Trị sẹo mụn đầu đen: 3 Giải pháp và 3 Yếu tố ảnh hưởng

Trị sẹo mụn đầu đen là mong muốn của rất nhiều người hiện nay, mặc dù các nốt này rất nhỏ nhưng vẫn ảnh hưởng lớn tới dáng vẻ của toàn bộ làn da. Bạn hãy tìm hiểu cách chữa đúng chuẩn qua những thông tin dưới đây, đồng thời học cách xóa mụn an toàn nhé!

I- Bạn biết gì về sẹo mụn đầu đen?

Thực tế có khoảng hơn 90% những người từ tuổi vị thành niên trở đi đều có mụn đầu đen trên cơ thể, nhất là vùng cằm và mũi. Dưới đây là những kiến thức cơ bản về loại mụn này.

1/ Lý do hình thành sẹo mụn đầu đen

Bản chất của các nốt mụn này là sự tích tụ một số tạp chất dưới lỗ chân lông, dễ bị oxy hóa với không khí tạo thành hạt nhân đen.

Dạng mụn này rất khó loại bỏ, nếu không cẩn thận có thể để lại tổn thương trên da và hình thành vết sẹo kém duyên. Những nguyên nhân cụ thể gây ra sẹo sau khi loại bỏ mụn đầu đen là:

Bóp nặn mụn: thực hiện sai cách có thể khiến vùng da mụn càng hư hại nặng thêm, lây lan vi khuẩn và dễ nổi mô sẹo.

Cơ địa: người có cơ địa dễ bị sẹo, cấu trúc mô da mỏng yếu sẽ khó tránh khỏi tình trạng sẹo mụn.

Ăn uống: sau khi nặn mụn, việc ăn quá nhiều thực phẩm gây sẹo như thịt bò, rau muống, trứng gà… có thể khiến mô da thô cứng, không hồi phục được như ban đầu.

Cách chăm sóc da: không chú trọng skincare kỹ lưỡng sau khi khử mụn đầu đen sẽ làm cho vùng da tại đây bị thẹo, kèm theo cả mảng thâm xỉn.

Sẹo mụn đầu đen chủ yếu là do cách chăm sóc

Sẹo mụn đầu đen chủ yếu là do cách chăm sóc

2/ Mụn đầu đen gây ra sẹo gì trên mặt?

Theo chuyên gia, mụn đầu đen gây ra sẹo rỗ trên mặt do các lỗ chân lông bị tổn thương sâu và tạo thành các hố lõm.

Trong nhiều cuộc nghiên cứu, nhiều bác sĩ Da liễu cũng cho biết: Sẹo rỗ được xem như là một loại di chứng của hầu hết các loại mụn, điển hình là mụn trứng cá, mụn bọc, mụn mủ, mụn đầu đen.

II- Điều trị sẹo mụn đầu đen hiệu quả, an toàn

Nếu trên da xuất hiện những vết thẹo xấu xí do mụn đầu đen để lại, bạn có thể áp dụng một vài cách dưới đây để khắc phục hiệu quả, mang đến làn da sáng mịn.

1/ Trị sẹo mụn đầu đen từ thiên nhiên

Cách thức chữa sẹo dễ dàng nhất mà bạn có thể thực hiện đó là dùng các dược liệu sẵn trong tự nhiên để đắp mặt, vừa giúp khử bỏ sẹo và vừa có công dụng dưỡng da.

+/ Dùng nha đam

Nha đam (lô hội) có phần gel giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp kích thích sự tái tạo mô mới ở những vùng da bị lõm. Nguyên liệu này còn có công dụng dưỡng ẩm, chống thâm và kháng khuẩn rất tốt.

Ngâm và rửa sạch 50g lá nha đam, tách lấy gel rồi nghiền nhuyễn.

Để gel trong ngăn mát tủ lạnh 30’ và đắp lên mảng sẹo mụn.

Xoa đều 10 vòng trên da, để nguyên 15’ và rửa lại.

Trị sẹo mụn đầu đen bằng nha đam

Trị sẹo mụn đầu đen bằng nha đam

+/ Nước cốt rau má

Điểm đặc biệt của rau má là chứa hoạt chất hóa sinh triterpenoids có khả năng thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, tăng nhanh sự tái tạo tế bào. Vì thế, đắp nước cốt rau má sẽ giúp bạn làm phẳng làn da, giảm sự xuất hiện của các vết lõm xấu xí.

Rửa sạch 1 nắm lá tươi, bỏ vào máy xay rồi lọc lấy nước cốt.

Nhúng vào miếng khăn mềm và đắp lên vùng có sẹo mụn đầu đen.

Để trên da khoảng 15-20’ rồi dùng nước rửa sạch tạp chất rau má, lau khô rồi thoa dưỡng ẩm.

Chữa sẹo lõm do mụn bằng rau má

Chữa sẹo lõm do mụn bằng rau má

+/ Lá trầu không

Lá trầu chứa nhiều vitamin nhóm B, chất chống oxy hóa cùng với thành phần tinh dầu, mang đến lợi ích tuyệt vời cho vùng da có sẹo lõm. Bởi các dưỡng chất đó sẽ giúp làm mềm da, tăng sản xuất biểu mô mới để phủ kín các hố sâu.

Làm sạch ½ nắm lá trầu không, thái nhỏ rồi cho vào cối giã nát.

Đắp cả phần bã và nước cốt trầu không lên vùng da cần điều trị.

Matxa vài lượt rồi để nguyên trong 10’, sau đó rửa với nước mát.

Xóa sẹo mụn với lá trầu

Xóa sẹo mụn với lá trầu

Với các cách làm trên, bạn nên áp dụng đều đặn 1-2 lần/tuần và kết hợp tẩy tế bào chết (1 lần/tuần) để mang đến hiệu quả trị sẹo mụn tốt nhất.

2/ Kem trị sẹo – phương pháp điều trị sẹo an toàn

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại dược phẩm đặc trị sẹo được các bác sĩ khuyên dùng. Bạn nên tham vấn ý kiến của chuyên gia trước khi chọn loại kem bôi phù hợp với đặc điểm làn da của mình.

Một số dòng kem phổ biến nhất là:

White Doctors: chứa nhiều niacimanide kích thích mô da tái sinh trở lại, kết hợp với công dụng dưỡng trắng và trẻ hóa, hiệu quả từ 2-3 tuần.

Nacurgo Gel: thành phần allium cepa, kẽm sulfate hỗ trợ đẩy nhanh quá trình liền sẹo, làm phẳng bề mặt da nhưng chỉ có tác dụng với sẹo mới hình thành.

Scar Esthetique: allantoin keratolyic phá vỡ liên kết sẹo rỗ, sắp xếp lại tổ chức collagen và giúp da sáng hồng hơn, hiệu từ từ 1-2 tuần.

3/ Trị sẹo mụn đầu đen bằng công nghệ hiện đại

Cả 2 phương pháp trên tuy giúp bạn chữa sẹo mụn đơn giản nhưng lại mang tới kết quả cải thiện rất chậm (ít nhất 1 tháng). Hơn nữa, cách này cũng không phù hợp dành cho mọi đối tượng.

Vì thế, việc chữa thẹo mụn bằng công nghệ cao là giải pháp khả thi hơn cả, giúp bạn xóa bỏ khuyết điểm làn da chỉ trong thời gian ngắn mà hiệu quả lại bền lâu.

Tại BV Kangnam đang áp dụng công nghệ chữa sẹo rỗ Scar Nano độc quyền từ Hàn Quốc, mang đến tính ưu việt vượt trội so với nhiều liệu pháp truyền thống.

Về cơ bản, kỹ thuật này sử dụng chùm tia laser để phân tách các sợi mô dưới đáy sẹo, đồng thời kích thích tái tạo sợi collagen mới giúp lấp đầy khoảng trống. Thêm nữa, toàn bộ những mảng hắc sắc tố cũng sẽ được loại bỏ nhanh chóng.

Cụ thể những lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được:

Tạm biệt vĩnh viễn các vết sẹo mụn đầu đen chỉ sau 1 liệu trình 4-6 buổi.

Tia laser tiếp cận vi điểm, không gây đau rát hay bỏng, giảm tỷ lệ tổn thương đến mô lân cận.

Không lưu lại các di chứng nguy hiểm: viêm nhiễm, chảy máu, đau nhức…

Xóa sẹo nhanh gấp 10 lần so với đắp mask hay dùng kem bôi ngoài da.

Làn da hồi phục nhanh, không mất nhiều thời gian kiêng khem hay nghỉ dưỡng.

Trị sẹo lõm an toàn tại Kangnam

Trị sẹo lõm an toàn tại Kangnam

III- Những yếu tố quyết định việc trị sẹo mụn đầu đen hiệu quả

Kết quả sau khi điều trị sẹo mụn chịu ảnh hưởng bởi một vài yếu tố nhất định. Vì vậy, bạn phải nắm rõ điều này để chủ động đưa ra quyết định chữa trị đúng đắn. Cụ thể:

1/ Da vẫn còn mụn không nên điều trị sẹo

Việc điều trị sẹo khi bề mặt da vẫn còn nốt mụn sẽ làm gia tăng nguy cơ tổn thương lớp biểu bì, có thể khiến tình trạng viêm nặng hơn.

Thêm nữa, làn da đang có mụn sẽ tương đối yếu hơn so với bình thường, nếu bôi thuốc trị sẹo hoặc chiếu ánh sáng nhiệt vào sẽ sinh ra các phản ứng “tự vệ” như sưng, ngứa, đau…

2/ Điều trị ngay từ khi sẹo mới hình thành

Mô sẹo mới hình thành sẽ dễ thay đổi cấu trúc hơn so với sẹo lâu năm, đáy sẹo cũng không bị dính quá chặt vào tầng trung bì. Bởi vậy mà các bác sĩ thường khuyên khách hàng nên thực hiện xóa sẹo mụn càng sớm càng tốt.

Nếu sẹo mụn để lâu ngày mà không can thiệp còn có thể lưu lại vết thâm sạm, ảnh hưởng rất lớn tới dáng vẻ làn da cũng như tính thẩm mỹ.

Trị sẹo sớm để đạt hiệu quả cao

Trị sẹo sớm để đạt hiệu quả cao

3/ Cần được bác sĩ tư vấn về làn da của mình

Tùy vào đặc điểm làn da của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp và liệu trình điều trị tương ứng, nhằm đảo bảo đạt được kết quả tốt nhất.

Vì thế, bạn phải tiến hành thăm khám, kiểm tra kỹ về tình trạng làn da trước khi tiến hành bất kỳ phương pháp chữa sẹo nào. Việc này còn giúp phòng ngừa rủi ro hay tác dụng phụ khi thực hiện.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm đến các bác sĩ có chuyên môn cao, đủ kinh nghiệm để triển khai liệu trình điều trị an toàn.

III- Hướng dẫn cách nặn mụn đầu đen an toàn tránh để lại sẹo

Nếu bạn muốn phòng ngừa phát sinh các nốt sẹo sau khi nặn mụn, hãy lưu lại những chỉ dẫn dưới đây và tuân thủ theo đúng trình tự các bước.

1/ Rửa sạch tay và khử trùng dụng cụ nặn mụn

Nhằm ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm và tổn thương trên da khi bóp nặn mụn đầu đen, bạn phải đảm bảo đôi tay và dụng cụ nặn mụn được khử trùng sạch sẽ.

Hãy rửa tay với xà phòng ít nhất 30s và lau khô, rồi dùng nước muối để sát khuẩn cho thanh nặn mụn. Bạn cũng nên chuẩn bị các miếng bông y tế hoặc bông tẩy trang mềm để lau quanh vùng da chuẩn bị nặn mụn.

tich

2/ Bắt đầu tiến hành nặn mụn đầu đen

Trước khi dùng lực để loại bỏ mụn, bạn nên ủ một lớp AHA/BHA trong 10-15’ để hỗ trợ làm mềm chân lông và đẩy nhân ra ngoài.

Đặt đầu que nặn mụn hoặc 2 ngón tay lên vị trí có mụn đầu đen, dùng lực ép nhẹ để đẩy nhân đen ra ngoài. Trong khi bóp nặn, bạn nên dùng bông lau liên tục để giảm sự lây lan của vi khuẩn trên bề mặt da.

Một số nốt mụn sẽ khó đẩy ra ngoài ngay tức thì, nên bạn hãy đảo chiều các góc độ của tay hoặc thanh nặn và tuyệt đối không cố nặn sau lần thứ 3. Điều này đảm bảo cho da tránh khỏi trầy xước, nguy cơ bị sẹo sần sùi cũng được kiểm soát tối đa.

 

Nặn mụn cẩn thận theo dướng dẫn

Nặn mụn cẩn thận theo dướng dẫn

3/ Sau khi nặn mụn xong cần chăm sóc da ngay

Khi đã kết thúc các thao tác nặn bóp, bạn dùng bông khử trùng lại làn da một lần nữa để loại bỏ triệt để những mảnh vụn tế bào sừng hoặc vi trùng còn sót.

Sau đó, bạn nên dùng toner để xoa dịu cảm giác đau, đồng thời gia tăng hiệu quả làm sạch cho vùng da này. Cuối cùng, hãy thoa gel chống sẹo và xoa đều một cách nhẹ nhàng giúp máu lưu thông hiệu quả.

Bạn chỉ nên thực hiện quy trình nặn mụn tại nhà vào buổi tối, với tần suất khoảng 2 tuần/lần nhằm giúp cho da có thời gian hồi phục.

Các bí quyết trị sẹo mụn đầu đen cùng những kiến thức liên quan đã được tổng hợp đầy đủ. Qua bài viết trên, mong rằng các tín đồ làm đẹp sẽ không còn phải lo lắng về làn da lốm đốm hay thâm sạm xấu xí.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị. vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết cùng chủ đề mụn đầu đen
    Cách loại bỏ mụn đầu đen ở mũi và Lưu ý khi điều trị

    Cách loại bỏ mụn đầu đen ở mũi và Lưu ý khi điều trị

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn đầu đen ở mũi rất thường gặp, mặc dù loại mụn này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng làm giảm tính thẩm mỹ. Do đó, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những cách chăm sóc da khi bị mụn đầu đen trên mũi hiệu quả nhất. I – Biểu hiện mụn

    Điều trị mụn đầu đen bằng laser hiệu quả nhanh, không đau

    Điều trị mụn đầu đen bằng laser hiệu quả nhanh, không đau

    Cập nhật: 01/04/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Điều trị mụn đầu đen bằng laser sử dụng năng lượng sóng laser chiếu trực tiếp vào sâu trong lớp trung bì của vùng da có mụn cần điều trị. Các bước sóng laser sở hữu tần số khác nhau đi sâu vào da giúp cho các lỗ chân lông thông thoáng và se khít,

    Vì sao hình thành mụn đầu đen? Cách trị mụn đầu đen tận gốc

    Vì sao hình thành mụn đầu đen? Cách trị mụn đầu đen tận gốc

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn đầu đen li ti trên da mang đến cảm giác sần sùi khi chạm vào, hơn nữa còn khiến da không đều màu, ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình và tâm lý tự tin. Do đó, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân vì sao mụn li ti có đầu đen hình thành, cách

    Nặn mụn đầu đen tại nhà: Đúng Cách, An Toàn, Không Sẹo Thâm

    Nặn mụn đầu đen tại nhà: Đúng Cách, An Toàn, Không Sẹo Thâm

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Nặn mụn đầu đen ở mũi, trán, cằm,… là thói quen của nhiều người bởi mong muốn loại bỏ nhanh chóng những đốm đen xấu xí trên mặt. Việc làm này liệu rằng có tốt cho da không? Mụn đầu đen sẽ hết và làn da trở nên nhẵn mịn hay kéo theo những hệ

    7 Bí quyết chăm sóc da mụn đầu đen nhanh nhất

    7 Bí quyết chăm sóc da mụn đầu đen nhanh nhất

    Cập nhật: 29/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Mụn đầu đen sần sùi thường mọc tại mũi, vùng chữ T, má, trán, cằm….gây mất thẩm mỹ, khiến làn da sậm màu kém thu hút. Thấu hiểu điều này, Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam mách bạn cách chăm sóc da mụn đầu đen hiệu quả nhất. I – Những lý do bạn cần phải

    [Giải đáp] Mụn đầu đầu đen có tự hết được không?

    [Giải đáp] Mụn đầu đầu đen có tự hết được không?

    Cập nhật: 28/02/2024 - Tác giả: Swara Mai Vũ

    Hầu hết chúng ta ai cũng đều đã từng bị mụn đầu đen. Chúng không hề gây khó chịu hay đau nhức nhưng rất cứng đầu, dễ tái phát trở lại và gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Liệu mụn đầu đen có tự hết được không? Bìa viết dưới đây sẽ đi vào

    icon