Răng trám bị nhức: Nguyên nhân và cách trị nhức răng sau

Răng trám bị nhức, ê buốt là hiện tượng thường gặp sau trám trăng thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân do đâu? Cách trị nhức răng sau khi trám là gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây!

I – Hiện tượng răng trám bị nhức do đâu?

Trám răng bị nhức do rất nhiều nguyên nhân như chất liệu trám răng kém chất lượng, tay nghề bác sĩ yếu, chế độ chăm sóc chủ quan từ khách hàng làm răng bị ê buốt, đau nhức ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng nhai cắn.

1/ Chất liệu trám kém chất lượng

Rất nhiều cơ sở nha khoa trái phép vì theo đuổi lợi nhuận nên sử dụng chất liệu trám răng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng dẫn đến hiện tượng cơ địa khách hàng kích ứng.

Từ đó, dẫn tới hiện tượng ê buốt, đau nhức kéo dài, thậm chí phần răng trám bị bào mòn, sức mẻ khi ăn nhai.

răng trám lâu ngày bị nhức

Do chất liệu trám răng kém chất lượng

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm
đăng ký tư vấn

2/ Tay nghề bác sĩ yếu

Bên cạnh đó, tình trạng răng ế buốt, đau nhức cũng bị ảnh hưởng do chính tay nghề của bác sĩ thực hiện. Với những bác sĩ không có chuyên môn, tay nghề non kém khi trám răng sẽ thường làm miếng trám bị đứt, đặt không đúng vị trí trám răng.

Qua đó, phần mô răng bên trong do đang suy yếu khi bị lộ ra bên ngoài và tiếp xúc với môi trường axit, thức ăn trong khoang miệng dễ bị ê buốt, sưng đau.

Không những vậy, với những trường hợp khách hàng bị sâu răng viêm tủy, với bác sĩ thiếu chuyên môn sẽ không có kiến thức để chữa bệnh lý trước khi trám dẫn tới hiện tượng sâu răng đục khoét chất liệu trám gây đau sưng, khó chịu.

Tay nghề bác sĩ nha khoa kém

Tay nghề bác sĩ nha khoa yếu kém

3/ Chế độ chăm sóc chủ quan từ khách hàng

Đây là nguyên nhân thuộc về chính khách hàng. Rất nhiều trường hợp sau khi trám răng thẩm mỹ chủ quan trong chăm sóc vệ sinh, ăn uống dẫn đến răng trám bị nhức ê buốt.

Đơn giản như những thói quen nhai đá, dùng răng mở nắp,… dẫn tới miếng trám bị nứt vỡ và hệ lụy đau nhức là điều dễ hiểu.

II – Các trường hợp trám răng bị đau nhức

Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa phản ứng khách hàng cũng như tay nghề thực hiện khách hàng, hiện tượng trám răng bị ê nhức sẽ xuất hiện ngay sau khi thực hiện hoặc một thời gian dài sau đó:

1/ Trám răng xong bị nhức, ê buốt

Sau khi hết thuốc gây tê, khách hàng sẽ gặp một số biểu hiện như tê buốt và đau nhức. Đây là phản ứng bình thường của răng sau khi được trám thêm chất liệu lạ vào.

Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng sau 1-2 ngày chất liệu trám bắt đầu tương thích dần với cấu trúc răng thật, hiện tượng trên sẽ dứt điểm hoàn toàn.

cách trị nhức răng sau khi trám

Trám răng bị ê buốt lâu ngày phải làm sao

Trám răng thẩm mỹ – Giải pháp cho nụ cười trắng sáng

tư vấn cùng bác sĩ

2/ Răng trám lâu ngày bị nhức

Một số trường hợp răng đã trám lâu ngày từ 2 tuần đến 1 tháng, thậm chí nhiều năm nhưng vẫn xuất hiện tượng ê buốt hoặc đau nhức khi nhai căn.

Đây là biểu hiện chất liệu trám đã bị mai mòn, răng bị kích ứng, tổn thương nghiêm trọng.

Hoặc trường hợp ổ răng sâu chưa được điều trị dứt điểm, vi khuẩn sâu răng còn tích tụ bên trong cấu trúc răng dẫn tới hiện tượng răng đau nhức âm ỉ, cấu trúc răng bị suy tổn, răng sâu ngày càng nặng hơn.

III – Cách trị nhức răng sau khi trám hiệu quả

Nhiều bạn quan ngại “răng trám bị nhức phải làm sao?”. Tuy nhiên, bạn chỉ cần học theo một số mẹo đơn giản sau những biểu hiện ê buốt, viêm sưng, đau nhức sau khi trám răng sẽ biến mất.

1-2 NGÀY đầu sau trám răng:

Tích cực ngậm nước muối pha loãng, chườm túi đá ở hai bên má. Bên cạnh đó, hãy ăn các thực phẩm vừa đủ ấm, dễ nhai và tiêu hóa như cháo loãng, sinh tố hoa quả,…

3-4 NGÀY tiếp:

Dùng túi nóng để chườm quang khu vực cằm, 2 bên má khoảng 10-15 phút mỗi ngày. Ngoài ra, sử dụng thêm nước súc miệng có tinh chất bạc hà để giảm tối đa cảm giác đau nhức.

!!! LƯU Ý:

Đối với trường hợp đau nhức, ê buốt kéo dài liên tục, bạn cần đến ngay nha khoa để kiểm tra và tìm giải pháp khắc phục nhanh nhất.

Nếu do răng trám bị vỡ, nứt mẻ: Bác sĩ sẽ tiến hành trám lại răng lần 2 để khôi phục toàn diện răng, cải thiện chức năng nhai cắn

Nếu trường hợp do răng sâu, viêm tủy: Bác sĩ sẽ phải tháo miếng trám, điều trị dứt điểm bệnh lý như nạo răng sâu, loại bỏ tủy đã hoại từ. Cuối cùng, bác sĩ sẽ hàn trám che khít toàn bộ vùng răng sâu đã được làm sạch.

trám răng xong bị nhức

BẠN GẶP HIỆN TƯỢNG TRÁM RĂNG BỊ NHỨC, Ê BUỐT LÂU NGÀY?

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

IV – Phòng ngừa hiện tượng trám răng xong bị nhức ê buốt

Bên cạnh đó, để phòng ngừa tối đa hiện tượng răng trám bị nhức, ê buốt, bạn cần đặc biệt thực hiện đúng những hướng dẫn chăm sóc sau đây:

Khoảng thời gian từ 1-2 ngày đầu sau trám vệ sinh sạch sẽ răng miệng bằng nước muối, không sử dụng bàn chải đánh răng. Tiếp đến, chỉ ăn các loại thực phẩm dễ nhai nuốt

Sau 2 ngày nên chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải và kem đánh răng chuyên sâu cho người có răng nhạy cảm

Tuyệt đối không ăn các món ăn cay nóng, cứng

Không ăn kem, uống nước đá lạnh trong 2 tuần sau khi trám răng.

Đặc biệt, chỉ thực hiện trám răng thẩm mỹ tại những địa chỉ nha khoa uy tín, có giấy phép hoạt động minh bạch.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về trám răng bị nhức, nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, đừng ngần ngại để lại câu hỏi ngay dưới phần bình luận bạn nhé!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

  1. Avatar photo Trần minh anh viết:

    Răng mình trám( không có lấy chỉ máu) cũng khá lâu cỡ hơn 1 năm rồi nhưng từ lúc trám răng về là không còn uống đồ lạnh trực tiếp được vì răng trám( răng cửa) rất buốt nên uống nước luôn phải dùng ống hút ( khâu vệ sinh răng miệng mình làm cũng rất tốt đánh răng 2 lần/ ngày có kèm theo nước súc miệng listerine ) khoảng từ tháng 6/2020 răng cũng dỡ ê buốt hơn t

    rước không bắt buộc phải sữa dụng ống hút để uống đồ lạnh nữa. Nhưng không hiểu nguyên nhan gì mà chổ răng trám lại bị đau dữ dội khi chạm vfo và còn bị lung lay bắt đầu từ lúc 6h ngày 10/9/2020 cơn đau kéo dài đến hiện tại và không có hồi kết ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của tôi. Xin hãy tư ván giúp tôi biện pháp để tôi có thể vượt qua con đau khủng khiếp này. Xin cảm ơn rất nhiều.

  2. Avatar photo Trần thanh tùng viết:

    Tôi vừa trám cách đây 2 tháng .nhưng giờ khi ăn nhai cơm gần chỗ răng trám lại bị đau. Rất khó chịu ko dám nhai gì cả. Uống nước đá thì ê.ko biết la do vấn đề gì.Tôi có hỏi những người ven.giờ họ chỉ chỗ kia làm răng tốt hơn. Tôi có nên va đó để gỡ lớp trám lúc đầu để trám lại ko bác sĩ

    • Avatar photo Bác sĩ Tư Vấn Kangnam viết:

      Chào Trần thanh tùng, để khắc phục hiệu quả được tình trạng trên liên hệ ngay hotline 1900.6466 để được tư vấn miễn phí từ chuyên gia tư vấn tại Kangnam

Comments are closed.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Răng trám
Nên trám răng cửa bị sâu hay thực hiện bọc sứ? bác sĩ giải đáp

Nên trám răng cửa bị sâu hay thực hiện bọc sứ? bác sĩ giải đáp

Trám răng cửa bị sâu là giải pháp đơn giản – hiệu quả cao trong phục hình thẩm mỹ và khả năng nhai cắn cho răng. Bạn có hiểu rõ về kĩ thuật hàn răng cửa bị sâu và vật liệu trám được sử dụng? Cùng chuyên gia nha khoa Kangnam tìm hiểu ngay sau

Răng sâu bị vỡ, lỗ to có trám được không? 3 kĩ thuật trám răng

Răng sâu bị vỡ, lỗ to có trám được không? 3 kĩ thuật trám răng

Trám răng sâu là giải pháp phục hình nha khoa phổ biến bởi hiệu quả chấm dứt sâu bệnh, đồng thời tái tạo chức năng nhai cắn và thẩm mỹ như răng thật. Hiện nay có nhiều kĩ thuật và chất liệu hàn trám thích hợp cho từng tình trạng răng sâu từ nhẹ đến

Trám răng cửa bị mẻ – Phục hình răng đều, đẹp – Tự tin cười xinh

Trám răng cửa bị mẻ – Phục hình răng đều, đẹp – Tự tin cười xinh

Trám răng cửa bị mẻ – Kĩ thuật chỉnh nha tối ưu giúp phục hình lại hình dáng răng ban đầu. Chỉ sau 10 phút cho kết quả răng đều đẹp y hệt như thật. Hàn trám răng cửa công nghệ Hàn Quốc không cần nghỉ dưỡng, không đau nhức, ăn nhai được ngay sau

Hàn trám răng thẩm mỹ – Khôi phục toàn diện răng sứt mẻ

Hàn trám răng thẩm mỹ – Khôi phục toàn diện răng sứt mẻ

Tình trạng răng của bạn: sâu, vỡ mẻ, mòn chân răng, thưa răng, … nên áp dụng hàn trám răng thẩm mỹ. Chỉ sau 15 phút thực hiện, bạn có ngay hình dáng răng khôi phục như cũ, đều màu giống thật, bám chắc chắn duy trì nhiều năm. I. Trám răng (hàn răng)

Trám răng xong có đánh răng được không? Cách chăm sóc răng

Trám răng xong có đánh răng được không? Cách chăm sóc răng

Chăm sóc sau trám răng, hàn răng là việc làm quan trọng giúp cải thiện sức khỏe răng miệng. Liệu rằng trám răng xong có đánh răng được không? Nên và không nên làm gì sau khi trám răng để duy trì kết quả lâu dài? Những thông tin trong bài viết sẽ giúp lý

Amalgam là gì? Có nên trám răng bằng chất liệu Amalgam?

Amalgam là gì? Có nên trám răng bằng chất liệu Amalgam?

Amalgam – Vật liệu truyền thống đời đầu trong dịch vụ trám răng thẩm mỹ. Amalgam là chất gì? Có tốt không? Tìm hiểu ngay để làm rõ và lựa chọn được vật liệu hàn trám răng tốt nhất: kết quả thẩm mỹ cao, bền lâu, an toàn. I. Amalgam là gì?II. Ưu nhược

icon