khâu tầng sinh môn không tiêu

Để khắc phục sự cố trên, chị em nên tiến hành tháo chỉ và khâu lại lần nữa. Chú ý chọn các bác sĩ có thao tác tốt và kinh nghiệm thực chiến cao. Nếu vết thương không quá nghiêm trọng, bạn được phép vệ sinh, bôi thuốc và đợi nó tự liền.

3.2/ Loại chỉ tự tiêu có thời gian tiêu dài

Về cơ bản, không phải loại chỉ nào cũng có thời gian tự hủy giống nhau. Đối với các dạng chỉ dùng cho đại phẫu hoặc vết thương sâu, có cấu trúc cực mảnh, dai thì thời gian tự tiêu sẽ kéo dài từ 2 – 3 tháng nhằm đảm bảo vết rạch thực sự liền da.

Tuy nhiên, với khâu da đáy chậu thì việc dùng loại chỉ thẩm mỹ trên chỉ xảy ra khi bác sĩ nhầm lẫn. Do đó, nếu bạn cảm thấy chỉ khâu vùng dưới xơ cứng và lâu hủy bất thường, hãy giữ nguyên hiện trạng và báo cáo việc này cho bác sĩ phẫu thuật nhé.

4/ Những lưu ý sau khi khâu tầng sinh môn bằng chỉ tự tiêu

Tuy chiếm diện tích rất nhỏ nhưng việc chăm sóc tầng sinh môn hậu phẫu lại làm khó vô số khách hàng. Cùng note lại 3 tips dưới đây để vùng kín của bạn nhanh khỏi và sớm tiêu chỉ nhé.

4.1/ Vệ sinh tầng sinh môn sạch sẽ

Lưu ý đầu tiên sau khi khâu đáy chậu là bạn phải vệ sinh TSM thật sạch sẽ. Vệ sinh thường xuyên giúp vùng kín tránh 90% nguy cơ nhiễm trùng và ngăn chặn các bệnh phụ khoa. Bạn cần thực hiện:

Không động chạm, không rút chỉ khâu trong mọi tình huống

Rửa vùng dưới hàng ngày với nước muối/nước lá trầu không/nước vỏ bưởi

Không xài dung dịch vệ sinh phụ nữ, sữa tắm, xà bông, gel wax lông

Hạn chế dùng vòi xịt; dùng khăn ướt lau “cô bé” sau mỗi lần tiểu tiện

Các chị em gặp “đèn đỏ” phải dùng băng vệ sinh mỏng, thấm hút tốt

Nếu vùng cấm có dấu hiệu tuột chỉ, đóng vảy hoặc mụn nước nổi xung quanh, bạn cần tới ngay cơ sở phụ khoa gần nhất để xử lý.

khám phụ khoa

4.2/ Nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh

Điều tiết vận động đóng vai trò quan trọng giúp vùng đáy chậu tránh khỏi các biến chứng tiêu cực. Chỉ khâu cũng không bị bục mà sớm tiêu đi, phần da sinh môn khó bị nhiễm trùng trầy xước.

Nằm yên tại chỗ trong 48 giờ đầu

Đi chậm, bước ngắn, không đá cao chân, ngồi gọn gàng, khép đùi

Tránh các bộ môn phải hoạt động mạnh ở chân như đi xe đạp

Luôn dùng đệm lót khi ngồi, chọn chất liệu lông mềm hoặc xốp

Mặc quần lót mỏng, có phần đũng 2 lớp. Quần ngoài ưu tiên rộng rãi, đũng không quá ôm sát.

không quan hệ tình dục

4.3/ Ăn uống đủ chất

Ăn uống đủ chất chính là “key word” cuối cùng giúp các chị em phục hồi nhanh chóng sau khi khâu tầng sinh môn. Trong một tuần kiêng cữ, bạn cần lưu ý cách ăn như sau:

Nạp đủ 5 nhóm dưỡng chất trong khẩu phần ăn. Hạ thấp chỉ số đạm và tinh bột; tăng cường xơ và vitamin

Không ăn đạm từ động vật, chuyển qua nguồn đạm “sạch” từ đậu đỏ, hạt khô, quả bơ, bắp cải tím, súp lơ xanh

Giữ chỉ số protein ở mức 100g/bữa; tránh ăn nhiều ức gà, gan lợn hoặc bơ sữa

Tăng 100 – 150g rau củ/hoa quả trong suất ăn; Tích cực ăn rau ngót, mướp đắng, bí ngô, khoai sọ, cam, dừa, táo vì chúng nhiều vitamin lại bổ máu.

Uống tối thiểu 2 lít nước/ngày; Kiêng rượu bia nước ngọt; chỉ nên dùng trà xanh, trà hoa/lá/quả khô, sinh tố – các dạng nước có tính detox.

uống nước

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

Xem thêm: Kinh nghiệm thu nhỏ vùng kín và Lưu ý quan trọng

Trên đây là giải đáp về chỉ khâu tầng sinh môn bao lâu thì tiêu từ các chuyên gia của BVTM Kangnam. Áp dụng từ A – Z các tips hữu ích trên, chắc chắn vùng kín của bạn sẽ phục hồi khỏe mạnh và lấy lại vẻ hấp dẫn thuở ban đầu nhé. 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề Chỉ khâu tầng sinh môn bao lâu thì tiêu
    Vết khâu tầng sinh môn bị lồi: Giải pháp khắc phục nhanh

    Vết khâu tầng sinh môn bị lồi: Giải pháp khắc phục nhanh

    Vết khâu tầng sinh môn bị lồi kèm theo ngứa, đau nhức có thực sự đáng ngại? Nỗi băn khoăn này dường như đã trở nên rất phổ biến đối với các mẹ bầu sau sinh. Vậy nên, cách tốt nhất để “tháo gỡ” lo lắng chính là tìm hiểu đầy đủ nguyên nhân, cách

    Rạch tầng sinh môn là gì? Khi nào cần? Quy trình cụ thể?

    Rạch tầng sinh môn là gì? Khi nào cần? Quy trình cụ thể?

    Sinh con so là thử thách khó khăn của người mẹ và để hạn chế biến số tiêu cực, thai phụ buộc phải rạch tầng sinh môn. Tác dụng của thủ thuật hộ sinh này là gì? Liệu có để lại biến chứng không? Theo dõi “cẩm nang làm mẹ” của BVTM Kangnam để biết

    May thẩm mỹ tầng sinh môn ở đâu Tốt, Uy tín, An toàn

    May thẩm mỹ tầng sinh môn ở đâu Tốt, Uy tín, An toàn

    May thẩm mỹ tầng sinh môn ở đâu tốt? Dấu hỏi này thường được đặt ra ở hầu hết các phụ nữ sau khi đã có em bé, với mong muốn khôi phục lại dáng vẻ gọn đẹp hồng hào của “vùng mật đạo”. Bài viết ngay sau đây sẽ dẫn đường giúp bạn đến

    Vết khâu tầng sinh môn bị cứng: Giải pháp điều trị mới

    Vết khâu tầng sinh môn bị cứng: Giải pháp điều trị mới

    Vết khâu tầng sinh môn bị cứng? có thể do vết khâu còn mới hoặc được thực hiện bằng chỉ loại dày và kém chất lượng, nhiễm trùng tầng sinh môn, cách chăm sóc vết thương chưa tốt cũng có thể gây ra hiện tượng cứng ở tầng sinh môn. 3 Cách chăm sóc: vệ

    Đẻ thường không rạch tầng sinh môn: Liệu có khả thi?

    Đẻ thường không rạch tầng sinh môn: Liệu có khả thi?

    Đẻ thường không rạch tầng sinh môn là trường hợp quen thuộc trong quy trình thai sản hiện nay. Các trường hợp nào không phải cắt da vùng chậu? Bí quyết sinh thường thuận lợi là như thế nào? Tổng hợp kiến thức tiền sản sẽ được Bệnh Viện Thẩm Mỹ Kangnam cập

    Vết khâu tầng sinh môn 2,3 tháng vẫn đau: cách giảm thiểu cảm giác đau

    Vết khâu tầng sinh môn 2,3 tháng vẫn đau: cách giảm thiểu cảm giác đau

    Vết khâu tầng sinh môn 2, 3 tháng vẫn đau có thể do dị vật sót lại trong âm đạo của bạn sau khi thực hiện thủ thuật này gây nên. Tình trạng thường gặp nhất là do kim khâu đâm mạnh vào các mô, gây rách vết khâu tầng sinh môn. Vì vậy chị

    icon