Mụn li ti: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Mụn li ti khiến da mặt sần sùi, mất thẩm mỹ thường mọc theo cụm. Mụn có nhiều loại khác nhau hình thành bởi yếu tố chủ quan và khách quan tác động. Tuy nhiên, mọi người có thể tùy vào tình trạng mụn  để chọn các phương pháp điều trị cho phù hợp.

I. Mụn li ti là gì?

Mụn li ti gồm những nốt nhỏ nổi rõ trên bề mặt hoặc ẩn dưới da không tạo cảm giác đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên da mặt khi nổi mụn sẽ không mịn màng và đều màu.

Những ai bị mụn muốn tự tin hơn khi ra ngoài thường chọn các trang điểm để che đi. Nhưng mụn li ti rất khó che phủ bằng lớp phấn bởi làn da sẽ sần sùi kém xinh. Trên mặt xuất hiện nhiều mụn li ti không phải vấn đề quá lớn nhưng lại gây ra nhiều rắc rối.

Những nốt mụn thường xuất hiện thành cụm tại một vị trí

Những nốt mụn thường xuất hiện thành cụm li ti tại một vị trí

HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA TƯ VẤN GIÚP ĐỠ BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
đăng ký tư vấn

Xem thêm: Mụn mạch lươn: Đánh bại nỗi lo về mụn với các biện pháp hữu ích

II. Có những loại mụn li ti nào?

Các loại mụn li ti này có thể xuất hiện ở vùng da sinh dục, vùng hậu môn và vùng miệng. Mụn cám là loại mụn nhỏ màu trắng, thường không gây ra các triệu chứng đau nhức. Mụn ẩn thường là các vết sưng đau nhức nằm sâu trong da và có thể trở nên mủ sau một thời gian. Mụn đầu trắng và đầu đen là các loại mụn thông thường xuất hiện trên mặt và có thể xuất hiện ở vùng da khác trên cơ thể. Việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại mụn li ti là rất quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh và giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

1. Mụn cám

Thực chất mụn cám là một dạng của mụn trứng cá nhưng mức độ nhẹ hơn. Các nốt mụn đều có kích thước nhỏ nằm ở bề mặt nông nên dễ nhìn thấy. Phần biểu bì phía trên dễ dàng bị oxy hóa thành dạng mụn đầu đen khiến cho khuôn mặt mất thẩm mỹ.

Mụn cám tập trung nhiều nhất ở hai bên cánh mũi và cằm. Nếu bạn gặp tình trạng mụn nhỏ thì đang ở mức độ nhẹ chỉ cần biết xử lý sẽ không để lại thâm.

2. Mụn ẩn

Mụn ẩn phổ biến trên da mặt, xuất hiện nhiều ở trán, cằm, má và quanh mắt. Nó thường không có nhân và nằm sâu dưới bề mặt da chỉ một vài nốt nổi trên bề mặt. Mặc dù không gây ngứa hay đau nhức nhưng sẽ tạo thành những vùng da sần sùi, thô ráp.

Mọi người chỉ cảm nhận được mụn ẩn khi sờ tay lên mặt còn mắt thường sẽ khó nhận ra được. Trường hợp nặn mụn ẩn không đúng cách sẽ để lại vết thâm, sẹo rỗ hoặc sẹo lớn. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng tốn nhiều thời gian hơn các loại mụn khác.

Nốt đầu đen thường dễ nhận biết nhất

Nốt đầu đen thường dễ nhận biết nhất

3. Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng hình thành từ những lớp tế bào chết lâu ngày tích tụ, dầu thừa và vi khuẩn tích tụ làm bít tắc lỗ chân lông. Các nốt tròn trắng sẽ nằm bên dưới lỗ chân lông. Phụ nữ sẽ có nguy cơ bị mụn đầu trắng cao hơn bởi sử dụng nhiều mỹ phẩm chứa thành phần độc hại.

Những nốt mụn đầu trắng nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách sẽ tồn tại dai dẳng đến tuổi trưởng thành.

4. Mụn đầu đen

Sự xuất hiện mụn đầu đen chính là ở giai đoạn đầu của mụn trứng cá và tái đi tái lại trên da, đây là nguyên nhân khiến da không đều màu và thường xuất hiện thâm đỏ. Trong các loại mụn thì mụn đầu đen dễ nhận biết nhất vì chúng có màu đen ở nhân. Sở dĩ mụn có màu đen là do khi nổi trên bề mặt dần tiếp xúc với không khí đã bị oxy hóa.

III. Mụn hình thành do đâu?

Mụn li ti là một vấn đề phổ biến về da, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Các nguyên nhân gây ra mụn li ti bao gồm tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, chăm da không đúng cách, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, môi trường, di truyền, căng thẳng. Theo nghiên cứu của Viện da liễu Hoa Kỳ, có đến 50 triệu người Mỹ bị mụn li ti và trở thành vấn đề phổ biến về da.

1. Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức

Tuyến bã nhờn làm nhiệm vụ sản xuất dầu nhờn để giữ ẩm cho da. Nhưng khi tuyến bã nhờn bị ảnh hưởng dẫn đến hoạt động quá mức sẽ làm da xuất hiện quá nhiều dầu. Chính điều này dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Dần dần trên da sẽ hình thành những nốt mụn li ti.

Lượng dầu tiết ra nhiều sẽ khiến mụn hình thành

Lượng dầu tiết ra nhiều sẽ khiến mụn hình thành dạng li ti

Xem thêm: Mụn mọc quanh miệng do đâu? Bí quyết điều trị triệt để

2. Cách chăm sóc da không đúng cách

Da mặt là vùng da nhạy cảm cần phải được làm sạch đúng cách, bảo vệ và chống nắng đầy đủ. Thế nên khi trên da tích tụ quá nhiều tế bào chết, mồ hôi, tuyến bã nhờn tiết nhiều dầu hơn bình thường sẽ tạo môi trường để vi khuẩn và bụi bẩn bám vào.

Nếu không làm sạch đúng cách, các chất bẩn sẽ tích tụ trong lỗ chân lông và gây ra mụn. Đặc biệt khi da tiếp xúc trực tiếp ánh nắng, không khí, khăn – gối – chăn bẩn… cũng hình thành mụn.

3. Dùng mỹ phẩm không phù hợp với da

Một số loại mỹ phẩm trong đó có chứa thành phần: isopropyl palmitate, cồn, axit oleic…khiến da nhạy cảm dễ bị kích ứng. Sau đó trên da sẽ xuất hiện những mụn ẩn, đầu trắng.

4. Môi trường

Những người ngày ngày phải tiếp xúc với khói bụi, nước ô nhiễm hay hóa chất tăng nguy cơ bị mụn hơn. Không có phương pháp điều trị đúng cách mụn sẽ tái đi tái lại.

5. Yếu tố di truyền

Trường hợp bố hoặc mẹ gặp các vấn đề về mụn kéo dài thì khả năng cao bạn cũng sẽ bị. Tuy nhiên đây không phải nguyên nhân chính mà còn do nhiều tác nhân bên ngoài.

Khói, bụi bẩn cũng làm tình trang da xấu đi

Khói, bụi bẩn cũng làm tình trang da xấu đi

6. Hormone

Khi lượng hormone tăng cũng sẽ làm tăng tiết dầu trên da, dần dần hình thành mụn. Đặc biệt ở phụ nữ trong giai đoạn dậy thì hoặc chu kỳ kinh nguyệt.

7. Căng thẳng

Căng thẳng bởi các vấn đề trong cuộc sống, công việc cũng làm tăng hormone cortisol. Từ đó, lượng dầu tiết ra trên da nhiều hơn dẫn đến mụn hình thành.

8. Nội tiết tố

Trong quá trình tăng trưởng và phát triển, cơ thể sản xuất nhiều nội tiết tố, bao gồm androgen, estrogen và progesterone. Các nội tiết tố này có thể gây ảnh hưởng đến tuyến dầu trong da, làm tăng sự sản xuất dầu và tăng quá trình chết các tế bào da. Khi tuyến dầu bị tắc nghẽn, mụn trứng cá có thể hình thành.

Sự thay đổi nội tiết tố có thể xảy ra trong nhiều giai đoạn trong cuộc sống, bao gồm tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, và cả giai đoạn tiền mãn kinh. Điều này giải thích tại sao mụn thường xuất hiện nhiều ở tuổi dậy thì và cũng có thể tái phát ở phụ nữ trưởng thành trong giai đoạn kinh nguyệt và tiền mãn kinh.

IV. Có những phương pháp điều trị mụn li ti nào?

Hiện nay có nhiều cách điều trị để giảm thiểu vấn đề mụn li ti trên da. Một số phương pháp chăm sóc da phổ biến bao gồm sử dụng sản phẩm chăm sóc đặc trị như kem, sữa rửa mặt, toner, serum, và mask đặc trị cho mụn. Ngoài ra, còn có các phương pháp điều trị bằng tinh dầu và điều chỉnh chế độ ăn uống – lối sống, giúp giảm thiểu tình trạng mụn li ti. Nếu tình trạng nặng, có thể cần sử dụng các phương pháp chuyên sâu hơn như điều trị bằng ánh sáng xanh, laser, hoặc sử dụng thuốc đặc trị theo chỉ định của bác sĩ da liễu.

1. Sử dụng sản phẩm chăm sóc đặc trị

Những nghiên cứu gần đây của Chularojanamontri et al. (2014) hay Dreno et al. (2016) đều chứng minh các sản phẩm đặc trị chứa BHA, Benzoyl, retinoid… đều có khả năng ngăn ngừa và điều trị mụn li ti. Công dụng từng loại là:

– Sản phẩm có thành phần BHA có trong sữa rửa mặt, toner hay kem dưỡng da đều có tác dụng điều trị mụn nhanh chóng. Hoạt chân BHA sẽ đi sâu vào từng lỗ chân lông làm giảm tình trạng bít tắc. Từ đó sợi bã nhờn trên da giảm hẳn, kiểm soát mụn tốt hơn.

– Hoạt chất Benzoyl trong sản phẩm có tác dụng kháng khuẩn và làm giảm sự phát triển vi khuẩn trên da. Bên cạnh đó còn loại bỏ hoàn toàn tế bào chết ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông. Nhờ vậy mà mụn li ti không còn xuất hiện trên da.

– Retinoids bao gồm nhóm hợp chất có vai trò giảm sự sản xuất sợi bã nhờn trên da. Từ đó bề mặt không bị bít tắc nên không hình thành mụn. Đặc biệt là khả năng kháng viêm cũng giúp cải thiện tổn thương da tốt hơn. Tuy nhiên khi sử dụng sản phẩm chứa retinoids cần sử dụng đúng cách, cẩn trọng để không gây kích ứng.

– Azelaic acid có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hỗ trợ ngăn ngừa mụn hình thành hiệu quả. Nhưng sử dụng cần có chỉ định kê đơn từ bác sĩ bà không bôi trực tiếp lên vùng vết thương hở.

Sản phẩm chăm sóc có thành phần BHA, retinoids... giúp cải thiện da

Sản phẩm chăm sóc có thành phần BHA, retinoids… giúp cải thiện da

BẠN CẦN TÌM ĐỊA CHỈ TRỊ MỤN UY TÍN ???

tư vấn cùng bác sĩ

Xem thêm: Mụn Nội Tiết: Nguyên nhân, Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

2. Sử dụng tinh dầu thiên nhiên

Sử dụng các loại tinh dầu cũng là một phương pháp điều trị. Việc của bạn là phải chọn đúng loại phù hợp với da mình để không bị kích ứng và tình trạng nghiêm trọng hơn. Một số loại tinh dầu được nhiều người sử dụng rộng rãi bao gồm:

– Tinh dầu tràm trà được tin dùng bởi tính kháng khuẩn hỗ trợ giảm viêm và dịu da.

– Tinh dầu oải hương khi sử dụng sẽ làm sạch, se khít lỗ chân lông và không hề gây kích ứng.

– Tinh dầu bạc hà sẽ làm mát giảm tình trạng ngứa và do các nốt mụn.

– Tinh dầu hoa cúc có nhiều trong các loại toner sẽ làm giảm sưng và kích ứng.

Mặc dù tinh dầu có tác dụng điều trị và ngăn ngừa mụn li ti nhưng cần kiểm tra kỹ để chắc chắn da của bạn không kích ứng. Ngoài ra cần sử dụng đúng liều lượng không lạm dụng.

3. Điều chỉnh chế độ ăn uống

– Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng lớn đến tình trạng da nên khi bị mụn cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp.

– Không nên ăn quá nhiều đường và tinh bột bởi mức đường trong máu tăng sẽ kích thích tiết nhờn gây ra mụn li ti. Việc hạn chế đồ ăn nhanh, bánh kẹo, kem và các loại tinh bột sẽ hạn chế mụn phát triển.

– Rau và hoa quả nên bổ sung nhiều bởi giàu chất xơ hỗ trợ chống oxy hóa lại giảm viêm và loại bỏ độc tố. Vậy nên trong chế độ ăn nên tăng thêm các loại rau xanh, hoa quả tươi sẽ thấy da cải thiện rõ rệt.

– Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể vừa duy trì độ ẩm cần thiết bừa loại bỏ độc tố.

– Ăn đủ protein có trong cá, thịt gà, đậu, trứng và các loại hạt để tăng sinh collagen, duy trì làn da khỏe mạnh.

Chế độ ăn ít đồ ngọt, tăng rau củ quả giúp da cải thiện

Chế độ ăn ít đồ ngọt, tăng rau củ quả giúp da cải thiện

4. Có lối sống lành mạnh

Điều chỉnh lối sống lành mạnh hơn sẽ nhận thấy những thay đổi tích cực trên da như:

– Tập thể dục thường xuyên để tăng lưu lượng máu cũng như oxy giảm tình trạng viêm, mụn không hình thành.

– Để bản thân thoải mái, không căng thẳng sẽ giúp tăng sản sinh hormone gây mụn.

– Ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng, khi ngủ đủ từ 7 – 9 tiếng/đêm sẽ duy trì làn da khỏe mạnh.

– Hạn chế tiếp xúc ánh nắng sẽ không tăng tiết nhờn nên da không lên mụn li ti.

5. Điều trị bằng ánh sáng

Ánh sáng được ứng dụng nhiều trong điều trị mụn li ti, luồng ánh sáng sẽ tác động trực tiếp đến vi khuẩn ở các lỗ chân lông. Hiện nay có đến hai loại ánh sáng phổ biến được dùng để điều trị mụn.

– Ánh sáng xanh với bước sóng từ 405 – 420nm tác động trực tiếp đến tế bào da bị vi khuẩn P.acnes tấn công rồi tiêu diệt chúng. Từ đó da của bạn giảm đáng kể việc tiết dầu không còn sưng tấy hay viêm da.

– Ánh sáng đỏ với bước sóng từ 630 – 660nm có khả năng làm giảm sưng tấy, kích thích sản sinh collagen trên da. Lượng dầu trên da cũng giảm đáng kể nên ngăn ngừa hình thành mụn hiệu quả.

Cả hai phương pháp điều trị ánh sáng đều chỉ nên thực hiện tại phòng khám da liễu hoặc thẩm mỹ viện. Như vậy mới đảm bảo hiệu quả và không gặp tình trạng tồi tệ hơn.

Sử dụng ánh sáng sinh học là liệu pháp được tin dùng tại các spa

Sử dụng ánh sáng sinh học là liệu pháp được tin dùng tại các spa

6. Điều trị da bằng laser

Sử dụng laser điều trị mụn li ti được đánh giá hiệu quả và được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở thẩm mỹ. Hai loại dùng phổ biến phải kể đến:

– Laser CO2 khi sử dụng sẽ loại bỏ hết lớp tế bào chết giúp thu nhỏ lỗ chân lông. Đồng thời sản sinh collagen mới cũng như loại bỏ hoàn toàn mụn viêm, mụn sưng và mụn mủ.

– Laser Erbium YAG cũng có tác dụng loại bỏ tế bào chết, tăng sinh collagen mới. Không chỉ mụn đầu đen mà mụn viêm cũng bị loại bỏ hoàn toàn.

Cả hai phương pháp điều trị bên trên đều gây ra tác dụng phụ như đỏ da, sưng, đau nhưng chỉ kéo dài trong vài ngày mà thôi. Sau khi điều trị cần chống nắng thật kỹ khi ra ngoài.

7. Điều trị theo mẹo dân gian

Đến nay chưa có bằng chứng khoa học chứng minh hiệu quả của các phương pháp dân gian. Nhưng 70 % số người nhận định tình trạng mụn giảm hẳn khi sử dụng:

– Lá bạc hà với tính chất làm mát, giảm sưng tấy cho nốt mụn. Mọi người chỉ cần dùng lá bạc hà tươi đắp lên vùng mụn rồi để vài phút và rửa sạch.

– Dầu trà với tính kháng khuẩn vừa làm sạch da lại giảm viêm hiệu quả. Bạn có thể dùng ít dầu trà lên vùng mụn để qua đêm rồi rửa sạch lại với nước.

– Nước cốt chanh khi thoa lên da sẽ làm giảm sự phát triển của vi khuẩn, loại bỏ hoàn toàn tế bào chết.

– Lá trà xanh có khả năng chống viêm, ngăn ngừa mụn và có chất chống oxy hóa. Mọi người chỉ cần vài lá trà tươi giã nhuyễn đắp lên những chỗ bị mụn li ti vài phút.

Trên đây là những chia sẻ kiến thức của chúng tôi nhằm đưa đến mọi người hiểu rõ hơn về mụn li ti. Khi gặp bất kỳ tình trạng mụn nào cũng nên chủ động chăm sóc và tìm các phương pháp điều trị kịp thời. Như vậy tình trạng mụn không diễn biến nặng hơn và ngăn ngừa mụn mới hình thành.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề mụn cám
    17 Cách trị mụn cám tận gốc, hiệu quả tại nhà

    17 Cách trị mụn cám tận gốc, hiệu quả tại nhà

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    17 cách trị mụn cám tận gốc bằng mật ong và bột yến mạch, lòng trắng trứng gà, kết hợp cám gạo và dầu dừa, trứng gà luộc, xông hơi bằng chanh và sả, sử dụng hỗn hợp baking soda và dầu oliu, nha đam, cà chua, rau diếp cá, bột trà xanh, bột nghệ,

    7 Cách trị mụn cám ở cằm tại nhà Hiệu quả nhanh

    7 Cách trị mụn cám ở cằm tại nhà Hiệu quả nhanh

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Bạn có đang tìm cách trị mụn cám ở cằm tại nhà? Hiện nay, có rất nhiều chị em hướng đến những giải pháp làm đẹp từ nguyên liệu tự nhiên bởi sự tiện lợi và ít tốn kém. Hãy xem thêm các thông tin trong bài viết dưới đây để có thêm nhiều kinh

    Trị mụn cám ở mũi hiệu quả, không lo mụn tái phát lại

    Trị mụn cám ở mũi hiệu quả, không lo mụn tái phát lại

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn cám ở mũi khá phổ biến, thường do tắc nghẽn nang lông, dầu thừa và tế bào da chết. Dù không gây đau nhức nhưng mụn cám khó loại bỏ và dễ tái phát. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về các phương pháp trị mụn cám ở mũi để có được

    5 Bước chăm sóc da mặt bị mụn cám Đúng Cách

    5 Bước chăm sóc da mặt bị mụn cám Đúng Cách

    Cập nhật: 26/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Đa phần các chị em thường vụng về trong việc chăm sóc da mặt bị mụn cám, khiến cho nhan sắc  ngày càng xuống cấp hơn. Vì thế, Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam sẽ giúp bạn học cách skincare đúng đắn, cũng như sở hữu bí kíp điều trị da hiệu quả nhất. 1/ Quy

    Mụn cám có tự hết được không – Lắng nghe Ý kiến từ chuyên gia

    Mụn cám có tự hết được không – Lắng nghe Ý kiến từ chuyên gia

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn cám được biết đến là loại mụn cứng đầu, khiến làn da trở nên sần sùi, khó chịu, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Vì vậy, nhiều người thắc mắc không biết mụn cám có tự hết được không? Cùng lắng nghe bác sĩ da liễu Lê Thị Thủy – Bệnh viện thẩm mỹ

    Vì sao xuất hiện mụn cám? Cách điều trị mụn cám dứt điểm

    Vì sao xuất hiện mụn cám? Cách điều trị mụn cám dứt điểm

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn cám là dạng mụn phổ biến, hình thành khi lỗ chân lông bị bít tắc. Mặc dù, mụn cám không nguy hiểm, không gây đau nhưng tình trạng mọc sần sùi trên da gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. I – Vì sao xuất hiện mụn cámII – Nguyên nhân khiến da mặt

    icon